Viên Cung Di: Biden không muốn tiêu diệt ĐCSTQ, muốn cùng phe Giang kiếm tiền lớn
- Lý Hoài Quất
- •
Nhà tư bản công nghiệp Hồng Kông Viên Cung Di hiện đang vận động hành lang tại Mỹ cho biết, chính quyền “ông Biden không muốn giải thể ĐCSTQ, đang tìm kiếm cơ hội hợp tác với phe Giang để kiếm món tiền lớn, đồng thời buộc ông Tập Cận Bình hạ đài”. Ngoài ra, nhà bình luận Hồng Kông Tiêu Nhược Nguyên phân tích về biến động nhân sự cấp cao của ĐCSTQ tại đại hội lần thứ 20 vào năm tới.
Viên Cung Di: Chính quyền Biden không muốn tiêu diệt ĐCSTQ
Ông Viên Cung Di cho biết, trong “Ủy ban về các nguy cơ hiện tại: Trung Quốc” có một nữ luật sư nhân quyền, “đã từng đến Tân Cương, Tây Tạng; khi cô rời Trung Quốc, là đi con đường Đạt Lai Lạt Ma lưu vong đến Ấn Độ”, toàn quá trình là tự trả phí và tự nguyện. Vị nữ luật sư này đã đề xuất 2 kiến nghị tại Quốc hội Mỹ: (1) Lập pháp tẩy chay Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh; (2) Xác định ĐCSTQ là “tập đoàn phạm tội xuyên quốc gia”.
Ông Viên Cung Di còn tiết lộ, bản thân sẽ đại diện cho Ủy ban nguy cơ hiện tại để đi đến các nước dân chủ khác, sẽ vận động hành lang đối với các nghị sĩ nơi đó về 2 kiến nghị trên, yêu cầu các nước vây chặn và cô lập ĐCSTQ. “Những quốc gia dân chủ không phải là do một thủ tướng hoặc tổng thống quyết định”, mà là nhân dân phản ánh dân ý với các nghị sĩ, các nghị sĩ sẽ lập pháp, sau khi thông qua sẽ do cơ quan hành chính chấp hành. Ông chỉ ra, rất nhiều nghị sĩ tại các quốc gia dân chủ đều rất cứng rắn trong vấn đề đối phó với ĐCSTQ, mức độ vượt qua chính phủ của họ.
Ông dự định đến Israel, Úc và Nhật Bản, và cho rằng nếu một số quốc gia có thể đoàn kết chống lại ĐCSTQ, khí thế đó sẽ tăng lên. Ông cũng có kế hoạch vận động hành lang Nghị viện châu Âu và nói rằng dù luật trừng phạt ĐCSTQ cuối cùng có được thông qua hay không, “chỉ cần có người đề xuất, thì chúng ta sẽ thành công”, các kênh truyền thông sẽ chú ý và đưa tin. Ông nói thêm, “Chúng ta phải sử dụng các phương pháp của chúng ta để chống lại tuyên truyền nước ngoài của ĐCSTQ, bởi trước sau sự thật luôn nằm trong tay chúng ta”, “nhưng chúng ta phải cố gắng hết sức để thúc đẩy việc này.”
Ngoài ra, ông Viên Cung Di cho biết ông đã nhận được thông tin, chính quyền ông Biden muốn ủng hộ phe Giang (cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân), đẩy ông Tập Cận Bình hạ đài. Ông cười nói rằng bản thân cũng có thể nhận được thông tin này, điều này cho thấy ông Tập Cận Bình cũng biết. Ông cũng chỉ ra cách làm của ông Biden khác với cách làm của ông Trump, ông Trump muốn tiêu diệt ĐCSTQ, còn ông Biden không muốn giải thể ĐCSTQ. Ông Biden đang cố gắng tìm cơ hội hợp tác, muốn cùng ĐCSTQ kiếm tiền, “muốn hợp tác với phe ôn hòa (phe Giang), bức ép phe cấp tiến (phe Tập) phải ra đi”.
Tiêu Nhược Nguyên: Trần Mẫn Nhĩ có cơ hội làm thủ tướng
ĐCSTQ sẽ có nhiệm kỳ mới tại Đại hội 20 vào năm 2022, nhà bình luận thời sự Hồng Kông Tiêu Nhược Nguyên cho rằng cơ hội ông Lý Khắc Cường, Lưu Hạc, Hàn Chính ở lại không lớn. Tuy nhiên, ông cho rằng người được ông Tập Cận Bình tín nhiệm sâu sắc như Lật Chiến Thư, sẽ đi theo con đường của ông Vương Kỳ Sơn, tức chuyển qua làm phó chủ tịch nước. Ngoài ra, ông còn phân tích thế hệ lãnh đạo tiếp theo “không tách khỏi Đinh Tiết Tường và Trần Mẫn Nhĩ”.
Về tin đồn gần đây nói ông Hồ Xuân Hoa thay thế ông Lưu Hạc, đảm nhiệm đại diện đàm phán Trung – Mỹ, ông Viên Cung Di nói rằng sau khi chính quyền Mỹ khóa mới nhậm chức, đại diện đàm phán đã thay người, do đó phía Trung Quốc đổi người cũng là điều bình thường. Ông không cho rằng ông Lưu Hạc sẽ bị “đẩy vào lãnh cung”. Ông nhấn mạnh ông Tập Cận Bình từng tín nhiệm ông Lưu Hạc, nhưng hiện giờ nội bộ Trung Quốc đã xuất hiện vấn đề, áp lực trong nước lớn hơn áp lực thương mại quốc tế, do đó bố trí ông Lưu Hạc phụ trách kinh tế trong nước, bao gồm giải quyết vấn đề nợ của chính quyền địa phương. Ông còn chỉ ra, dù Trung – Mỹ một lần nữa khởi động đàm phán, nhưng cũng không cách nào cải thiện mối quan hệ hai nước.
Ông Tiêu Nhược Nguyên cho biết, ông Hồ Xuân Hoa sinh năm 1962, nên có ưu thế tuyệt đối về tuổi tác, có thể vào Ban thường vụ Bộ Chính trị. Nếu ông Hồ Xuân Hoa thay thế ông Lưu Hạc đảm nhiệm chức đại diện đàm phán thương mại Trung – Mỹ, thì cho thấy ông không làm được thủ tướng, chỉ có thể tiếp tục làm phó thủ tướng. “Bởi vì người làm thủ tướng không thể làm đại diện đàm phán, vì công việc đó quá bận, thường xuyên phải ra nước ngoài”, “tuyên bố ông Hồ Xuân Hoa làm đại diện đàm phán thương mại tức là cho biết ông sẽ không làm chức thủ tướng và cũng không giáng chức, lần thứ ba làm ủy viên Bộ Chính trị, tiếp tục làm phó thủ tướng và chuyên làm đại diện đàm phán thương mại.”
Về biến động nhân sự tại Đại hội 20 của ĐCSTQ và năm tới, ông Tiêu Nhược Nguyên phân tích, trong số 7 Thường ủy Bộ Chính trị, ông Lý Khắc Cường, Lật Chiến Thư, Hàn Chính có khả năng nghỉ hưu. Mặc dù ông Lý Khắc Cường chưa đến 67 tuổi, “nhưng chức vụ thủ tướng chỉ có thể làm 2 nhiệm kỳ”, nếu ở lại thì chỉ có thể tham khảo theo Lý Bằng, chuyển qua làm Ủy viên trưởng Ủy ban thường ủy Nhân đại toàn quốc (tương đương chủ tịch quốc hội).
Nếu ông Lý Khắc Cường nghỉ hưu, thì ai sẽ làm thủ tướng? Ông Tiêu Nhược Nguyên cho rằng đương nhiệm Bí thư Trùng Khánh, ủy viên Bộ Chính trị Trần Mẫn Nhĩ sẽ có cơ hội tương đối lớn, “ông ấy là người ông Tập Cận Bình thích, được khen ngợi làm tốt công việc, trừ sạch dư đảng của Bạc Hy Lai, Tôn Chính Tài”. “Ông ấy nhất định sẽ vào thường ủy Bộ Chính trị, nhưng thông thường không thể để người ở địa phương vào ban thường vụ”, hoặc có thể được điều chuyển làm phó thủ tướng trước tháng Ba sang năm, sau đó có cơ hội lên làm thủ tướng, hoặc giả làm Bí thư Ban bí thư Trung ương ĐCSTQ, “chưa từng làm qua chức Bí thư ban Bí thư trung ương thì không thể làm Tổng bí thư”.
Ngoài ra, một người mà ông Tiêu Nhược Nguyên cho rằng có khả năng vào ban thường vụ Bộ Chính trị là Bí thư Ban Bí thư Đinh Tiết Tường, ông cho rằng lãnh đạo thế hệ tiếp theo “không tách khỏi Đinh Tiết Tường và Trần Mẫn Nhĩ”.
Ông Tiêu Nhược Nguyên chỉ ra, ông Lưu Hạc sẽ nghỉ hưu, trong khi thủ tướng thông thường sẽ làm 2 nhiệm kỳ, do đó ông Lưu Hạc sẽ phải nhường ghế; ông Uông Dương trẻ hơn so với ông Tập Cận Bình, có thể ở lại, “Hiện tại là chủ tịch Chính hiệp, nếu ông Lý Khắc Cường thoái vị, thì ông Uông Dương sẽ có cơ hội tiếp nhậm chức ủy viên trưởng Ủy ban Thường ủy Nhân đại”, “chỉ một người có thể thay, bởi vì Chính hiệp có thể thăng cấp lên Nhân đại, không thể quay trở lại làm công việc của thủ tướng, bởi vì đã tách khỏi sự vụ của thủ tướng”.
Ông Lật Chiến Thư sinh năm 1950, mặc dù có mối quan hệ tốt với ông Tập Cận Bình, nhưng vì tuổi tác tương đối lớn, chỉ có thể làm phó chủ tịch nước, đi theo con đường của ông Vương Kỳ Sơn. Ông Tiêu Nhược Nguyên tiếp tục chỉ ra, Chủ nhiệm ủy Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế, do sự kiện núi Tần Lĩnh và khoáng sản Thiểm Tây nên cần “kín tiếng và khiêm tốn”, “nhưng trong tình huống này, ông ấy có khả năng lớn sẽ ở lại nhiệm kỳ tiếp”.
Ông Hàn Chính năm tới là 68 tuổi, nếu ở lại nhiệm kỳ tiếp theo, con đường ra duy nhất chính là thăng chức làm thủ tướng, nhưng tuổi đã lớn, “Nếu ông Tập Cận Bình lấy tuổi tác để cân nhắc, thì ông Hàn Chính không thể ở lại, hơn nữa ông Hàn Chính từ trước tới nay đều chưa bao giờ là người phe ông Tập Cận Bình, sẽ không có đối đãi đặc biệt để chăm sóc ông.”
Lý Hoài Quất, Vision Times
Từ khóa Tập Cận Bình Joe Biden Dòng sự kiện Viên Cung Di mối quan hệ Mỹ - Trung