Vì tham vọng quyền lực của mình, ông Trần Nhất Tân, Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, đã lên kế hoạch tấn công Pháp Luân Công ở nước ngoài. Chọn cách đàn áp Pháp Luân Công, nghĩa là Trần Nhất Tân đang chọn chung số phận ‘ngã ngựa’ như một nhóm quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bao gồm “mãnh hổ” Chu Vĩnh Khang.

Tran Nhat Tan
Ông Trần Nhất Tân – Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia của ĐCSTQ, cùng bước vào hàng ngũ đàn áp Pháp Luân Công như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai… trước đây.

Gần đây, Epoch Times đã đăng một bài báo về “Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc phát động cuộc tấn công nhằm vào Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ”. Bài viết tiết lộ rằng những người trong ngành công an của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nói rằng Trần Nhất Tân đang lên kế hoạch tấn công Pháp Luân Công ở hải ngoại.

Từ mùa xuân (năm nay), (Trần Nhất Tân) đã âm mưu tiến hành cuộc tấn công (mới nhất). Kế hoạch của y là tiêu diệt thế lực nước ngoài của Pháp Luân Công trước cuối năm nay, triệt phá tổ chức Pháp Luân Công và tiêu diệt hoàn toàn Pháp Luân Công. Bằng cách này (ông ấy) có thể tâng công với Tập Cận Bình để xin lĩnh thưởng.”

Từ mùa hè năm nay, một loạt các cuộc tấn công chống lại Pháp Luân Công đã xảy ra ở nước ngoài. Đây có thể là kết quả của sự thao túng phía sau hậu trường của ông Trần Nhất Tân, Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia của Trung Quốc.

Năm nay Trần Nhất Tân đã 65 tuổi. Đối với các quan chức cấp bộ trưởng của ĐCSTQ, tuổi 65 là một trở ngại. Nếu vượt qua được thì có thể được thăng cấp phó lãnh đạo nhà nước. Nếu không vượt qua được thì chỉ có thể rút xuống tuyến 2 hoặc nghỉ hưu khi nhiệm kỳ hết hạn.

Trần Nhất Tân là một người có tham vọng quyền lực mãnh liệt. Khi còn là Tổng thư ký Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, ông đã hỗ trợ ông Tập Cận Bình thực hiện cuộc thanh trừng lớn trong hệ thống chính trị và pháp luật. Khi đó, mục tiêu của ông ta có thể là trở thành bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương.

Tuy nhiên, tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ năm 2022, ông Trần Văn Thanh (Chen Wenqing), Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, đã được ông Tập thăng chức và tái bổ nhiệm làm Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương. Trần Nhất Tân chỉ được bố trí thay thế Trần Văn Thanh làm Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia.

Trần Nhất Tân không muốn bỏ cuộc. Ngay khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia, ông ta ngay lập tức mang đến Bộ An ninh những chiến thuật tuyên truyền đã sử dụng khi còn là Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương.

Tran Nhat Tan 1
Ông Trần Nhất Tân, Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia của ĐCSTQ. (Ảnh: Weibo)

Mùa hè năm 2023, lần đầu tiên, Bộ An ninh Quốc gia mở tài khoản công khai WeChat. Sau đó họ thường xuyên bày tỏ quan điểm về kinh tế, ngoại giao, tài chính, v.v. của ĐCSTQ, đe dọa cướp sự chú ý của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao và cơ quan quản lý tài chính.

Tuy nhiên, ông đã bị Trần Văn Thanh, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương trấn áp, và bị Bộ trưởng Bộ Công an Vương Tiểu Hồng theo dõi… Hiệu quả của việc lập công ở trong nước không lớn. Vì vậy, Trần Nhất Tân đã tập trung vào Pháp Luân Công ở nước ngoài.

Ông ta muốn được thăng chức là điều dễ hiểu, tuy nhiên cố gắng thăng tiến dựa vào việc đàn áp Pháp Luân Công là rất nguy hiểm. Trước ông, một nhóm quan chức cấp cao như vậy đã lần lượt trở thành nhân vật “hôm nay là thượng khách, ngày mai thành tù nhân” trong vở kịch cuộc đời.

Dưới đây là 6 quan chức cấp cao như vậy.

1. Gia đình Chu Vĩnh Khang ly tán

Chu Vĩnh Khang là ví dụ điển hình về một người dựa vào việc đàn áp Pháp Luân Công để được thăng chức. Lý do quan trọng nhất là ông ta đã theo sát cuộc đàn áp Pháp Luân Công của nhà độc tài Giang Trạch Dân.

