Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo với vẻ mặt đầy lo lắng ở cổng Thiên An Môn
- Miêu Vi
- •
Một số bức ảnh về lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Quảng trường Thiên An Môn đã được lan truyền trên Internet. Trong một bức ảnh, cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo đứng một góc với khuôn mặt lộ vẻ lo lắng, và “kẻ thù” của ông đứng đằng sau lưng ông. Sự sắp xếp kỳ lạ này đã đưa đến nhiều cách lý giải khác nhau.
Vào lễ kỷ niệm một trăm năm thành lập ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình đã dẫn đầu một nhóm các lão thành của đảng lên cổng Thiên An Môn. Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng xuất hiện trong một bức ảnh chụp tại lễ kỷ niệm này. Ông đứng ở một góc của cổng Thiên An Môn, phía sau là người em trai Bạc Hy Thành của “kẻ thù không đội trời chung” Bạc Hy Lai của ông.
Ngày 3/7, Twitter đã đăng tải một số lịch trình tham dự buổi lễ mừng đảng, được biết, có “bốn phó hai cao” thời đầu xây dựng đảng (“bốn phó” gồm Phó Chủ tịch Quốc gia, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện và Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, “hai cao” gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao), và hơn 55 người thuộc các gia tộc của các tướng, tất cả đồng thời lên phía đông khán đài. Trong số những người này, bao gồm con trai thứ 3 của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Bạc Nhất Ba là Bạc Hy Thành, em trai của Bạc Hy Lai.
Trong 5 năm đầu nhiệm kỳ của ông Tập Cận Bình, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và một số nhân vật khác đã lần lượt bị hạ bệ, hiện vẫn bị giam trong nhà tù Tần Thành. Không ngờ, trong ngày lễ kỷ niệm ĐCSTQ, ông Tập lại sắp xếp cho em trai Bạc Hy Lai là Bạc Hy Thành tham dự buổi lễ. Với thâm niên và cấp bậc của mình, Bạc Hy Thành lại được đi cùng với các bậc lão thành ĐCSTQ khác đến Thiên An Môn, sự sắp xếp này quả khiến người ta khó lý giải.
Thông tin công khai cho thấy, nguyên lão ĐCSTQ Bạc Nhất Ba có 4 con trai và 3 con gái, ngoại trừ con gái lớn Bạc Hy Oánh, những người còn lại đều là con của vợ hai Hồ Minh, theo thứ tự gồm con trai cả Bạc Hy Vĩnh, con trai thứ hai Bạc Hy Lai, con trai thứ ba Bạc Hy Thành, con trai thứ tư Bạc Hy Ninh; con gái thứ hai Bạc Khiết Oánh và con gái út Bạc Tiểu Oánh.
在“七一”百年黨慶典禮上,中共前總理溫家寶向大家展現了一副焦慮、憂愁、痛苦和失望的臉部表情,根本看不到喜慶。就算8964中共軍隊準備鎮壓在天安們廣場和平示威的學生的前夕,溫隨趙紫陽看望廣場上的學生,其臉色也沒有這樣嚴峻過。這似乎在告訴世人,習搞文革2.0,中國局勢嚴峻,中共面臨存亡危急! pic.twitter.com/LQR1ppcscy
— 草祭 (@caojitw) July 3, 2021
Cựu giáo sư Thảo Tế (Cao Ji) của một trường đại học ở Thượng Hải, người đã đăng bức ảnh này cho biết, trong bữa tiệc mừng ngày 1/7, ông Ôn Gia Bảo biểu hiện vẻ mặt lo lắng, buồn bã, đau đớn và thất vọng. Ngay cả vào trước khi quân đội ĐCSTQ chuẩn bị đàn áp cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên ngày 6/4/1989 (thảm sát Thiên An Môn), khi theo Tổng bí thư lúc đó là ông Triệu Tử Dương đến thăm các sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn, sắc mặt ông Ông Gia Bảo cũng không nghiêm nghị đến mức như vậy. Điều này dường như cho thiên hạ biết rằng ông Tập Cận Bình đang tham gia vào cuộc Cách mạng Văn hóa 2.0, tình hình ở Trung Quốc có lẽ đã rất dữ dội và ĐCSTQ đang đối mặt với nguy cơ tồn vong của chính mình.
Ông Trần Phá Không, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, phân tích rằng trong chương trình phát sóng trực tiếp Lễ kỷ niệm 100 năm ĐCSTQ và các bản tin thời sự, việc sắp xếp để máy quay chỉ quét qua trong nháy mắt, nhằm để thiên hạ biết rằng ông Ôn Gia Bảo đã có mặt ở đó, đây đối với một cựu Thủ tưởng là sự thể hiện rất không tôn trọng. Không chỉ vậy, đằng sau lưng ông lại chính là “kẻ thù” Bạc Hy Thành. Hình ảnh cho thấy vẻ mặt ông Ôn quả thật rất nặng nề, lo lắng.
