Chiến tranh trên mặt trận truyền thông về Ukraine
- Nhật Tân
- •
Washington Post (WaPo) hôm Thứ Bảy (7/10) khẳng định “một cuộc chiến khác đang diễn ra” song song với chiến trường ở Ukraine, đó là chiến đấu để “điều khiển bức tranh về cuộc chiến” trên các phương tiện truyền thông. Trong bối cảnh giới chức Mỹ đang tranh cãi về việc tiếp tục đưa vũ khí và tiền bạc vào Ukraine hay không, bất chấp tình hình chiến sự vô cùng trì trệ và nạn tham nhũng đang hoành hành ở Ukraine, thì các nhà báo phương Tây được yêu cầu “hãy nâng cao cuộc trò chuyện lên một chút” bởi giới chức phương Tây.
Chiến tranh Ukraine đánh dấu sự tham gia mạnh mẽ của truyền thông, với các báo cáo liên tục được đưa bởi các phe miêu tả về tình hình trong suốt thời gian chiến sự. Nhưng vấn đề là bức tranh đó phản ánh bao nhiêu phần của sự thật.
Một phân tích của Vision Times hôm 6/10 đã chỉ ra một số “lăng kính” can thiệp đến tính trung thực của những gì chúng ta thấy trên truyền thông.
— Chiến báo của các phe tham chiến đều che giấu sự thật. “Binh giả, quỷ đạo dã”, tờ báo trích dẫn lời mở đầu của “Binh pháp Tôn Tử”, người cho rằng thông tin trong chiến tranh là giả dối, là hư hư thực thực, muốn đánh xa thì tỏ ra đánh gần, sắp đánh thì phải tỏ ra là không đánh, v.v.
Chiến dịch phản công của Ukraine kỳ thực đã kết thúc, với “thành tích” đạt được không đầy 1% kỳ vọng sẽ lấy lại từ Nga, nếu đối chiếu diện tích các ngôi làng lấy lại được so với diện tích 45.000 km2 mà Ukraine muốn lấy lại theo tuyên bố của giới chức Kiev vào 4 tháng trước khi chiến dịch bắt đầu, một blogger quân sự phân tích. Sau hàng vạn binh lính chết trận khiến quân đội đã cạn kiệt về nhân lực, và hầu như toàn bộ viện trợ khổng lồ của phương Tây đã bị tổn thất hết, thì kết quả chỉ có bấy nhiêu thôi. Cái “chiến sự” mà hôm nay được trình chiếu chỉ là sản phẩm thổi phồng bằng truyền thông nhằm biện minh cho viện trợ.
— Rất nhiều kênh truyền thông không đứng ở vị trí trung lập khi đưa tin về chiến tranh, kể cả các hãng truyền thông lớn và lâu đời.
— Đội ngũ hùng hậu dư luận viên trên mạng xã hội của cả hai phe không ngừng tìm cách uốn nắn cái nhìn của công chúng về cuộc chiến.
— Thậm chí ngay cả nguyên nhân thật sự của chiến tranh, e rằng cũng phải cẩn thận xem kỹ lại, vì nó vẫn còn nhiều điều nằm trong ẩn giấu. Tờ báo đưa ra một ví dụ nhỏ làm minh chứng: Tấm ảnh về kế hoạch “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga. Nó cho thất ít nhất là 1 tháng trước khi chiến tranh nổ ra (2/2022), thì Bild (báo Đức) và CSIS (Mỹ) đã đăng ảnh và kế hoạch này, và những gì công bố trước cả 1 tháng ấy là nhất quán với những gì Nga sau đó triển khai. Như vậy, nếu phương Tây biết rõ đến thế, và nếu họ thật sự không muốn chiến tranh, tại sao họ không ngăn chặn từ trước, và tại sao các viện trợ được đưa tới chậm đến vậy, v.v.
Còn nữa, khi quân Nga ngừng chiến và rút quân sau 1 tháng chiến đấu, phương Tây đồng loạt đưa tin đó là do Nga không đủ tiếp tế, chiến đấu kém cỏi, và buộc phải rút quân, mặc dù không đưa ra bằng chứng thuyết phục cho tuyên bố này. Nhưng 1 năm sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra bằng chứng cho thấy, kỳ thực lúc đó Ukraine đã ký hòa ước do bảo đảm của Anh và Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc hòa đàm do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian. Nhưng Kiev đã nuốt lời sau khi nhận được hứa hẹn khác từ phương Tây. Trước công bố của ông Putin, báo chí phương Tây đã lựa chọn im lặng và không phản bác.
