Thật ghê tởm, giáo sư Jeffrey Sachs bình luận chiến tranh cướp đi 600.000 sinh mạng Ukraine
- Nhật Tân
- •
Giáo sư Jeffrey Sachs của Đại học Columbia Mỹ kể về những gì ông biết và chính ông chứng kiến mà dẫn tới chiến tranh Ukraine, cuộc chiến lớn nhất Châu Âu kể từ sau Đại Thế chiến II. Đó là một đoạn được dịch nguyên văn từ phút 1:05:02 của cuộc tọa đàm của giáo sư với Cambridge Union hôm 22/10. Video nội dung đầy đủ được công bố hôm 30/10. Giáo sư Sachs là người chủ trương hòa bình. Ông đã và đang có các nỗ lực dùng ảnh hưởng cá nhân mình khuyên giải và thuyết phục, với mong muốn các cuộc chiến tranh, như chiến tranh Ukraine, chiến tranh Trung Đông, hãy sớm kết thúc.
Jeffrey Sachs: Tôi xin hai phút để giải thích về chiến tranh Ukraine.
Nó không phải là cuộc tấn công của ông Putin vào Ukraine như chúng ta đang được nghe hàng ngày.
Nó bắt đầu từ năm 1990, ngày 9 tháng Hai, 1990. Jame Baker III, Bộ trưởng Ngoại giao [nước Mỹ] chúng ta nói với Mikhail Gorbachev [của Liên Xô] rằng NATO sẽ không mở sang phía Đông dù chỉ một tấc (inch, tấc Anh) nếu ông đồng ý việc Đức hợp nhất, kết thúc hẳn Đại Thế chiến II về căn bản. Gorbachev nói rằng, đó là điều rất quan trọng, đồng ý, nếu NATO không mở rộng thì chúng tôi đồng ý Đức hợp nhất.
Người Mỹ đã lừa dối về vấn đề này. Ngay từ 1994, khi [Bill] Clinton ký duyệt một cái được hiểu như kế hoạch mở rộng NATO mãi cho đến tận Ukraine.
Đó cũng là lúc những người được gọi là neocon (tân bảo thủ) nắm quyền [ở Mỹ], và Clinton là đại diện đầu tiên của họ.
Sự mở rộng của NATO vào năm 1999 gồm có Ba Lan, Hungary, và Cộng hòa Séc. Lúc đó Nga không tỏ ra quan tâm lắm. Không có đường biên giới chung nào ngoài Konigsberg, mà ngoài đó ra, thì không có uy hiếp trực tiếp nào cả [đối với Nga].
Tiếp đó, Mỹ dẫn đầu đánh bom Serbia năm 1999.
Vụ đó rất tệ hại, nhân tiện nói luôn, bởi vì đó là dùng bom của NATO để tấn công một thủ đô của quốc gia Châu Âu, Belgrade, liên tục trong 78 ngày để bẻ gãy quốc gia này.
Người Nga không hài lòng vụ đó. Nhưng [Vladimir] Putin mới làm tổng thống, và họ chịu nhịn. Họ có phàn nàn. Nhưng ngay cả bản thân Putin cũng ủng hộ Châu Âu, ủng hộ Mỹ, và trên thực tế ông ấy đặt vấn đề khả năng Nga gia nhập NATO, vào thời điểm lúc đó khi vẫn còn tư tưởng về một quan hệ song phương tôn trọng lẫn nhau.
Thế rồi xảy ra sự kiện 11/9, rồi đến [chiến tranh] Afghanistan, và sau đó người Nga nói rằng, được rồi, [người Nga] chúng tôi ủng hộ [người Mỹ] các vị, chúng tôi hiểu cần thiết nhổ tận gốc khủng bố.
Sau đó là 2 hành động mang tính quyết định.
Năm 2002, Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống Tên lửa Đạn đạo. Đây hẳn là một sự kiện cực kỳ mang tính quyết định, mà chưa từng bao giờ được đưa ra bình luận trong câu chuyện này.
Nó đã kích hoạt việc Mỹ đặt các hệ thống tên lửa ở các nước Đông Âu.
Đó là điều mà Nga nhìn nhận là uy hiếp nghiêm trọng và trực tiếp đến an ninh quốc gia, khi các hệ thống được triển khai có thể tê liệt Nga bằng các tên lửa chỉ mất vài phút là có thể đánh vào Moskva.
