3 bí mật mà ĐCSTQ lo sợ người dân biết
- Lý Hào
- •
Thời điểm hiện tại, có 3 vấn đề mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đang nghĩ cách để lừa dối người dân. Nguyên nhân vì 3 chuyện này chính là “bí mật cao cấp” mà ĐCSTQ sợ người dân biết đến nhất.
Trung Quốc không đồng nghĩa ĐCSTQ, người dân Trung Quốc nên tách rời ĐCSTQ
Bí mật này đã được thảo luận nhiều lần và được nhấn mạnh, “Trung Quốc không đồng nghĩa Đảng Cộng sản Trung Quốc”, “người Trung Quốc không đồng nghĩa đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc”, bởi vì có 5 lý do có thể chứng minh:
Lý do 1: Đảng không đồng nghĩa với quốc gia, đảng chấp chính không đồng nghĩa với người dân toàn quốc.
Lý do 2: ĐCSTQ lũng đoạn chính quyền, thiếu tính đại biểu dân ý.
Lý do 3: ĐCSTQ phá hoại truyền thống, huỷ hoại văn hóa Trung Hoa 5.000 năm.
Lý do 4: ĐCSTQ thảm sát nhân dân, coi người dân như kẻ thù.
Lý do 5: Trung Quốc truyền thống được các nước đến học hỏi, còn ĐCSTQ bị toàn cầu lên án.
Nói một câu đơn giản, chính là thể chế độc tài ĐCSTQ thiếu tính hợp pháp của chính quyền, không cách nào đại biểu cho hơn 1 tỷ người dân Trung Quốc, người Trung quốc nên “tách rời” khỏi ĐCSTQ.
Tuy nhiên, từ quá khứ đến nay, ĐCSTQ luôn giả mù giả điếc về điểm này, cố gắng dùng sự phớt lờ và im lặng để né tránh những lập luận nhạy cảm đi thẳng vào vấn đề. Cho đến cuối tháng, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có bài phát biểu nặng ký về Trung Quốc, một lần nữa nhấn mạnh người dân Trung Quốc khác với ĐCSTQ.
Trong bài phát biểu hôm 23/7, ông Pompeo nói: “Tôi lớn lên và phục vụ quân đội trong Chiến tranh Lạnh. Và nếu có một điều tôi học được, thì đó là cộng sản luôn nói dối. Lời nói dối lớn nhất của họ là họ đang đại diện cho 1,4 tỷ người, những người đang bị giám sát, áp bức và sợ hãi không dám nói thật.”
Bài phát biểu sắc bén của Pompeo và việc chính quyền Trump thường xuyên nhấn mạnh đến việc đối xử với người dân Trung Quốc khác với ĐCSTQ đã khiến ĐCSTQ khá hoảng sợ và buộc Bắc Kinh phải lên tiếng đáp trả.
Truyền thông của ĐCSTQ ngày 25/8 đăng bài viết hơn 30.000 chữ, ngoài việc tiếp tục công kích ông Trump, cũng lần đầu tiên công khai hồi đáp về chủ đề kỵ húy “người dân Trung Quốc không đồng nghĩa với ĐCSTQ”. Tiếp theo, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ lên tiếng phụ họa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên nói hôm 27/8/2020: “Người dân Trung Quốc chính là tường đồng vách sắt của ĐCSTQ, đừng có ai nghĩ muốn phá vỡ.”
Phát ngôn của ông Triệu Lập Kiên đã khiến cho cả trong và ngoài Trung Quốc xôn xao, lên án ĐCSTQ dựa vào đâu để đại diện cho người dân Trung Quốc? Dựa vào đâu để lấy người dân làm lá chắn?
Ngày 3/9, ông Tập Cận Bình đích thân ra trận, nhắc đến “5 cần thiết” và “5 tuyệt đối không đáp ứng”, trong chốc lát đã gây chú ý trên mạng.