- Tổng thống Mỹ Bush trước khi thúc đẩy vấn đề đưa Ukraine vào NATO:
Different times… pic.twitter.com/kWUj5oVk37
— Brian 'Omnihil' (@Omnihil) October 6, 2023
Trong một bài trước đó, Washington Post (WaPo) cho hay Nhà Trắng vẫn đang tìm mọi cách để nhanh chóng tiếp tục cung cấp vũ khí và tiền bạc vào chiến trường Ukraine, bất chấp những phản đối gần đây ở Quốc hội Mỹ, mà trong đó chủ tịch Hạ Viện của đảng đối lập đã bị phế truất. Bài báo cũng có video cho thấy các quan chức Kiev đang nỗ lực làm việc với cả hai đảng của Mỹ về vấn đề này.
Trong bài vừa đăng hôm 7/10, WaPo trích dẫn cách Tổng thống Nga Vladimir Putin hình dung một thực tế rằng nếu phương Tây ngừng viện trợ thì “Ukraine chỉ còn một tuần để sống”.
Trong bối cảnh này, WaPo viết: “Kiểm soát truyền thông [đưa tin về Ukraine] là rất quan trọng để duy trì sự ủng hộ của công chúng đối với chiến tranh Ukraine, vốn đã bắt đầu dao động ở một số nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ.”
WaPo báo cáo rằng để chống lại cảm giác rằng cuộc tấn công của Ukraine đang bị đình trệ, các quan chức cấp cao phương Tây, kể cả Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, đang nỗ lực thổi phồng những tiến bộ của Ukraine, ca ngợi những thắng lợi “đáng kể” trên chiến trường.
Nhưng, WaPo chỉ ra tình huống mâu thuẫn của chính phương Tây. Một mặt muốn giới truyền thông có được “bức tranh toàn diện hơn về Ukraine” chứ không phải tình hình chiến báo cụ thể. Nhưng một mặt khác, chính quyền Ukraine ngày càng xiết chặt việc kiểm soát truyền thông, và đưa ra “các hạn chế nghiêm ngặt” đối với phóng viên phương Tây muốn ra chiến tuyến để thu thập thông tin.
Ukraine giải thích rằng sự xuất hiện của các phóng viên có thể dẫn tới sự chú ý của trinh sát và UAV của đối phương. WaPo chỉ ra rằng có sự tương phản rõ rệt nếu so với tình hình năm ngoái. Năm nay, khi Ukraine tuyên bố giải phóng một ngôi làng ở chiến tuyến phía Nam thì phóng viên phương Tây rất khó được phép tiếp cận thực tế chiến sự. Nhưng năm ngoái thì các phóng viên phương Tây được thoải mái theo chân quân Ukraine.
Hôm 3/10, theo WaPo báo cáo, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triệu tập cuộc họp với các đồng minh để trấn an rằng Mỹ vẫn kiên định lập trường ủng hộ, bất chấp những dao động ở Quốc hội Mỹ, và luật ngân sách tạm thời hiện nay của chính phủ không có khoản nào chi tiêu cho chiến tranh Ukraine.
Không chỉ truyền thông phe Nga —gồm cả truyền thông nhà nước cùng các blogger— đang nhân dịp này tỏ ra nghi ngờ rằng cuộc chiến bất lợi kéo dài theo thời gian sẽ khiến Mỹ và đồng minh chùn bước, mà ngay cả một số nhân vật có tiếng nói ở Mỹ cũng bày tỏ quan điểm như vậy.
Nổi bật nhất là Elon Musk, người giàu nhất nhì thế giới, và cũng là ông chủ mạng xã hội X (Twitter), nơi cũng là một phần chiến địa của cuộc chiến tranh thông tin. Ông Musk đã công khai chế nhạo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về những nỗ lực vận động để có được viện trợ cho chính quyền Kiev.