[Người Mỹ] chúng ta đã đặt hai hệ thống tên lửa Aegis ở đó.
Chúng ta bảo đó là ‘tự vệ’.
Người Nga chất vấn, rằng làm sao chúng tôi biết được có hay không tên lửa Tomahawk gắn đầu đạn hạt nhân trong kho đó của các vị? Các vị bảo rằng chúng tôi không có liên quan gì đến việc này sao?
Vậy là năm 2002 [người Mỹ] chúng ta đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống Tên lửa Đạn đạo.
Tiếp theo, năm 2003, [người Mỹ] chúng ta xâm lược Iraq với lý do bịa đặt, như tôi đã giải thích rồi.
Các năm 2004–2005, chúng ta tham gia hoạt động thay đổi mềm chế độ cầm quyền Ukraine, cái gọi là lần cách mạng màu đầu tiên [ở Ukraine].
Hoạt động này đã đưa một người lên nắm quyền, người mà tôi quen biết, và là bạn tôi, một kiểu bạn xa xa vậy, tổng thống [Viktor] Yushchenko, bởi vì tôi là cố vấn của chính phủ Ukraine quãng các năm 1993, 94, 95.
Lúc đó Mỹ nhúng tay vào hoạt động mờ ám này. Lẽ ra Mỹ không nên can thiệp vào bầu cử của quốc gia khác.
Nhưng ông [Viktor] Yanukovych đắc cử năm 2009, và lên làm tổng thống năm 2010, với nền tảng là tính trung lập của Ukraine.
Việc này đã khiến mọi thứ ổn định lại, bởi vì Mỹ đang thúc đẩy [mở rộng] NATO, nhưng mà người Ukraine theo các thăm dò ý kiến là thậm chí không muốn gia nhập NATO. Họ hiểu được rằng đất nước họ sẽ bị phân chia bởi huyết thống Ukraine và huyết thống Nga. [Người Ukraine] chúng tôi muốn gì? Chúng tôi muốn né tránh khỏi những rắc rối của các vị.
Và thế là ngày 22/2/2014, Mỹ đã tham gia tích cực vào hoạt động lật đổ Yanukovych, một chiêu thay đổi chế độ điển hình phong cách Mỹ. Đừng hoài nghi điều đó.
Người Nga đã giúp chúng ta, khi họ nghe lén được cuộc gọi điện rất là tệ giữa Victoria Nuland, đồng nghiệp của tôi ở Đại học Columbia, mà các vị biết không tên của bà ấy và điều bà ấy làm làm tôi cảm thấy thương cảm, (khán giả bật cười) thật sự đó. [Họ công bố đoạn điện đàm] giữa bà ấy và Đại sứ Mỹ tại Ukraine Geoffrey Pyatt, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ cho đến nay.
Họ nói chuyện với nhau việc thay đổi chế độ [Kiev]!
Họ nói xem ai sẽ là người làm chủ chính phủ tiếp theo!
Ah! Tại sao lại chọn người đó? Đừng, Klitschko không nên đâu. Đó nên là Yatsenuk. (ông Sachs khoa tay biểu cảm) Ah! Phải rồi, là Yatsenuk, mà chúng ta còn đại ca (big guy), Biden, sẽ tới để làm tú nữa chứ. Họ nói chuyện như thế. Ý tứ như vỗ vai khen ngợi.
Thế là họ làm ra chính phủ mới.
Mà tôi đúng dịp được mời tới tham gia vào đấy ngay sau đó, trong khi không biết được chút gì về câu chuyện đằng sau. Mà một phần của câu chuyện đã được giải thích với tôi sau khi tôi tới, theo một cách rất tệ hại rằng Mỹ đã tham dự như thế nào vào chuyện này.
Tất cả điều trên là để nói rằng, Mỹ đã khẳng định, được rồi, bây giờ chính là lúc NATO đã sẵn sàng mở rộng.
Putin khăng khăng rằng, hãy ngừng lại đi, các vị hứa hẹn rằng NATO không mở rộng kia mà.
À mà này, tôi quên chưa nhắc rằng, NATO vẫn luôn [mở rộng]. Năm 2004, (ông Sachs đếm ngón tay) Estonia, Latvia, Lítva, Bulgaria, Romania, Slovakia, Slovenia, tổng cộng có 7 nước được thêm vào. Đó không phải là không mở rộng dù chỉ 1 tấc về phía Đông.
