Dữ liệu dân số chân thực là cơ sở cơ bản nhất cho nghiên cứu kinh tế và hoạch định chính sách kinh tế. Sau khi trải qua hai trận dịch quy mô lớn trong hai thập kỷ qua, sự thay đổi dân số của Trung Quốc ngày càng thu hút nhiều sự chú ý từ thế giới bên ngoài. Thông báo chính thức mới nhất của Trung Quốc rằng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 16-24 đã đạt mức cao nhất lịch sử, nhưng lời giải thích của cơ quan chức năng lại cung cấp bằng chứng phụ về sự sụt giảm dân số đáng kể. Trong tương lai, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị thu hẹp hoặc thậm chí thụt lùi, và sẽ có những thay đổi chưa từng có.

GettyImages 1245955578
Bệnh nhân tại bệnh viện Tongren Thượng Hải 3/1/2023. (Nguồn ảnh: HECTOR RETAMAL/AFP qua Getty Images)

Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao kỷ lục, 50 triệu người đi đâu?

Dữ liệu kinh tế do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 15/6 cho thấy, trong tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát của lực lượng lao động trong độ tuổi 16 – 24 và 25 – 59 lần lượt là 20,8% và 4,1%. Số giờ làm việc bình quân trong tuần của người lao động trong các doanh nghiệp trên cả nước (Trung Quốc) là 48,6 giờ. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên trong độ tuổi 16 – 24 đạt mức kỷ lục.

Từ năm 2018, dữ liệu kinh tế do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố đã thay đổi tỷ lệ thất nghiệp đăng ký ở thành thị thành tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát phản ánh đúng thực trạng thất nghiệp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp đăng ký, nhưng nó vẫn không thể phản ánh toàn diện thực trạng của thị trường việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp điều tra chính thức cũng có sự sai lệch, chẳng hạn tỷ lệ thất nghiệp điều tra toàn Trung Quốc ở thành thị tháng 4/2023 chỉ là 5,1%, chỉ thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức 5,2% của tháng 12/2019 trước khi dịch bùng phát, hiển nhiên tỷ lệ (5,1%) này là không phù hợp với thực tế.

Để thuyết phục mọi người rằng dữ liệu chính thức là đúng và đáng tin cậy, tại cuộc họp báo của Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Phó Lăng Huy (Fu Linghui), người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, kiêm Vụ trưởng Vụ Thống kê Toàn diện Kinh tế Quốc dân, đã giải thích về hệ thống thống kê và phương pháp khảo sát, “Tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát ở thành thị của nước ta (Trung Quốc) sẽ không đánh giá thấp tình hình thất nghiệp quốc gia và có thể phản ánh khách quan tình hình việc làm thực tế.”

Hơn nữa, để thuyết phục mọi người rằng tình trạng thất nghiệp của thanh niên không nghiêm trọng, ông Phó Lăng Huy cho biết, trong số những người 16 – 24 tuổi “có tổng cộng hơn 6 triệu thanh niên thất nghiệp”.

Nhưng điều đáng chú ý, ông Phó Lăng Huy nói, “Vào tháng 5, tổng số thanh niên từ 16 – 24 tuổi vào khoảng hơn 96 triệu.”

Năm sinh tương ứng với nhóm 16 – 24 tuổi là năm 1999 đến năm 2007.

Nhóm “Chính trị và Kinh tế Thiên Quân” đã sắp xếp dữ liệu từ trang web của chính quyền trung ương (gov.cn) và thông cáo thống kê hàng năm của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Từ năm 1999 đến 2007, số ca sinh ở Trung Quốc lần lượt là 19,09 triệu, 17,71 triệu, 17,02 triệu, 16,47 triệu, 15,99 triệu, 15,93 triệu, 16,17 triệu, 15,85 triệu, 15,95 triệu, tổng số là 150,18 triệu (150.180.000), và con số chênh lệch giữa hơn 96 triệu người mà ông Phó Lăng Huy đề cập là khoảng 54,18 triệu.

Vậy 54,18 triệu người đã đi đâu?

Kể từ năm 1999, Trung Quốc đã tiến hành ba cuộc tổng điều tra dân số quốc gia và đây là lý do để đây là dữ liệu toàn diện nhất về những thay đổi dân số của Trung Quốc. Vậy thì, dữ liệu của ông Phó Lăng Huy có lẽ là mới nhất.