Chu Vĩnh Khang
Chu Vĩnh Khang tại tòa. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình CCTV)

Khi Chu Vĩnh Khang còn là Bộ trưởng Bộ Công an, ông là Bộ trưởng Bộ Công an cấp cao nhất kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa. Khi Chu Vĩnh Khang là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, ông là Bí thư cấp cao nhất của Ủy ban Chính trị – Pháp luật Trung ương kể từ khi thành lập. Ông trùm hậu trường của Chu Vĩnh Khang là cựu độc tài Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Chu được thăng chức lãnh đạo cấp quốc gia. Ông về hưu một cách suôn sẻ, có danh vọng, quyền lực, tiền bạc và bình yên bên người vợ kém mình 28 tuổi.

Ngày 11/6/2015, Chu Vĩnh Khang bị Tòa án cấp Trung số 1 Thiên Tân kết án tù chung thân, tước quyền chính trị và tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân vì tội nhận hối lộ, lạm quyền và cố ý tiết lộ bí mật nhà nước.

Người vợ thứ hai của Chu, Giả Hiểu Diệp, bị kết án 9 năm tù và phạt 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 137.000 USD). Cô đã ly hôn với Chu. Con trai cả của Chu, Chu Tân, bị kết án 18 năm tù và bị phạt 350 triệu nhân dân tệ (khoảng 48 triệu USD).

Con dâu cả của Chu, người Mỹ gốc Hoa, Hoàng Uyển, bị kết án 2,5 năm tù giam và 3 năm tù treo khi hết thời gian quản chế vào ngày 6/6/2019. Cô bị hạn chế xuất cảnh. Ngày 24/12/2020, cô viết thư cho ông Tập Cận Bình, hy vọng cho cô trở về nhà ở Hoa Kỳ. Không có thông tin công khai nào về việc liệu điều này có được phép hay không.

Cháu trai của Chu, Chu Phong, bị kết án 12 năm tù và phạt 59 triệu tệ (khoảng 8,1 triệu USD). Em trai thứ 2 của Chu, Chu Nguyên Hưng, có liên quan đến “nguồn tài sản khổng lồ không rõ nguồn gốc dành cho nhân viên ngoài quốc doanh”, bị khám xét nhà và thẩm vấn, sau đó chết vì bạo bệnh. Mộ tổ tiên nhà họ Chu cũng bị đào bới.

2. Chu Bản Thuận bị kết án 15 năm tù

Chu Bản Thuận được thăng chức Phó Tổng Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương vì theo Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công khi còn là Giám đốc Sở Công an tỉnh Hồ Nam và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hồ Nam. Ông được Chu Vĩnh Khang, cộng sự thân cận của Giang Trạch Dân, đánh giá cao.

Trong thời gian này, ông ta đã hỗ trợ Chu Vĩnh Khang, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, trong việc đàn áp Pháp Luân Công và tạo ra nhiều vụ án oan sai. Sau đó, ông được điều động giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc.

chu bản thuận
Cựu Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc Chu Bản Thuận (Ảnh từ internet)

Ngày 15/2/2017, Chu Bản Thuận bị Tòa án cấp trung Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến kết án 15 năm tù, và ra lệnh tịch thu tài sản cá nhân trị giá 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 275.000 USD).

Tòa xác định rằng từ năm 2000 – 2015, Chu Bản Thuận đã nhận hối lộ hơn 40,01 triệu nhân dân tệ (5,5 triệu USD).

Chu Bản Thuận nói: “Tôi chưa bao giờ mơ rằng mình sẽ có kết cục như thế này.”

Theo báo cáo của CCTV, Chu Bản Thuận đã bài trí Phật đường và bàn thờ tại nhiều nơi ở của mình. Mỗi dịp mồng 1 và rằm, Tết Nguyên đán, cũng như các lễ hội Phật giáo liên quan, ông ta đều thắp hương và cúng Phật tại nhà đúng giờ.

Hễ nhìn thấy Phật là ông bái lạy, tiến cống cho chùa. Thậm chí sau khi một con rùa ở nhà chết, ông đã đặc biệt chép kinh cho nó và chôn cùng với con rùa.

Nhưng liệu Thần và Phật có thể bảo vệ những quan chức tham nhũng bức hại các học viên Pháp Luân Công tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn” của Phật gia hay không?

3. Lý Đông Sinh bị kết án 15 năm tù

Lý Đông Sinh từng giữ chức vụ Phó Giám đốc CCTV, Phó Giám đốc Cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Nhà nước, Phó Giám đốc Ban Tuyên giáo Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Phòng 610 Trung ương – tổ chức phi pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công.

2015 12 18 pohai eren ebao 4
Lý Đông Sinh

Kể từ khi Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, Lý Đông Sinh đã tích cực tham gia vào “cuộc chiến dư luận” của ĐCSTQ chống lại Pháp Luân Công, như tung tin đồn, bôi nhọ và tấn công Pháp Luân Công.

Năm 2001, ĐCSTQ đã dàn dựng vụ tự thiêu giả ở quảng trường Thiên An Môn. Là một trong những người chịu trách nhiệm chính trong việc tuyên truyền chống Pháp Luân Công của ĐCSTQ, Lý Đông Sinh có thể là một trong những kẻ chủ mưu của vụ lừa đảo lớn này, nhằm cố tình vu khống Pháp Luân Công, kích động người dân thù ghét và tăng cường đàn áp Pháp Luân Công.