- Tweet chế nhạo Volodymyr Zelensky mong mỏi viện trợ của Elon Musk có tới 92 triệu view. Vì tweet này mà ông Musk bị phản kích cực kỳ mạnh mẽ từ phe ủng hộ chiến tranh Ukraine:
— Elon Musk (@elonmusk) October 1, 2023
- Kỳ thực, kiểu chế nhạo như ông Musk làm đã có từ lâu trên mạng xã hội. Ví dụ như hình ảnh một người mang bộ mặt giống ông Zelensky mang đầy vàng nhưng vẫn đi xin tiền:
— Drewzilla (@Drewzillla) October 2, 2023
Ukraine tuy được phương Tây miêu tả là quốc gia dân chủ, nhưng mà, ở đó không có tự do ngôn luận, tự do báo chí theo tiêu chuẩn của phương Tây. Tại Ukraine, bạn có thể bị bỏ tù, hoặc bị SBU làm cho biến mất mà không cần xét xử, nếu bạn bị coi là tung tin biện minh cho quân xâm lược. Nhưng ngay cả như vậy, theo WaPo nhận định, thì tình hình tự do báo chí của Ukraine còn tốt hơn của Nga, nơi các nhà báo cũng đồng dạng có thể bị bỏ tù nếu đưa ra các quan điểm trái với chính phủ.
Trong khi đó, theo WaPo miêu tả, các quan chức phương Tây đã cố gắng điều chỉnh lại cuộc trò chuyện. Trong một cuộc họp ngắn vào tháng trước, một quan chức phương Tây đã mở đầu bằng lời hô hào trực tiếp khác thường, yêu cầu các nhà báo “nâng cao cuộc trò chuyện lên một chút”.
Quan chức này cảnh báo rằng việc tập trung vào những diễn biến hàng ngày của cuộc phản công có nguy cơ “bỏ lỡ bức tranh đầy đủ hơn”.
Nhưng mà, thế nào là bức tranh đầy đủ về chiến tranh Ukraine đây?
WaPo báo cáo rằng quan chức này đang cố gắng hạ thấp kỳ vọng. Ban đầu, khi chiến dịch phản công của Kiev khởi động vào 4 tháng trước, thì kỳ vọng của chiến dịch được đích thân ông Zelensky đặt ra là trục xuất Nga và đòi lại lãnh thổ như từng có vào năm Ukraine lập quốc 1991. Nhưng quan chức này đã đổi thành trục xuất Nga ra khỏi “mọi lãnh thổ trước ngày X”.
Hiện nay, các chiến báo từ các quan chức NATO cho WaPo đều là: Tuy tiến độ chiến dịch phản công có trì trệ, nhưng mà Kiev vẫn đang tiến bước vững chắc và có phương pháp, vượt qua các hoàn cảnh khó khăn. Những chiến báo như vậy cũng đến từ những phóng viên của bên quân đội.
Tuy nhiên, WaPo cũng viết rằng gọ đã cử phóng viên của chính mình tới chiến trường, nhưng mà, họ thường được dẫn tới phỏng vấn những binh sỹ chưa từng đặt chân ở chiến tuyến hoặc các khu huấn luyện, với lý do lo lắng cho an toàn của các phóng viên.
Thậm chí các cảnh sát ở các tuyến đường bộ cũng như binh sỹ ở các trạm kiểm soát các tuyến đường cũng từ chối các phỏng vấn của phóng viên báo chí.
Lời kết cho bài của mình, WaPo tự đưa ra bình luận, đồng thời trích lời bình luận của truyền thông của phe đối lập.
WaPo viết “Những hạn chế về nội dung mà các nhà báo có thể nhìn thấy và đưa tin ở vùng chiến sự không phải là điều mới mẻ. Tuy nhiên, một số hạn chế gần đây thì thật là khó hiểu.”
WaPo sau đó trích dẫn: Rossia-24 (truyền hình Nga) khi phân tích các chỉ trích của Elon Musk nhắm vào Ukraine, cô dẫn chương trình Olga Skabeeva nói: “Có cảm giác rằng họ đang cố gắng loại bỏ hoàn toàn Ukraine”.
Từ khóa Dòng sự kiện Chiến tranh Nga - Ukraine viện trợ cho Ukraine