Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã bước vào chặng nước rút cuối cùng. Về việc trước ngày 3/11 liệu có xuất hiện “Bất ngờ tháng 10” như đã từng nhiều lần xảy ra hay không, các chuyên gia cũng có nhiều ý kiến ​​khác nhau. Ngoài ra, việc Mỹ chọn hành động quân sự nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên Biển Đông là một trong những khả năng đã được dự báo trước.

trump shutterstock 1220329174
(Ảnh: Shot Stalker / Shutterstock)

“Bất ngờ tháng 10” (October Surprise) là chỉ sự kiện đột phát có khả năng ảnh hưởng to lớn đối với kết quả bầu cử trước ngày diễn ra bầu cử đầu tháng 11.

Ông David Wertime, Chủ biên về Vấn đề Trung Quốc của Tạp chí Politico (Mỹ) chia sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ông cho rằng tỷ lệ xuất hiện “Bất ngờ tháng 10” liên quan đến Trung Quốc không lớn, nhưng không hoàn toàn loại trừ khả năng này.

“Thời gian này chúng ta cần phải có trí tưởng tượng, bởi vì như chúng ta thấy, quan hệ Mỹ – Trung đã xuất hiện nhiều bước tiến mà dường như không thể tưởng tượng được trong quá khứ.” Ông David nói, “Nếu chính quyền ông Trump và các chiến lược gia của Đảng Cộng hòa cho rằng Trung Quốc là một vấn đề đáng để thảo luận, không khó để tin rằng tháng 10 sẽ có những bất ngờ liên quan đến Trung Quốc.”

Ông David cũng cho rằng, việc có xảy ra “Bất ngờ tháng 10” liên quan đến Trung Quốc hay không, không hoàn toàn phụ thuộc vào Washington, mà còn phụ thuộc vào việc ĐCSTQ có hành động “gây rối” trước bầu cử hay không. Các cơ quan tình báo Mỹ đã cảnh báo rằng ĐCSTQ đang có ý đồ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 thông qua tuyên truyền chính trị, thông tin sai lệch và tấn công mạng.

Nhiều khả năng của “Bất ngờ tháng 10”

Trong cuộc khảo sát đối với các chuyên gia, Tạp chí Politico đã đưa ra câu hỏi “Nếu xuất hiện ‘Bất ngờ tháng 10’ liên quan đến Trung Quốc, thì điều gì có khả năng xảy ra nhất?”. Câu trả lời nhiều nhất là “Ông Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn đầu”.

Học giả quan hệ quốc tế Bhim Bhurtel có bài viết đăng trên tờ Asia Times, bài viết nói rằng một số chuyên gia dự đoán “Bất ngờ tháng 10” năm nay có thể là hành động quân sự của chính quyền ông Trump nhắm vào ĐCSTQ ở Biển Đông.

Screen Shot 2020 09 22 at 7.20.50 AM
(Ảnh chụp màn hình bài viết trên Asia Times)

Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Max Boot dự đoán trên tờ The Washington Post rằng “Bất ngờ tháng 10″ của ông Trump có thể bao gồm: phê chuẩn sử dụng vắc-xin viêm phổi ở Vũ Hán; rút quân khỏi Đức, Afghanistan hoặc Hàn Quốc; ký kết lại thỏa thuận hạt nhân với Iran hoặc phát động tấn công Iran; điều động một lực lượng vệ binh quốc gia quy mô lớn đến các thành phố nơi xảy ra các cuộc biểu tình chủng tộc mạnh mẽ, và thậm chí tuyên bố thiết quân luật; bổ sung chỗ trống Thẩm phán Tòa án Tối cao.

Ông Max Boot cũng dự đoán rằng hệ thống bưu điện có thể bị tê liệt và ngăn chặn việc vận chuyển phiếu bầu; hoặc Bộ trưởng Tư pháp Barr có thể thông báo kết quả điều tra của các điều tra viên về vấn đề “thông đồng với Nga” của ông Trump trước thềm bầu cử, chỉ ra sự tồn tại của âm mưu có sự tham dự của cựu Tổng thống Obama và cựu Phó Tổng thống Biden.