Đặc biệt là trong đó có nhắc tới, “Bất cứ ai, bất cứ thế lực nào cố gắng chia tách và đối lập ĐCSTQ với người dân Trung Quốc, người Trung Quốc tuyệt đối không đáp ứng!”. Ông cũng nhấn mạnh, “Cần kiên trì sự lãnh đạo của ĐCSTQ”.
Vì sao trong quá khứ ĐCSTQ luôn giả vờ không nghe thấy vấn đề này, còn hiện nay lại đột nhiên khẩn cấp lên tiếng, cố gắng ràng buộc ĐCSTQ và người dân Trung Quốc với nhau? Điều này có nghĩa khái niệm “Trung Quốc không đồng nghĩa với ĐCSTQ” ngày càng được lưu truyền rộng rãi ở trong nước Trung Quốc, và điểm này chính là bí mật và điểm yếu mà ĐCSTQ sợ mọi người biết nhất.
ĐCSTQ sợ nhất là người dân sẽ phân biệt rõ “sự khác biệt giữa đảng và quốc gia”, “yêu nước không đồng nghĩa yêu đảng”, điều này sẽ khiến cho người dân dần dần không còn nghe theo đảng nữa, thậm chí muốn tìm một chính đảng hoặc thể chế khác để đại biểu cho nhân dân và nghe lời nhân dân, để lãnh đạo quốc gia này, đem lại hạnh phúc cho người dân.
Như thế, sẽ tiến thêm bước nữa khiến cho người dân Trung Quốc muốn tách khỏi ĐCSTQ, muốn tìm lại ý nghĩa thực sự của dân chủ, đó là “nhân dân là chủ nhân của quốc gia”, chứ không phải “đảng là chủ nhân của quốc gia và nhân dân” như hiện nay, điều này sẽ dẫn đến sự lay động và nguy cơ cho sự thống trị độc tài của ĐCSTQ.
Bí mật 2: ĐCSTQ là “chuyên chính của giai cấp tư sản quyền quý”
Như đã biết ĐCSTQ dùng cờ hiệu Chủ nghĩa cộng sản để thành lập chính quyền, và một trong những yêu cầu ban đầu chính là nói rằng muốn “đả đảo giai cấp chủ nghĩa tư bản”, thực hiện “chuyên chính giai cấp vô sản”.
Nhưng mọi người không phát hiện, những năm gần đây, những người nắm quyền ở cao tầng nội bộ ĐCSTQ, có ai là “giai cấp vô sản” không? “Giai cấp vô sản” nghèo khó như nông dân, công nhân, v.v vẫn là vô sản, ngược lại những người chuyên chính kia, cơ hồ gia tộc nào cũng đều là giai cấp tư sản quyền quý.
Nói cách khác, ĐCSTQ dùng khẩu hiệu “giai cấp chuyên chính vô sản”, “đả đảo chủ nghĩa tư bản”, là lừa gạt người dân Trung Quốc giúp đỡ ĐCSTQ thực hiện “đảng giai cấp chuyên chính tư sản quốc gia” và “chủ nghĩa tư bản quyền quý”.
Năm xưa ông Đặng Tiểu Bình từng nói, “để cho một bộ phận người giàu trước”, kết quả là những người trở lên giàu có vĩnh viễn là nhóm quyền quý cao tầng ĐCSTQ và hồng nhị đại, hồng tam đại. Cho đến hiện nay, Trung Quốc vẫn còn hơn 600 triệu người có thu nhập bình quân chưa đến 1.000 nhân dân tệ.