Ông Trần Phá Không bình luận, Bạc Hy Lai bị tống vào tù vì muốn soán vị, tranh giành quyền lực với ông Tập Cận Bình, nhưng họ đều là “hồng nhị đại” (thế hệ con của các nguyên lão ĐCSTQ) và họ có cùng hệ tư tưởng. Hai nhà Bạc – Tập đều là các gia tộc nguyên lão của đảng, cả hai đều có thực lực và địa vị đáng kể trong ĐCSTQ. Do vậy, ông Tập vừa tống Bạc Hy Lai vào tù, mặt khác, lại cũng giả vờ để thể hiện sự ưu ái của mình với gia tộc họ Bạc.
Ông Trần Phá Không nhấn mạnh rằng thân phận của ông Bạc Hy Thành chỉ là một doanh nhân và là một đảng viên bình thường, nhưng việc ông ta lên được Cổng Thiên An Môn và đứng ngay sau lưng ông Ôn Gia Bảo là một sự sắp đặt đặc biệt.
Ôn Gia Bảo luôn được coi là “người tiên phong” chống lại Bạc Hy Lai, Nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, và là “người đối đầu” với Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Tổng cục Chính trị ĐCSTQ.
Khi mô hình Trùng Khánh của Bạc Hy Lai đang ở thời kỳ đỉnh cao vào khoảng năm 2012, ông Ôn Gia Bảo đã công khai bày tỏ sự không đồng tình. Tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của ĐCSTQ, ông Ôn đã công khai chỉ trích Bạc đang cố gắng khôi phục các hoạt động của Mao Trạch Đông thời Cách mạng Văn hóa. Trong khi các quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ đến Trùng Khánh để thị sát và khen ngợi Bạc, thì ông Ôn lại ủng hộ đối thủ chính trị của Bạc là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông lúc đó là Uông Dương. Vào ngày 15/3/2012, Bạc Hy Lai đã bị kích động bởi vụ Vương Lập Quân và bị Ủy ban Trung ương ĐCSTQ cách chức. Một ngày trước đó, ông Ôn Gia Bảo đã trả lời về vụ Vương Lập Quân trong cuộc họp báo của “lưỡng hội” (ngày 14/3/2012) mà các đồng chí lãnh đạo Trùng Khánh phải phản tỉnh và rút kinh nghiệm giáo huấn.
Vào đêm trước Lễ hội Thanh minh năm nay, ông Ôn Gia Bảo đã đăng một bài viết có tiêu đề “Mẹ tôi” trên tạp chí Macao Herald, nói về những thảm họa mà Cách mạng Văn hóa “vô tiền khoáng hậu” đã gây ra, nói về những nguyên tắc giáo dục truyền thống dạy về đạo lý làm người, và nói về Trung Quốc lý tưởng của ông, chính là một xã hội công bằng chính nghĩa, cũng nói rằng việc trở thành một quan chức ở Trung Nam Hải giống như đối mặt với vực thẳm.
Nhưng tại Trung Quốc, nơi mà mọi mặt đều không thể lên tiếng, bài viết dài nhớ mẹ của ông Ôn Gia Bảo, ngay lập tức đã bị cấm hoàn toàn trên mạng xã hội trong nước. Theo giới phân tích, lý do chính khiến bài viết bị kiểm duyệt vì ông Ôn Gia Bảo nhắc về cuộc sống khổ nạn của cha mẹ ông trong Cách mạng Văn hóa, chạm vào quan điểm của giới lãnh đạo ĐCSTQ hiện nay [không được chỉ tích lịch sử ĐCSTQ], và dường như chạm vào việc ông Tập muốn khôi phục Cách mạng Văn hóa.
Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đã đăng một bài báo gần đây, kể rằng khi trở thành thủ tướng, ông Ôn Gia Bảo đã cảnh báo mọi người đừng quên Cách mạng Văn hóa. Ông cũng đề cập đến các giá trị phổ quát trong nhiều dịp, mặc dù không thực sự làm bất cứ điều gì, nhưng trong một chế độ độc tài như vậy, vẫn còn có người lãnh đạo có thể nói lên điều này, không ít người cảm thấy rằng thật đáng quý.
Miêu Vi, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Cách mạng Văn hóa Bạc Hy Lai Ôn Gia Bảo Kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ Tập Cận Bình