Ông Daniel W. Drezner, giáo sư Chính trị Quốc tế tại Đại học Tufts cho rằng đại dịch năm 2020 quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ vấn đề chính sách đối ngoại nào, do đó “Bất ngờ tháng 10” năm nay khó có thể xuất hiện trong lĩnh vực ngoại giao.

Điểm lại những “Bất ngờ tháng 10” trong quá khứ

Trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ, “Bất ngờ tháng 10” thường xuyên xảy ra, liên quan đến các sự kiện quốc tế, các vấn đề trong nước, cho đến cả vấn đề đời tư cá nhân của các ứng viên.

Năm 1968, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đúng vào thời điểm chiến tranh Việt Nam, đương nhiệm Tổng thống Mỹ khi đó là ông Lyndon Johnson đã cố gắng tạo thúc đẩy ký kết hiệp định hòa bình Việt Nam vào phút cuối để giúp đỡ Phó Tổng thống Hubert Humphrey trúng cử. Đối thủ cạnh tranh của ông Humphrey và ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa – ông Nixon, được cho là đã thông qua kênh riêng để khuyến khích Tổng thống miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu không tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình. Ba ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Việt Nam tuyên bố rút khỏi đàm phán hòa bình. Sau đó, ông Nixon đánh bại ông Humphrey và vào Nhà Trắng.

Năm 1972, chiến tranh Việt Nam chưa kết thúc, ông Nixon muốn tái nhiệm và phải đối mặt với ứng cử viên George McGovern của đảng Dân chủ. Vào ngày 26/10, cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger bất ngờ thông báo Việt Nam “sắp có hòa bình”, đã truyền cảm hứng cho nhiều cử tri. Kết quả là ông Nixon thắng cử với ưu thế áp đảo, và hơn hai năm sau đó chiến tranh Việt Nam mới chính thức kết thúc.

Năm 1980, vụ bắt giữ 52 con tin người Mỹ của Iran đã trở thành điểm nóng trong chiến dịch bầu cử. Ông Reagan, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa, liên tục lên án Tổng thống Carter của đảng Dân chủ (ứng cử tái tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo) chậm trễ trong việc thuyết phục Tehran thả con tin. Khi cuộc bầu cử đến gần, các cuộc đàm phán giữa chính quyền Tổng thống Carter và Iran bị đình trệ. Ngày 21/10, Thủ tướng Iran Mohammad Ali Rajai tuyên bố sẽ không thả con tin trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Cuối cùng ông Reagan đã thắng cử với lợi thế áp đảo. Iran đã thả các con tin vào ngày ông nhậm chức để đổi lấy khoảng 3 tỷ USD tài sản Iran bị Mỹ đóng băng.

Năm ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000, vụ việc ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa George W. Bush bị bắt vì lái xe trong tình trạng say rượu vào năm 1976 bất ngờ bị đưa ra ánh sáng;

Vào cuối tháng 10/2004, trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2004, Osama Bin Laden bất ngờ tung video nhắc đến vụ khủng bố ngày 11/9/2001;

Gần đến cuộc bầu cử năm 2008, Lehman Brothers tuyên bố phá sản, Mỹ bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất;

Năm 2016, một tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, WikiLeaks đã tung ra một loạt email và tài liệu có nội dung bất lợi đối với hình ảnh của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ – bà Hillary Clinton. Giám đốc FBI James Comey đã viết thư cho Quốc hội để khởi động lại cuộc điều tra về bê bối email của bà Hillary. Cuối cùng, kết quả bầu cử nằm ngoài dự đoán của nhiều người, ứng cử viên Đảng Cộng hòa, chính trị gia nghiệp dư Donald Trump đã đánh bại ứng cử viên Đảng Dân chủ kiêm cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và trở thành Tổng thống thứ 58 của nước Mỹ.

Tiêu Nhiên

Xem thêm: