WHO dùng bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên các tên biến thể virus nhằm tránh kỳ thị
- Lê Vy
- •
Hôm 31/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng các biến thể của virus cúm Vũ Hán sẽ được đặt tên theo các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp để tránh kỳ thị các quốc gia nơi chúng được phát hiện lần đầu tiên.
Hệ thống mới áp dụng cho các biến thể đáng quan ngại nhất, cũng như các biến thể ở cấp độ đáng quan ngại thứ hai đang được theo dõi.
Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO cho biết: “Chúng sẽ không thay thế các tên khoa học hiện có, nhưng nhằm mục đích trợ giúp trong việc thảo luận công khai.”
Theo hệ thống mới, các biến thể đáng lưu ý được đặt tên lại như sau:
- Biến thể của Anh cho đến nay được gọi là B.1.1.7 trở thành Alpha;
- Biến thể B.1.351 được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi trở thành Beta;
- Biến thể P.1 của Brazil trở thành Gamma;
- Biến thể Ấn Độ B.1.617 được chia thành 2 nhánh phụ, trong đó biến thể B.1.617.2 được gọi là Delta; còn biến thể B.1.617.1 được gọi là Kappa.
Bên cạnh những tên này, có hai tên khoa học khác được sử dụng cho mỗi đột biến, trong khi các tên địa lý khác nhau đã được sử dụng để mô tả cùng một biến thể.
Ví dụ, ở Anh, các quốc gia khác đã thường đề cập đến biến thể của Anh là biến thể Kent – một Hạt ở đông nam nước Anh, nơi nó được phát hiện lần đầu tiên.
WHO cho biết trong một tuyên bố: “Mặc dù chúng có những lợi thế riêng, nhưng những tên khoa học này có thể khó nói và khó nhớ, và dễ bị hiểu sai.”
“Do đó, mọi người thường sử dụng cách gọi các biến thể tại những nơi chúng được phát hiện, đó là sự kỳ thị và phân biệt đối xử.”
“Để tránh điều này và đơn giản hóa việc truyền thông đại chúng, WHO khuyến khích các cơ quan chức năng quốc gia, các cơ quan truyền thông và những người khác áp dụng các tên gọi mới này”.
Trước đó, vào tháng 2 năm ngoái, WHO đã thông báo rằng virus corona mới khởi phát từ Trung Quốc đã được chính thức đặt tên mới là COVID-19 để tránh kỳ thị.
Lê Vy
Xem thêm:
Từ khóa WHO đặt lại tên cho các biến chủng