Zelensky ký luật Ukraine rút khỏi Công ước Ottawa không dùng mìn sát nhân
- Nhật Tân
- •
Tổng thống Ukraine Zelensky đã ký khẩn cấp luật nước này rút khỏi Công ước Ottawa 1997. Phía Ukraine từng giải thích rằng việc rút khỏi Công ước là để đảm bảo Ukraine không bị bất công trong cuộc chiến tranh chống Nga, bởi vì Nga không nằm trong 164 quốc gia tham gia Công ước. Trên thực tế, các báo cáo cho thấy Ukraine không hoàn toàn tuân thủ Công ước dù đã ký. Đồng thời, thời gian này NATO đang tìm cách triển khai việc rải nhiều triệu quả mìn dọc theo 2.150 dặm (3.460 km) đường biên giới tiếp giáp với Nga.
Theo thông báo của mình trên mạng xã hội Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký duyệt văn bản mà Quốc hội thông qua về việc Ukraine rút khỏi Công ước Ottawa.
Như tin đã đưa, thì cuối tháng trước ông Zelensky đã ký nghị định: “Ukraine rút khỏi Công ước [Ottawa] 18/9/1997, [công ước] cam kết cấm sử dụng, tồn trữ, sản xuất, và lưu thông mìn sát thương, cũng như cam kết phá hủy chúng.”
Và bây giờ, Thứ Ba ngày 15/7, Quốc hội Ukraine đã thông qua, và sau đó trong cùng ngày, tổng thống đã ký thành luật việc này.
Theo giải thích của Bộ Ngoại giao Ukraine vào tháng trước, thì việc Ukraine rút khỏi Công ước là để khiến Ukraine tránh khỏi bất lợi, bởi vì Nga không tham gia Công ước.
Trên thực tế, cũng theo truyền thông Ukraine báo cáo, một loạt các quốc gia của khối NATO tiếp giáp với Nga cũng tiến hành việc thoái xuất khỏi công ước Ottawa: Látvia, Phần Lan, Ba Lan.
Như tin đã đưa đây là nằm trong kế hoạch của NATO, dự định rải nhiều triệu quả mìn sát nhân dọc theo 2.150 dặm (3.460 km) đường biên giới tiếp giáp với Nga. Kể cả dải đất Kalinigrad nho nhỏ của Nga cũng bị mìn phong tỏa.
Phía Nga nhiều lần tuyên bố rằng họ không hề có ý định, và trên thực tế cũng không có năng lực, để tấn công sang Châu Âu. Nga cho rằng Châu Âu hiện nay đang dùng thủ đoạn tuyên truyền cường độ cao để tạo giả tượng rằng Châu Âu đang bị Nga uy hiếp về quân sự, tất cả là để biện minh cho việc mở NATO tiếp tục rộng ngân sách chi tiêu cho quân sự.
Công ước Ottawa năm đó được xem như một tiến bộ của văn minh nhân loại, bởi vì mìn sát nhân dùng trong chiến tranh được nhìn nhận là có tác hại lâu dài đối với dân thường, thậm chí hàng thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc.
Trong văn bản của Liên Hợp Quốc, có đoạn ghi rõ:
“Việc rút khỏi [công ước] chỉ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ khi văn bản thoái xuất được nhận bởi Người lưu ký.” ‘Người lưu ký’ ở đây là nói về Tổng Thư ký LHQ. Nhưng mà, nếu quốc gia đệ đơn thoái xuất ấy mà đang tham gia xung đột vũ trang thì “việc rút khỏi [công ước] sẽ không có hiệu lực trước khi xung đột vũ trang kết thúc.”
Trên thực tế, Ukraine không hoàn toàn tuân thủ Công ước Ottawa mặc dù họ đã ký vào đó.
Như tin đã đưa, một báo cáo tại chỗ của phóng viên Mỹ với tiêu đề “Một mảnh đất chết: Những gì còn lại sau khi Ukraine xâm lược Nga” (12/7/2025) đã cho hay Ukraine đã tiến hành rải mìn sát nhân ở tỉnh Kursk của Nga. Mặc dù họ đã rút khỏi tỉnh Kursk của Nga, nhưng có những vùng mà Ukraine từng chiếm đóng, thì có lẽ phải nhiều năm nữa nhân dân mới có thể ở.
Theo Kyiv Independent báo cáo, việc chính quyền Kiev gấp rút tìm cách thoái xuất khỏi Công ước Ottawa đã gặp phải các tiếng nói chỉ trích của các cơ quan bảo vệ nhân quyền:
“Trong bối cảnh Ukraine đang trong thời kỳ chiến tranh, cách làm mang tính biểu tượng này là nhằm tạo vỏ bọc chính trị cho Ukraine để vi phạm trắng trợn các cam kết từ lâu về cấm phát triển, sản xuất, và sử dụng mìn sát thương,” Mary Wareham, phó giám đốc Bộ phận Khủng hoảng, Xung đột và Vũ khí tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã nói với tờ báo.
Trong chiến tranh Ukraine, phe Nga đang trong xu thế lấn đất, và phe Ukraine trong xu thế phòng thủ. Thông thường, mìn là vũ khí của phe phòng thủ.
Nhật Tân
Từ khóa Chiến tranh Nga - Ukraine Volodymyr Zelensky nguy cơ chiến tranh Nga - NATO Công ước Ottawa Dòng sự kiện Recommend