Điều này đã phản ánh ra, ĐCSTQ trước sau vẫn là “nói một đằng, làm một nẻo”, dùng các loại hoa ngôn xảo ngữ để lừa dối mọi người, động viên quần chúng hy sinh tính mạng để đấu tranh cho quyền lực của ĐCSTQ, đợi đến khi ĐCSTQ đấu tranh thắng lợi đoạt được chính quyền và trở lên giàu có, thì họ lại đẩy quần chúng không còn giá trị lợi dụng xuống tầng đáy của xã hội, tiến hành cái gọi là “duy trì ổn định” đối với bộ phận người này, mượn đó làm cơ hội để bảo vệ quyền lực và tài sản trong tay ĐCSTQ.
Nói thẳng ra, ĐCSTQ không thực sự tin vào chủ nghĩa cộng sản, chỉ là mượn lớp da ngoài của chủ nghĩa cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa, tô điểm vào để mê hoặc quần chúng, động viên quần chúng đấu tranh đánh giết, dùng để đoạt lấy quyền vị và tài sản của số ít người. Đây là một bí mật mà ĐCSTQ sợ người dân biết.
Do đó, mặc dù ĐCSTQ tuyên truyền lấy “chủ nghĩa Mác-Lê” làm chỉ nam hành động, nhưng trên thực tế là ĐCSTQ lại sợ người dân nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lê. Chính là vì họ sợ người ta nhìn thấy khẩu hiệu “giai cấp vô sản chuyên chính” ban đầu so với “giai cấp chuyên chính tư sản quyền quý” hiện nay có sự khác biệt, thì họ sẽ tỉnh ngộ.
Cho nên, chúng ta có thể nhìn thấy, những năm gần đây nhiều lần xuất hiện chính đảng cánh tả, để trấn áp mâu thuẫn nội bộ giữa các nhóm cánh tả. Ví dụ nói Hội trưởng Hiệp hội Chủ nghĩa Mác Bắc Kinh bị bắt, đàn áp sinh viên cánh tả, đàn áp công đoàn, v.v.
Ngay cả một nhóm sinh viên Đại học Nam Kinh muốn thành lập Hội nghiên cứu đọc chủ nghĩa Mác cũng bị nhân viên an ninh địa phương dùng bạo lực giải tán. Một chính đảng tự xưng là lấy chủ nghĩa Mác làm chỉ nam hành động, nhưng lại cấm người dân nghiên cứu chủ nghĩa Mác, điều này có mâu thuẫn hay không?
Thực ra, nguyên nhân rất đơn giản: Thứ nhất, ĐCSTQ sợ người dân học tập Mác-Lê, sẽ hiểu được ĐCSTQ là một nhóm lưu manh không có văn hóa, dùng khẩu hiệu “Mác-Lê” để lừa dối người dân; Thứ hai, ĐCSTQ ban đầu dựa vào lừa dối đấu tranh để đoạt quyền đoạt vị, nên tự nhiên sẽ lo lắng đằng sau sẽ có càng nhiều người muốn rập khuôn theo họ, bắt chước họ đoạt quyền.
Điều quan trọng nhất là, từ Liên Xô cho đến chính quyền ĐCSTQ, chưa từng thấy cái gọi là “chủ nghĩa Mác-Lê” hoặc “chủ nghĩa cộng sản” mang đến công bằng xã hội và chính nghĩa, chỉ là lừa dối người dân hết lần này đến lần khác và dùng vũ lực đoạt chính quyền, cuối cùng là đi theo hướng thể chế độc tài và thống trị khủng bố của số ít “giai cấp chuyên chính tư sản quyền quý”.
Cựu Tổng thống Mỹ Reagan có một câu danh ngôn đó là : “Bạn muốn làm thế nào để phân biệt ai là người Đảng Cộng sản? Chính là người đang đọc sách của Mác – Lê. Vậy làm thế nào phân biệt ai là người phản đối Đảng Cộng sản? Chính là người thực sự đọc hiểu Mác – Lê.”
Bí mật thứ ba: Đấu tranh trong nội bộ ĐCSTQ ngày càng gay gắt, cục diện có thể bất ngờ biến đổi
Người dẫn chương trình Ngã Tư thế giới Đường Hạo nói rằng trong các chương trình của mình, anh nhiều lần nhấn mạnh, nội bộ cao tầng của ĐCSTQ vẫn liên tiếp đấu đá, hơn nữa ngày càng kịch liệt, ngày càng công khai hóa.
