Tài sản tại Mỹ của 7 ủy viên Ban thường vụ BCT Trung Quốc sắp bị phanh phui?
- Gia Cát Dương Minh
- •
Cách đây vài ngày, tờ báo bảo thủ “Washington Times” của Mỹ đã đăng một bài báo khiến các lãnh đạo cao tầng của Trung Nam Hải run sợ. Theo đó, cơ quan tình báo Mỹ đang viết một báo cáo liên quan đến tham nhũng cấp cao và tài sản giấu kín của 7 ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc.
Sau khi báo cáo được hình thành, có lẽ sẽ được phơi bày trên các phương tiện truyền thông Mỹ, điều này chắc chắn sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn giống như sóng thần trên chính trường ĐCSTQ. Bài viết này của tác giả Bill Goetz, người có quan hệ chặt chẽ với quân đội Mỹ và cựu trưởng chiến lược gia Nhà Trắng Bannon.
Được biết, mục tiêu của báo cáo là ông Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ, bao gồm 205 thành viên Ban Chấp hành Trung ương, 25 thành viên Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị. Ngoài ra, vấn đề liệu 29 bí thư tỉnh ủy của ĐCSTQ có giấu tài sản và tham nhũng hay không cũng nằm trong kế hoạch báo cáo đánh giá của cơ quan tình báo Mỹ.
Vì sao lại có báo cáo này? Trước đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines có một năm kể từ tháng 12 năm ngoái làm việc với Ngoại trưởng Blinken, để hoàn thành và công bố báo cáo không phải bí mật mật này về “sự giàu có và các hoạt động tham nhũng của giới lãnh đạo ĐCSTQ”. Có lẽ, số lượng lớn quan chức tham nhũng ĐCSTQ giấu tiền ở Mỹ đã can thiệp vào thị trường kinh tế và tài chính Mỹ, hoặc ảnh hưởng đến tài chính quốc phòng của Mỹ, và sự thâm nhập của nó vào nền kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng đến trật tự lành mạnh của xã hội.
Dựa trên khả năng tình báo của Mỹ và các đồng minh phương Tây, có lẽ họ đã nắm được không ít tình hình tham nhũng của nhiều quan chức cấp cao ĐCSTQ và tài sản của họ ở nước ngoài.
Ví dụ, vào ngày 3/4/2016, Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế đã công bố một phần “Hồ sơ Panama” trên trang web của mình, tiết lộ những tài sản chưa từng được tiết lộ ở nước ngoài của hơn 140 quan chức quốc gia và gia đình họ. Gần 1/3 đến từ các văn phòng ở Hồng Kông và Trung Quốc Đại Lục, bao gồm con dâu của ông Lưu Vân Sơn là bà Giả Lệ Thanh và con rể của ông Trương Cao Lệ là ông Lý Thánh Bát; cựu Thủ tướng ĐCSTQ Lý Bằng và con gái Lý Tiểu Lâm; cháu gái ngoại Lý Tử Đan của cựu Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Giả Khánh Lâm và con rể của ông Lâm là ông Lý Bá Đàm; em trai của ông Tăng Khánh Hồng là ông Tăng Khánh Hoài; cháu ngoại gái của ông Đặng Tiểu Bình là bà Lật Tiểu Binh và cháu rể ngoại Du Nhất Bình; v.v.
Rốt cuộc họ có bao nhiêu tiền?
Chính phủ Mỹ công bố tài sản của nhóm quan chức ĐCSTQ đầu tiên tại Mỹ. Tổng tài sản của 13 người lên tới 8000 tỷ USD, trung bình mỗi người là 615,4 tỷ USD. Nhà tư bản công nghiệp Hồng Kông Viên Cung Di tiết lộ với các trang web tiếng Hoa ở hải ngoại vào tháng 8/2021, rằng tài sản ở nước ngoài của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ được ước tính một cách thận trọng là khoảng 10.000 tỷ USD. Các phương tiện truyền thông tiết lộ rằng Giang Chí Thành, cháu trai của ông Giang Trạch Dân (gia đình Giang Trạch Dân) đã kiểm soát ít nhất 1000 tỷ USD tài sản ở nước ngoài và đã rửa 500 tỷ USD tiền.
Trong đại dịch COVID-19, có thông tin cho biết Hoa Kỳ và nhiều quốc gia đang điều tra khối tài sản trị giá 10.000 tỷ USD ở nước ngoài của các quan chức cấp cao ĐCSTQ, vốn được lên kế hoạch sử dụng để bồi thường dịch bệnh. Một lần, lệnh đã được ban hành để áp dụng các biện pháp trừng phạt tài sản đối với một số quan chức của ĐCSTQ, nhưng tài sản hàng ngàn tỷ này không có ai nhận.
Ông Giả Khang (Jia Kang), cựu giám đốc Viện Khoa học tài chính của Bộ Tài chính Trung Quốc, đã chuyển tiếp một bài báo trên Weibo vào tháng 8/2022, nói rằng theo thông tin do Ngân hàng Thụy Sĩ công bố, chỉ riêng tổng số tiền gửi của 100 người Trung Quốc tại các ngân hàng Thụy Sĩ tổng cộng là 7.800 tỷ nhân dân tệ và số tiền gửi trung bình mỗi người là 78 tỷ nhân dân tệ. WikiLeaks từng tiết lộ rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ có khoảng 5.000 tài khoản tại các ngân hàng Thụy Sĩ, 70% trong số đó là các quan chức cấp trung ương.