Như vậy là, okay, đây là một câu chuyện dài, nhưng Mỹ liên tục bác bỏ quan điểm cơ bản nhất, rằng không mở rộng NATO tới biên giới của Nga, trong tình huống chúng ta đang đặt những dàn tên lửa chết tiệt vào đấy.
Sau khi phá bỏ Hiệp ước, đến năm 2019, [người Mỹ] chúng ta lại rời khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung.
Hồi 2017, chúng ta đã rời khỏi JCPOA, hiệp ước với Iran.
Mà đó là đối tác. Đây là vấn đề xây dựng sự tin tưởng.
Nói cách khác, đây là chính sách ngoại giao cực kỳ nguy hiểm của Mỹ.
Ngày 15/12/2021, ông Putin đặt lên bàn bản dự thảo một thỏa thuận an ninh Nga-Mỹ.
Các vị có thể tìm đọc được văn bản này trên Internet. Điều cơ bản của thỏa thuận này là NATO không mở rộng.
Tôi đã gọi điện cho Nhà Trắng vào một tuần sau của sự kiện đó, van xin họ, hãy chấp thuận đàm phán đi. Putin đã đề xuất một số điều đó, là để né tránh chiến tranh.
Ồ, Jeff này, (ông Jeffrey Sachs phẩy phẩy tay biểu thị ý từ chối của Toà Bạch Ốc) Sẽ không xảy ra chiến tranh nào đâu.
[Tôi chất vấn] Thế tuyên bố NATO sẽ không mở rộng đi.
Ồ, đừng lo, NATO sẽ không mở rộng đâu.
Tôi bảo, à thế à, các vị sẽ xảy ra chiến tranh vì điều nào đó mà sẽ không có khả năng xảy ra sao? Thế tại sao các vị không tuyên bố?
Và ông ta nói, không, không, chính sách của chúng ta là ‘chính sách mở cửa’ (open door policy). Đó là [lời của] Jake Sullivan.
Chính sách chúng ta là chính sách mở cửa, mở rộng cửa để NATO mở rộng.
Cái này là thuộc phạm trù nhảm nhí nhất!
Các người đó không có quyền đặt cơ sở quân sự của các người ở bất kỳ nơi nào mà các người muốn, mà lại kỳ vọng sẽ có hòa bình ở thế giới này. Phải có sự thận trọng ở đây!
Không tồn tại cái gì mà là chính sách mở cửa, rằng chúng ta sẽ hiện diện ở đó, rằng chúng ta sẽ đặt các tên lửa của chúng ta ở đó, và đó là quyền của chúng ta.
Không tồn tại cái quyền đó đâu!
Năm 1823, [nước Mỹ] chúng ta tuyên bố rằng các nước Châu Âu không được tới Tây Bán Cầu. Đó chính là Học thuyết Monroe, rằng toàn bộ Tây Bán Cầu, đó.
Được rồi, họ chính là gạt đi việc đàm phán [với Nga].
Thế là ‘hoạt động quân sự đặc biệt’ [của Nga] bắt đầu.
Chỉ 5 ngày sau, Zelensky nói, thôi, thôi, được rồi, trung lập nhé.
Người Thổ Nhĩ Kỳ bèn nói, ồ, vậy để chúng tôi làm trung gian [hòa giải].
Tôi đã bay tới Ankata để thảo luận với những người đàm phán của Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì tôi muốn được nghe một cách chính xác rằng chuyện gì đang diễn ra.
Điều xảy ra, đó là họ đã đạt được một thỏa thuận, mặc dù có chút chỗ này chỗ khác chưa mỹ mãn.
Nhưng sau đó Mỹ và Anh nói rằng, không thể nào, các vị [Ukraine] chiến đi thôi. Chúng tôi chống lưng các vị.
[Phương Tây] chúng tôi không ra tiền tuyến, mà các vị sẽ hy sinh, nhưng mà chúng tôi chống lưng các vị. Thế là chúng ta tiếp tục đẩy họ ra tiền tuyến.
600.000 người Ukraine đã chết kể từ khi Boris Johnson bay tới Kiev để khích lệ lòng dũng cảm của họ.
Quá ghê tởm!