Ví dụ nói, gần đây ông Lý Khắc Cường thúc đẩy “kinh tế vỉa hè”, cơ quan tuyên truyền do ông Vương Hỗ Ninh phụ trách sau đó ra lệnh cấm tuyên truyền “kinh tế vỉa hè”; ông Tập Cận Bình muốn trong năm nay “xây dựng toàn diện xã hội tiểu khang”, nhưng ông Lý Khắc Cường lại nói thẳng thắn rằng hiện tại 600 triệu người có thu nhập hàng tháng chưa tới 1.000 nhân dân tệ.
Sau Hội nghị Bắc Đới Hà, ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường lần lượt đến vùng chịu ảnh hưởng thiên tai lũ lụt An Huy và Trùng Khánh. Tuy nhiên trên truyền thông của ĐCSTQ chỉ có thể nhìn thấy bản tin về ông Tập, còn ông Lý hầu như không có nhiều thông tin. Điều này cũng khiến cho ngoại giới cho rằng đây là thể hiện của đấu đá trong nội bộ ĐCSTQ.
Ngoài ra, từ tháng Bảy đến cuối tháng Tám, hệ thống chính trị pháp luật của ĐCSTQ có ít nhất 35 quan chức “ngã ngựa”, trong đó bao gồm cả quan chức cấp cao như Phó thị trưởng kiêm Cục trưởng Cục Công an Thành phố Thượng Hải Cung Đạo An. Hành động đả hổ liên tiếp thế này, từ một góc độ khác đã phản ánh ra nội bộ ĐCSTQ xác thực là không yên ả, đấu đá giành quyền lực với danh nghĩa “chống tham nhũng” vẫn kịch liệt.
Ngay cả sách giáo khoa lịch sử trung học cũng trở thành chiến trường, định tính lịch sử “Cách mạng Văn hóa” trong sách giáo khoa, trong hai năm qua liên tiếp được sửa đổi. Trong thời kỳ ông Đặng Tiểu Bình, đã định tính Cách mạng Văn hóa là do người lãnh đạo phát động sai, “mang đến thảm họa nội loạn nghiêm trọng cho đảng, quốc gia và dân tộc”.
Đến năm 2018, sách giáo khoa của ĐCSTQ đã nói Cách mạng Văn hóa thành sự “tìm tòi gian khổ” trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, hiển nhiên là đang “tẩy trắng” cho Cách mạng Văn hóa. Tuy nhiên đến năm nay, sách giáo khoa lại thay đổi, trở lại cách nói là “phát động sai lầm của người lãnh đạo”, “thảm họa nội loạn nghiêm trọng”.
Hàng loạt những thay đổi trong sách giáo khoa, bề mặt liên quan đến việc ĐCSTQ định vị lại đối với lịch sử hành vi trong quá khứ của mình, thực tế lại là phản ánh sự đấu đá ngầm giữa các phe phái ở cao tầng ĐCSTQ. Hồng nhị đại và những gia tộc đỏ từng bị Mao Trạch Đông bức hại trong Cách mạng Văn hóa, đã phản đối người đương quyền “tẩy trắng” Cách mạng Văn hóa. Hơn nữa, trong lần cải cách sách giáo khoa này, ở một mức độ nào đó có thể nhìn thấy sự nhượng bộ của người đương quyền đối với gia tộc đỏ.
Tuy nhiên, đấu đá phe phái trong nội bộ không vì thế mà chững lại. Mới đây, truyền thông của ĐCSTQ đột nhiên đăng bài phát biểu cách đây một năm của ông Tập Cận Bình, liên tiếp nhấn mạnh tính quan trọng của “đấu tranh”. Bài viết chưa đến 2.000 chữ, nhưng lại xuất hiện 56 lần từ “đấu tranh”, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, “Đấu tranh của người cộng sản chúng ta, chưa bao giờ đi theo hướng vấn đề mâu thuẫn, thách thức rủi ro.”