Khi Lý Đông Sinh giữ chức vụ Giám đốc Phòng 610 Trung ương từ tháng 10/2009 đến tháng 12/2013, ông ta là người đứng đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc.

Ngày 12/1/2016, Lý Đông Sinh bị Tòa án cấp trung số 2 Thiên Tân kết án 15 năm tù vì nhận hối lộ 21,98 triệu nhân dân tệ (khoảng 3 triệu USD), và bị tịch thu 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 137.000 USD) thu lợi bất chính.

Lý Đông Sinh đã nhận hối lộ một lần trị giá 15 triệu nhân dân tệ (khoảng 2,1 triệu USD) từ Lê Minh, chủ tịch Galloping Horse, và yêu cầu doanh nhân Tào Vĩnh Chính hối lộ một lần hơn 370.000 USD.

4. Tôn Lực Quân bị tuyên án tử hình treo

Tôn Lực Quân từng giữ chức vụ Giám đốc Phòng 610 Bộ Công an, Phó Giám đốc Phòng 610 Trung ương, Giám đốc Cục An ninh nội bộ Bộ Công an, Thứ trưởng Bộ Công an. Ông ta là một trong những tên côn đồ chính trị quan trọng nhất trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

p3082621a842695799
Tôn Lực Quân. (Ảnh cắt từ video)

Ngày 23/9/2022, Tôn Lực Quân bị Tòa án cấp trung thành phố Trường Xuân kết án tử hình với án treo 2 năm, tước quyền chính trị chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân. Sau khi án tử hình được giảm xuống chung thân, ông ta sẽ bị kết án tù chung thân mà không có khả năng ân giảm hoặc tạm tha. Tôn Lực Quân bị cáo buộc nhận hối lộ 646 triệu nhân dân tệ (88 triệu USD).

5. Phó Chính Hoa bị kết án tử hình treo

Phó Chính Hoa từng giữ chức Cục trưởng Cục Công an Thành phố Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Văn phòng 610 Trung ương và Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ông ta là một trong những tên côn đồ chính trị tàn nhẫn nhất trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Phó CHính Hoa Tôn Lực Quân
Tôn Lực Quân (trái) và Phó Chính Hoa. (Ảnh chụp màn hình video)

Ngày 22/9/2022, Phó Chính Hoa bị Tòa án cấp trung thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm kết án tử hình với án treo 2 năm, tước quyền chính trị suốt đời và tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân.

Sau khi án tử hình được giảm thành án chung thân, ông ta sẽ bị tù chung thân mà không được giảm án hay ân xá. Phó Chính Hoa nhận hối lộ 117 triệu nhân dân tệ (khoảng 16 triệu USD).

Phó Chính Hoa nghĩ rằng vì đã kết giao với Tôn Lực Quân và Mạnh Kiến Trụ, nên chỉ cần nỗ lực đàn áp Pháp Luân Công, ông ấy sẽ có thể nhận được sự ủng hộ của Mạnh Kiến Trụ, Tăng Khánh Hồng và Giang Trạch Dân, đồng thời có thể được thăng lên cấp phó lãnh đạo quốc gia.

Tuy nhiên, ông ta không trở thành thứ trưởng nhà nước mà lại lao vào nhà tù Tần Thành.

6. Lưu Ngạn Bình bị kết án tử hình treo

Khi Lưu Ngạn Bình (Liu Yanping) còn là trợ lý của Bộ trưởng Bộ Công an Mạnh Kiến Trụ, ông ta là một đồng phạm quan trọng trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Mạnh Kiến Trụ.

Ngày 10/1/2023, Lưu Ngạn Bình bị Tòa án cấp Trung Trường Xuân kết án tử hình với án treo 2 năm, tước quyền chính trị chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân. Sau khi bản án tử hình treo được giảm xuống tù chung thân, ông sẽ không được ân xá, giảm án hoặc tạm tha. Lưu nhận hối lộ 234 triệu nhân dân tệ (khoảng 32 triệu USD).

Kết luận

Trần Nhất Tân muốn tâng công lĩnh thưởng bằng cách leo thang các cuộc tấn công vào Pháp Luân Công ở nước ngoài. Đây không phải là vấn đề nỗ lực quá nhiều mà là nỗ lực không đúng chỗ. Vì Pháp Luân Công không phải là một môn khí công thông thường mà là một môn tu luyện của Phật gia.

Nếu chống lại Phật Pháp, ông ta sẽ đi theo vết xe đổ giống như Chu Vĩnh Khang, Chu Bản Thuận, Lý Đông Sinh, v.v. Phía trước ông ta là một vực thẳm, hễ sẩy chân sẽ chẳng thể vãn hồi.

Vương Hữu Quần
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, đăng trên Epoch Times.)