Vậy 50 triệu thanh niên Trung Quốc đi du học? Trước hết, không có nhiều thanh niên Trung Quốc đi du học. Thứ hai, ngay cả sinh viên quốc tế cũng sẽ được tính vào các cuộc tổng điều tra quốc gia trước đây.

Vậy 50 triệu thanh niên Trung Quốc di cư sang nước khác, thay đổi quốc tịch và không được đưa vào điều tra dân số quốc gia?

Nhóm “Chính trị và Kinh tế Thiên Quân” đã nghiên cứu thông qua Tổ chức Di cư Quốc tế của Liên hợp quốc (International Organization for Migration, IOM), Ngân hàng Thế giới, các tổ chức phi chính phủ và các báo cáo nghiên cứu học thuật. Do các phương pháp và quy mô thống kê khác nhau, kết luận là tổng số người Trung Quốc di cư sang các quốc gia khác trong những năm qua là khoảng từ 5 triệu đến 10 triệu.

Ví dụ, Liên đoàn Hoa kiều hồi hương toàn Trung Quốc, tham gia Ủy ban Toàn quốc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và có liên kết với Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ngày 17/4/2023 đã xuất bản một bài viết nói rằng, “Số lượng người di cư quốc tế của Trung Quốc đã lên tới 7,75 triệu người, [Trung Quốc] là nơi có người dân di cư ra nước ngoài lớn thứ 5 trên thế giới, các châu lục đều có di dân quốc tế từ Trung Quốc.”

Theo dữ liệu chính thức của Trung Quốc, tỷ lệ tử vong dân số vào năm 2022 là 7,37‰.

Giả sử tổng số người trong độ tuổi 16 – 24 là 150,18 triệu người, số người tử vong là 50 triệu người và tỷ lệ tử vong là khoảng 33,29‰ (mỗi 1000 người thì có 33,29 người chết). Đối với nhóm có sức khỏe thể chất tốt nhất thì còn như thế, vậy những người ở các nhóm tuổi khác thì thậm chí càng đáng lo ngại hơn!

Ngoài ra, cần lưu ý rằng vào ngày 9/6, thông cáo thống kê dân chính của Bộ Dân chính Trung Quốc phát hành đã chậm hơn hai tháng so với thời gian phát hành được quy định trong những năm trước (trước tháng 4). Đặc biệt là dữ liệu hỏa táng đã làm dấy lên mối quan tâm lớn từ cộng đồng quốc tế. Bộ Dân chính cũng không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào về việc hoãn thông cáo và dữ liệu tang lễ biến mất.

Vào cuối năm ngoái, chính quyền ĐCSTQ bắt đầu nới lỏng kiểm soát dịch bệnh mà không có cảnh báo cũng như kế hoạch và sự chuẩn bị, người dân Trung Quốc đã bị virus tấn công toàn diện trong tình huống chưa biết làm thế nào. Do dân số khổng lồ ở Trung Quốc và khả năng lây nhiễm trên toàn quốc trong thời gian ngắn, nên dù tính theo tỷ lệ tử vong do COVID-19 thấp nhất thế giới, số ca tử vong do nhiễm bệnh ở Trung Quốc trong giai đoạn dịch này sẽ vẫn là con số kinh người.

Diễn biến của cuộc khủng hoảng dân số ở Trung Quốc trong 20 năm qua

Nhiều sự kiện lớn đã xảy ra trong khoảng thời gian 1999 – 2023, nhưng sự kiện lớn duy nhất có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi dân số là 2 lần dịch bệnh quy mô lớn. Một là sự bùng phát của SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) vào năm 2002 – 2003; hai là sự bùng phát của COVID-19 (virus corona mới).

Dịch bệnh đã gây ra một số lượng lớn người chết, nhưng vì chính quyền ĐCSTQ luôn quen với việc che giấu sự thật và lừa dối thế giới, nên số người chết thực sự đã bị che giấu.

Trong cuộc tổng điều tra dân số quốc gia lần thứ sáu, khủng hoảng dân số đã thể hiện rõ. Cuộc điều tra dân số quốc gia lần thứ sáu được thực hiện vào tháng 11/2010 và dữ liệu được công bố vào tháng 4/2011.