Đoạn phát biểu này, dường như có hàm ý, không những ám thị đấu tranh của ông Tập đối với nội bộ đảng, cũng là tiến hành đánh thức và cảnh cáo đối thủ trong nội bộ đảng. Ông Tập Cận Bình còn nói, “Muốn thắng lợi đấu tranh giành chính quyền, cần phải có chiến sĩ dám đấu tranh, giỏi chiến đấu”, hơn nữa còn yêu cầu cán bộ “đứng trước nguy cơ khó khăn, dám đứng ra, dám kiên quyết đấu tranh khi đứng trước khủng hoảng khó khăn”.
Đằng sau đoạn phát biểu này, liệu có phải là ông Tập Cận Bình đang hét lớn với các phe phái trong đảng, động viên quan chức lớn nhỏ đứng về phía của mình hay không? Chúng ta biết rằng, trong quá khứ, thông qua truyền thông của đảng để liên tiếng đối với đối thủ chính trị và quan chức lớn nhỏ, là một đặc sắc lớn trong quan trường ĐCSTQ. Bài viết này cách đây một năm “đã hò hét”, năm nay lại tiếp tục được đăng lại, tín hiệu chính trị rất mạnh.
Trước hết, điều này có nghĩa là trong năm qua, áp lực chính trị trong nội bộ đảng của ông Tập không hề thuyên giảm, hơn nữa tình hình hiện tại của ông có thể ngày càng trở nên tồi tệ hơn, vị trí cầm quyền của ông ngày càng không ổn định, do đó cần phải đăng lại bài phát biểu này. Một mặt là đưa ra thông báo cảnh cáo đối phương, mặt khác là phát lệnh động viên chính trị. Điều này cũng ám thị một cuộc “nội chiến” đẫm máu khác trong nội bộ ĐCSTQ có thể sẽ bắt đầu hoặc đã bắt đầu.
Trùng hợp là gần đây, qua các kênh thân cận với Trung Nam Hải, chúng ta biết rằng cao tầng của ĐCSTQ đang chiến đấu ác liệt, tình hình đang tiếp tục leo thang. Dự kiến nhanh nhất đến tháng Chín có thể sẽ càng kịch liệt hơn, thậm chí là xuất hiện cục diện đối kháng, đến lúc đó ngoại giới cũng có thể thấy. Nếu tình huống này xảy ra, nó có thể mang lại tác động mạnh mẽ và những thay đổi to lớn đối với chế độ Cộng sản Trung Quốc.
Vì vậy, mặc dù các quan chức cấp cao của ĐCSTQ giả vờ tỏ ra bình tĩnh và thân thiện, gần đây 7 thành viên Thường vụ Bộ Chính trị và ông Vương Kỳ Sơn đã tham dự các hoạt động kỷ niệm kháng Nhật và đại hội tuyên dương chiến đấu chống dịch, tạo ra bầu không khí đoàn kết trong đảng.
Tuy nhiên, thực tế nội bộ ĐCSTQ lại có sóng ngầm đang cuộn trào vô cùng nguy hiểm. Đến tháng Chín, có thể sẽ có việc lớn xảy ra.
Lý Hào (trích từ chương trình Ngã tư Thế giới / Epoch Times)
Xem thêm:
- Ba bức tranh tiên tri Lưu Bá Ôn để lại cho Hoàng đế Minh mạt Sùng Trinh
- “Một vành đai, một con đường” bị ảnh hưởng nặng nề bởi chế tài
MỜI XEM BẢN TIN CHỌN LỌC:
Từ khóa bí mật bí mật ĐCSTQ Dòng sự kiện