Theo báo cáo trước đây của “Tạp chí Tranh Minh” (hiện đã ngừng xuất bản) của Hồng Kông, dựa trên nhiều báo cáo nghiên cứu từ Văn phòng Nghiên cứu của Quốc vụ Viện, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, v.v., đã kết luận rằng tài sản hơn 1,027 tỷ nhân dân tệ của Trung Quốc đã chảy ra nước ngoài.
Các nguồn và kênh tài trợ chính bao gồm:
- Sự tích lũy lâu dài các quỹ kinh doanh của các quan chức cấp cao và cấp trung của ĐCSTQ, gia đình họ và người thân của họ;
- Quản lý cấp cao và các thành viên gia đình của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, lợi dụng đặc quyền để ký hợp đồng với các dự án;
- Các tầng lớp đặc quyền của ĐCSTQ thông qua các ngân hàng ngầm sử dụng nhiều kênh khác nhau để mua ngoại tệ ở nước ngoài;
- Các tổ chức Trung Quốc đóng tại nước ngoài, các cơ quan đại diện của chính phủ địa phương tại nước ngoài, cùng các công ty phụ trách cấp dưới cấu kết vơ vét của cải;
- Mở công ty vơ vét của cải bằng cách mượn cớ giải quyết công việc chung, công tác nước ngoài;
- Sử dụng di dân, du học để chuyển vốn và tài sản ra nước ngoài.
WikiLeaks và Hồ sơ Panama tiết lộ các quan chức cấp cao của ĐCSTQ che giấu các khoản tiền thu được bất hợp pháp ở nước ngoài và nạn tham nhũng và lãng phí xảy ra trong quá trình thực hiện sáng kiến “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ đã khiến Đảng này tức giận, đứng ngồi không yên và sợ hãi. Vì vậy, một khi báo cáo do cơ quan tình báo Mỹ viết được hoàn thành và công khai, nó chắc chắn sẽ khiến người dân Trung Quốc tuyệt vọng và các quan chức cấp cao của ĐCSTQ ở nước ngoài lo sợ, hơn nữa ngoài việc nói dối và không thừa nhận ra thì họ không còn cách nào khác.
Cựu quan chức ngoại giao Mỹ và là đại tá Thủy quân lục chiến đã giải ngũ Grant Newsham cho biết trong cuốn sách “Khi Trung Quốc tấn công” rằng: “Sự phẫn nộ của công chúng đối với tham nhũng khiến Tập Cận Bình và các lãnh đạo khác của ĐCSTQ sợ hãi”. Ông cho rằng vấn đề hủ bại của ĐCSTQ nằm ở chỗ thể chế chủ nghĩa cộng sản, và không thể xóa sạch được hủ bại.
Ông Newsham cũng gợi ý rằng “có lẽ việc điều tra tham nhũng có thể bắt đầu với 500 lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ và gia đình họ, sau đó công khai nó nhiều lần và rộng rãi”. Các chuyên gia cho rằng cộng đồng quốc tế có thể sử dụng danh sách và dữ liệu để yêu cầu ĐCSTQ giải quyết vấn đề quan chức tham nhũng này, đồng thời công bố quy trình này trên các phương tiện truyền thông thế giới để công khai cho người dân Trung Quốc.
Tất nhiên, vì các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đều không trong sạch, họ có thể đơn giản bắt cóc đất nước và bắt đầu một cuộc chiến ngoại giao với lý do ảnh hưởng đến quan hệ Trung – Mỹ, hoặc họ có thể trao đổi lợi ích với Mỹ, yêu cầu Mỹ im lặng, hoặc thảo luận nó riêng. Hơn nữa, họ còn có thể dùng mọi quyền lực của truyền thông để bịa đặt việc quan chức Mỹ giấu tiền ở Trung Quốc để chỉ trích chiến dịch chống tham nhũng của Mỹ là đạo đức giả.
Tuy nhiên, một số chuyên gia chính trị đã phân tích rằng có lẽ đến lúc đó Mỹ sẽ không chịu trận trước mánh khóe của ĐCSTQ. Bởi vì tác giả Bill Goetz đã tiết lộ trước rằng báo cáo sắp được công bố này không phải là không có mục đích mà là một bước để Mỹ đẩy nhanh cuộc tấn công vào ĐCSTQ bên cạnh chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học và công nghệ.
Một ví dụ khác ủng hộ quan điểm này là vào tháng Ba năm nay, Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua “Đạo luật trừng phạt Đảng Cộng sản Trung Quốc”, áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính và thị thực đối với ông Tập Cận Bình, thành viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ và những người thân trưởng thành của họ. Các biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản, thu hồi thị thực và tất cả các lợi ích có thể có.
Từ khóa Chính trị Trung Quốc quan tham Trung quốc