Năm 2011, thể chế của ĐCSTQ đang phải đối mặt với sự thay đổi dàn lãnh đạo và quá trình chuyển giao quyền lực cao nhất đang trong quá trình diễn ra, do đó Trung Nam Hải không còn tâm trí để xem xét đến vấn đề dân số. Vào tháng 2/2012, xảy ra “sự cố Vương Lập Quân”, Phó thị trưởng Thành phố Trùng Khánh kiêm Cục trưởng Cục Công an Thành phố Trùng Khánh là Vương Lập Quân, đã chạy vào và ở lại Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô (được ĐCSTQ coi là đào tẩu). Đây là một sự kiện lớn đối với ĐCSTQ, và mọi thứ khác ngoài chuyện này thì đều là chuyện nhỏ.

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, quyền lực của ông ta chưa ổn định. Ông Tập đã dùng chiêu bài “chống tham nhũng” và các thủ đoạn khác để tấn công các đối thủ chính trị, mãi cho đến khi Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, bị lập án điều tra vào năm 2014 và bị kết án vào năm 2015, thì ông Tập mới thở dài nhẹ nhõm. Trong thời kỳ này, Trung Nam Hải cũng bắt đầu đối phó với cuộc khủng hoảng dân số. Vào tháng 11/2013, ĐCSTQ quyết định thực hiện chính sách “sinh 2 con”, hầu hết các tỉnh thành đã thực hiện chính sách này vào tháng 3/2014 nhưng không có hiệu quả rõ ràng, dân số sinh mới không tăng mà lại giảm.

Do đó, ĐCSTQ đã thực hiện toàn diện chính sách sinh hai con vào năm 2015, nhưng cuộc khủng hoảng dân số đã nổ ra. Ngoại trừ một đợt tăng đột biến về số ca sinh vào năm 2016, số trẻ sơ sinh giảm hàng năm trong 4 năm tiếp theo.

Cuộc điều tra dân số toàn quốc lần thứ 7 bắt đầu vào tháng 11/2020. Nhưng trong bối cảnh khủng hoảng nhân khẩu học, kết quả điều tra dân số rất xấu. Cục Thống kê Quốc gia đã làm thêm giờ để thêu dệt dữ liệu, thời gian công bố bị trì hoãn hết lần này đến lần khác, cuối cùng họ đã công bố một báo cáo đầy sơ hở vào ngày 11/5/2021. Sau đó, Bộ Chính trị của ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 31/5, tuyên bố tiếp tục thực hiện chính sách “sinh 3 con” và các biện pháp hỗ trợ, đồng thời trì hoãn dần tuổi nghỉ hưu theo luật định. Điều này cũng cho thấy cuộc khủng hoảng lương hưu là rất nghiêm trọng và ĐCSTQ đang cố gắng trì hoãn sự bùng phát của cuộc khủng hoảng.

Vào năm 2021, mức tăng dân số ròng chỉ là 480.000 người (số sinh trừ đi số chết).

Vào ngày 17/1/2023, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố rằng số ca sinh vào năm 2022 là 9,56 triệu, giảm 850.000 so với cuối năm trước và dân số xuất hiện sự tăng trưởng âm (số ca sinh trừ đi số người chết là âm). Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1950, dân số sinh hàng năm giảm xuống dưới 10 triệu người. Tỷ lệ sinh năm 2022 là 6,77‰, và tỷ lệ sinh ở Trung Quốc đã giảm xuống dưới 1% (tức 10‰) trong 3 năm liên tiếp.

Tổng hợp những thông tin nói trên, nhìn lại lịch sử hơn 20 năm, việc giảm dân số nghiêm trọng xảy ra trong thời kỳ dịch bệnh.

Vào ngày 15/1, ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã tiết lộ rằng khi dịch SARS xuất hiện lần trước, Trung Quốc có 200 triệu người đã chết. Về sau ĐCSTQ phát hiện ra rằng dân số đã giảm, nên họ đã ngay lập tức mở cửa các quy định sinh 2 con và 3 con.

Ông Lý cũng cho biết, trong 3 năm dịch bệnh vừa qua, đã có 400 triệu người Trung Quốc đã chết và con số này sẽ lên tới 500 triệu người khi làn sóng dịch bệnh này kết thúc.

Lời kết: Các mâu thuẫn khác nhau trong xã hội Trung Quốc ngày càng nổi cộm, từ chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương, từ doanh nghiệp đến hộ gia đình, khủng hoảng nợ không ngừng nổ ra. Nền kinh tế đang suy thoái, trong tương lai nền kinh tế có thể bị thu hẹp hoặc thậm chí lùi lại nhiều thập kỷ, và nền kinh tế quốc gia và sinh kế của người dân sẽ phát sinh những thay đổi chưa từng có.