Vậy đó. Khi mà các vị nghĩ về câu chuyện này, các vị hãy hiểu rằng không phải là chúng ta đang đối diện với một kẻ điên rồ như chúng ta vẫn được [truyền thông] nói hàng ngày đâu, kiểu như Hitler tới gây hấn chúng ta, vi phạm điều này vi phạm điều kia, rằng ông ta sắp sửa chiếm lấy Châu Âu.
Đó toàn là bậy bạ (bogus)! Là lịch sử bịa đặt, là luận điệu thuần túy mang tính tuyên truyền của chính phủ Mỹ!
Nó không chịu chấp nhận cho bất kỳ ai biết được bất kỳ điều gì. Nếu như ai muốn nói dù một lời về chuyện này, như tôi đã bị cắt hoàn toàn khỏi New York Times chính vì điều này.
Hồi năm 2022, sau khi tôi viết một bài ý kiến riêng (column) của chứng kiến cá nhân đưa cho họ, gửi cho họ. Vậy mà, báo chí trên mạng, thậm chí không có chuyện [thiếu] không gian, các bạn biết đấy, không có giới hạn.
Họ không đăng, từ đó đến nay, chỉ 700 từ thôi, từ tôi nói về những điều mà mình thấy bằng chính đôi mắt của mình, về cuộc chiến tranh này là thế nào.
Họ không làm.
Họ đang chơi trò gì đó ở đây.
–/–
Jeffrey David Sachs (70 tuổi) là giáo sư chuyên ngành kinh tế và chính sách xã hội của trường Đại học Columbia, Mỹ. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ và tham gia nhiều các hoạt động khác nhau. Từ năm 2001 đến 2018, ông làm cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
Ông từng làm cố vấn về kinh tế cho các quốc gia khác nhau, đặc biệt là cải thiện kinh tế khỏi nền kinh tế cộng sản nghèo nàn. Ông được nhìn nhận là cố vấn thành công giúp Bolivia ổn định kinh tế sau siêu lạm phát 14.000% năm 1985. Ông được Ba Lan trao một trong những giải thưởng cao quý nhất của nước này vào năm 1999 vì những hỗ trợ gồm tư vấn chính sách kinh tế từ năm 1989. Giải được bài toán chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ cơ cấu kế hoạch tập trung của chế độ cộng sản sang cơ cấu mới, phương án của ông được hoàn thiện trong quá trình triển khai ở hầu hết các nước Đông Âu hậu cộng sản. Nó được chứng thực qua thực tế, nói chung là thành công, nhưng cũng có trường hợp thất bại (Nga). Sau này nó được gọi là liệu pháp sốc.
Cách mạng cam biểu hiện là hàng loạt các cuộc biểu tình ở Ukraine cuối năm 2004 đầu năm 2005, sau khi Viktor Yanukovych thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2004, nhưng bị những người biểu tình cho là cuộc bầu cử đã bị can thiệp, từ đó dẫn tới Quốc hội quyết định bầu cử lại. Trong thời gian sắp bầu cử lại, đối thủ của ông, Viktor Yushchenko bị đầu độc suýt chết. Bầu cử lại, ông Yushchenko thắng với tỷ số 52% vs 44%, trở thành tổng thống năm 2005.
Tuy nhiên thời Yushchenko thân EU, tình hình Ukraine phát triển kém. Năm 2010 bầu cử tổng thống, ông Yushchenko chỉ nhận 5,55% phiếu do đó đã bị loại ngay sau vòng 1, không vào được vòng 2. Ông Yanukovych đã đắc cử, và lần này không có ai còn đặt nghi ngờ về gian lận bầu cử nữa.
Phần đông số phiếu mà Yanukovych đạt được là miền Đông Ukraine, nơi có nhiều người sắc tộc Nga. Jeffrey Sachs trong buổi tọa đàm này nói rằng chính quyền Yanukovych được bầu “với nền tảng là tính trung lập của Ukraine.”
Ông Yanukovych bị lật đổ năm 2014 bởi sự biến Euromaidan, cách mạng nhân phẩm, mà theo ông Sachs, là do Mỹ đứng sau. Những người lật đổ ông Yanukovych tuyên bố rằng ông là thân Nga. Ông Yanukovych nói rằng ông bị ám sát hụt khi ông tháo chạy sang Nga.
Nhật Tân (dịch)
Từ khóa Dòng sự kiện Jeffrey Sachs Chiến tranh Nga - Ukraine