Ông Zelensky bãi nhiệm một đại sứ Ukraine sau khi ông này bình luận không hay về mình
- Nhật Tân
- •
Pravda Ukraine đưa tin hôm 21/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký lệnh bãi chức ông Vadym Prystayk khỏi vị trí Đại sứ Ukraine tại Anh quốc và vị trí đại diện của Ukraine tại Tổ chức Hàng hải Quốc tế. Tờ báo nói rõ rằng hôm 13/7, khi được phóng viên hỏi về câu “Chúng tôi có thể tỏ lòng biết ơn tới đích thân Bộ trưởng [Wallace] vào mỗi sáng lúc thức dậy” của ông Zelensky, thì ông Prystayk cho rằng ông Zelensky nói vậy là “mỉa mai” và “thiếu lành mạnh.” Vụ đấu khẩu khởi phát từ ngày 11/7, kết thúc ngày đầu cuộc họp Vilnius, NATO đã không nêu lên lịch trình thời gian Ukraine gia nhập NATO, và ông Zelensky đã gọi đó là “điều chưa từng có và lố bịch.” Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace bèn nhắc nhở rằng giới chức Kyiv nên tỏ lòng “biết ơn” vũ khí của phương Tây, chứ không nên coi phương Tây như các quầy hàng của chợ “Amazon”. Trong vụ đấu khẩu này, khi các quan chức Kyiv đều đứng về phía ông Zelensky và đồng loạt phê bình ông Wallace ở các mức độ khác nhau, trong khi ông Đại sứ Prystayk lại có ý kiến khác.
Trong cuộc phỏng vấn với Sky News (Anh quốc), ông Đại sứ Vadym Prystayk đã nói rằng lời bình luận của ông Zelensky là “mỉa mai” và “thiếu lành mạnh”. Theo tờ Pravda Ukaine, chính quyền Zelensky đã yêu cầu Sky News xóa tweet này, nhưng nó không được thực hiện.
Vadym Prystaiko says he doesn't think President Zelenskyy's "sarcasm" at the NATO summit "is healthy".
"We're not expecting anybody to fight for us, we only ask for equipment," he says. https://t.co/PAiZ4D1jU3
📺 Sky 501, Virgin 602, Freeview 233 and YouTube pic.twitter.com/p0gQI6Zcsm
— Sky News (@SkyNews) July 13, 2023
Từ năm 2008 trong giới chính trị Kyiv đã thấy xuất hiện vấn đề Ukraine trở thành thành viên của NATO. Năm đó trong hội nghị tại Bucharest, NATO đã ngỏ ý Ukraine và Georgia —các thành viên cũ của Liên Xô trước khi tan rã vào năm 1991— có thể gia nhập NATO, tức là trở thành lực lượng đối đầu sát biên giới với Nga.
Vấn đề này càng được nhắc tới nhiều lần kể từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Trong hội nghị ở Moldova của EU vào tháng 6, ông Zelensky thậm chí tuyên bố rằng Ukraine phải nhận được lời NATO mời gia nhập, hoặc phải có tín hiệu rõ ràng minh bạch, thì ông mới tham dự hội nghị Vilnius của NATO vào tháng 7. Điều này trở thành giai thoại đàm tiếu của cư dân mạng khi miêu tả việc ông Zelensky đã tới Vilnius như một vị khách không mời.
Phản ứng gay gắt của ông Zelensky khi ông miêu tả việc thiếu vắng lịch trình thời gian cho Ukraine là “điều chưa từng có và lố bịch” đã được ông Wallace nhắc nhở.
Không rõ có phải xuất phát từ văn hóa truyền thống của giới quý tộc Châu Âu hay không, nhưng giới chính khách hàng đầu của Âu Mỹ là rất chú trọng mặt mũi. Ông Zelensky lại là người bước vào giới chính trị không lâu, cho nên việc ông bị nhắc nhở về phương diện này cũng là điều khó tránh khỏi.
Vấn đề là, sau khi được ông Wallace nhắc nhở cần tỏ ra “biết ơn” vũ khí của phương Tây, chứ không nên coi phương Tây như các cửa hàng của chợ “Amazon”, thì ông Zelensky lại nói rằng “Chúng tôi có thể tỏ lòng biết ơn tới đích thân bộ trưởng [Wallace] vào mỗi sáng lúc thức dậy.”
Bất kể là ông Zelensky muốn truyền đạt ý gì, thì cách trả lời như vậy đã ám chỉ rõ ràng rằng Bộ trưởng Wallace là đang đòi hỏi một lời cám ơn đặc biệt riêng, chứ không giống những chính khách phương tây khác.
Trong bối cảnh được Sky News (Anh quốc) phỏng vấn tại lãnh thổ Vương quốc Anh, ông Vadym Prystayk đã nói rằng lời bình luận của ông Zelensky là “mỉa mai” và “thiếu lành mạnh.” Nếu căn cứ theo văn hóa của Anh, một quốc gia Châu Âu, thì câu bình luận của ông Prystayk cũng là phù hợp theo văn hóa này.
Sky News đã cho đăng video đoạn phỏng vấn này trên Twitter. Theo Pravda Ukraine đưa tin thì chính quyền Zelensky đã yêu cầu Sky News gỡ bỏ tweet này, vì nó được coi là chỉ trích ông Zelensky. Nhưng Sky News không làm theo yêu cầu cầu của chính quyền Kyiv.
Mặc dù câu nói của ông Prystayk dường như ổn nếu theo văn hóa Châu Âu, nhưng vấn đề là tất cả các chính khách khách ở Kyiv lại đồng loạt đứng lên bảo vệ quan điểm của ông Zelensky, điều đó đã khiến ông Prystayk bất ngờ trở nên khác thường. Tuy ông đang ngồi ở Anh quốc, nhưng vị trí của ông vốn dĩ là một thành viên của chính quyền Kyiv.
Những diễn biến cho đến ngày 21/7, tức là 10 ngày sau khi vụ việc bắt đầu hôm 11/7, cho thấy vụ ‘giao đấu mặt mũi’ này đường như kéo dài ngoài dự kiến của giới quan sát.
Mấy hôm trước, ông Wallace cũng tuyên bố sẽ thôi chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Anh khi nhiệm kỳ 4 năm hết hạn vào tháng 9 tới. Hồi tháng 6, ông Wallace đã tuyên bố từ bỏ chạy đua vào chức đứng đầu NATO vì ông không được lòng Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Hôm 21/7, ông Zelensky đã ký lệnh bãi nhiệm ông Prystayk.
Từ khóa Dòng sự kiện Volodyrmyr Zelensky