Ở Trung Quốc, bất kể giáo hội được chính thức công nhận hay giáo hội ngầm đều bị Chính phủ đàn áp, bất kể là tôn giáo lớn hay tín ngưỡng dân gian nhỏ, đều bị chính quyền yêu cầu “hướng về đảng”. Theo giới quan sát Mỹ và phương Tây tập trung vào các vấn đề tôn giáo và nhân quyền của Trung Quốc, gần đây nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tăng cường chấn chỉnh các niềm tin tôn giáo khác nhau và thúc đẩy chủ nghĩa vô thần, tôn thờ các nhà lãnh đạo ĐCSTQ.

Do bo thanh gia nha tho Kito 06
Các giáo dân Trung Quốc quỳ xuống khóc lóc khi Thánh giá bị dỡ bỏ.

ĐCSTQ đã thúc đẩy toàn diện vấn đề kiểm soát Cơ đốc giáo và Công giáo trong nước. Hiệp hội Viện trợ Trung Quốc (China Aid) của Công giáo cho biết vào ngày 11/10 rằng ngay cả “Hiệp hội Cơ đốc giáo Trung Quốc” và “Ủy ban Phong trào Yêu nước Tam tự Cơ đốc Trung Quốc” được ĐCSTQ chính thức công nhận cũng không thể tự do phát hành một số sách tôn giáo mà không thông qua nhà nước. Bất kể bìa sách hay nội dung giới thiệu sản phẩm thì từ “Cơ đốc/Giêsu” đều bị ghi thành “JD”, hoặc đơn giản là bị xóa bỏ.

CE12606 8
Lo sợ tinh thần Cơ đốc giáo lan rộng, ĐCSTQ đã cưỡng chế phá bỏ bia mộ của 20 nhà truyền giáo Thụy Điển ở thị trấn Giải Châu thành phố Vận Thành – Trung Quốc  (Tạp chí Bitter Winter).

Hình ảnh kèm theo thông tin công bố cho thấy trong thông tin bán sách của tài khoản WeChat  công khai “Tianfeng Shuyuan” của hai hiệp hội nêu trên đã xuất hiện những tên sách như “Tác phẩm chọn lọc của Phong trào yêu nước Tam tự của JD Trung Quốc”, và “Đồng hành cùng tổ quốc, lịch sử yêu nước của các môn đệ XX Trung Quốc”…

JD rõ ràng là chữ viết tắt của “Ji Du” trong phiên âm Hán ngữ của từ “Cơ đốc”, tương tự như vậy là “Jesus” ghi là “YS”, “SJ” là viết tắt của “Kinh Thánh”, và các từ như “Thần” và “Chúa” bị che bằng đánh dấu biểu tượng hoặc khối màu. Thông tin cho rằng đây là hệ quả từ né tránh kiểm duyệt Internet của Trung Quốc.

Hiệp hội Viện trợ Trung Quốc (China Aid) cũng cho biết từ ngày 30/3/2018 tất cả kinh thánh trên Internet bị xóa khỏi kệ hàng của Taobao, JD.com, Dangdang.com, và Amazon.

 

Giáo hội Cơ đốc giáo bị đàn áp

Đã từ lâu, tình trạng kiểm soát của chính quyền ĐCSTQ đối với Cơ đốc giáo và Công giáo trên lãnh thổ đã vượt ra khỏi sự kiểm duyệt của các ấn phẩm tôn giáo. Trong những năm gần đây, lễ Giáng sinh đã bị tẩy chay, nhiều sự kiện phá dỡ thánh giá hàng loạt chủ yếu nhắm vào các nhà thờ được Chính phủ công nhận.

Đầu tháng 6/2020, tờ Bitter Winter đã báo cáo về việc Thánh giá bị dỡ bỏ khỏi 250 nhà thờ Tam tự do nhà nước quản lý tại tỉnh An Huy. Cuối tháng 8, theo thông tin của Bitter Winter tổng hợp, hiện đã có thêm 656 nhà thờ bị chính quyền địa phương dỡ bỏ Thánh giá trong nửa đầu năm 2020, nâng tổng số lên hơn 900 nhà thờ.

Thánh giá đã bị loại bỏ khỏi nhiều nhà thờ Tam tự trên khắp tỉnh An Huy. (Ảnh trên khi nhà thờ vẫn còn Thánh giá, ảnh dưới là nhà thờ sau khi bị dỡ bỏ Thánh giá)

Thánh giá tại hơn 900 nhà thờ Tam tự ở An Huy bị dỡ bỏ Thánh giá tại hơn 900 nhà thờ Tam tự ở An Huy bị dỡ bỏ

Thánh giá tại hơn 900 nhà thờ Tam tự ở An Huy bị dỡ bỏ Do bo thanh gia nha tho Kito 02 image

Mục sư Từ Vĩnh Hải (Xu Yonghai) của Giáo hội Cơ đốc Gia đình Bắc Kinh nói với VOA: “Điều này là chắc chắn. Từ năm 2014 nhiều cây thánh giá của nhà thờ đã bị phá bỏ, Giáo hội Gia đình (house church) hiếm có giáo đường, và hầu hết nơi bị phá bỏ là nơi của Giáo hội Tam tự được chính quyền công nhận. Chính sách tôn giáo của Trung Quốc từ nhiều năm trước, thời Giang Trạch Dân khi Giáo hội Tam tự là trợ thủ của ĐCSTQ thì không bị đàn áp, bị đàn áp chỉ là Giáo hội Gia đình, nhưng từ sau năm 2014 thì không chỉ Giáo hội Gia đình mà Giáo hội Tam tự cũng bị đàn áp”.

Mục sư Từ Vĩnh Hải cho rằng Giáo hội Tam tự đã giúp ĐCSTQ thực hiện công việc liên quan quản lý giáo hội nên đáng lẽ phải là “sợi dây” để kết nối với các tín đồ tôn giáo chứ không phải bị đàn áp. Nhưng tình hình hiện tại cho thấy sự kiểm soát tôn giáo của ĐCSTQ đang được thắt chặt trên diện rộng và chủ nghĩa vô thần đang tiến triển trên diện rộng.

Theo ChinaAid, ĐCSTQ đang cấm cái gọi là “âm nhạc tôn giáo” trong các tài liệu âm nhạc, thậm chí bao gồm “Giao hưởng số 9” của Beethoven, yêu cầu giáo viên hủy bỏ những nội dung liên quan này, cảnh báo rằng “cá nhân chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì”.

 

Sự hoang mang của người Công giáo

Ngoài ra, với việc Tòa thánh Vatican và ĐCSTQ tiếp tục quan hệ thân thiết thì tình hình của người Công giáo Trung Quốc mà đặc biệt là tín đồ ngầm về cơ bản không có gì thay đổi, một mặt họ chịu sự quản chế của Chính phủ Trung Quốc nhưng mặt khác cũng phải chấp nhận thực tế quan hệ chính trị giữa Vatican và Chính phủ Trung Quốc.

Toàn bộ nội dung của thỏa thuận bổ nhiệm Giám mục giữa Trung Quốc và Vatican không được công khai trước công chúng, chỉ riêng việc Vatican thông đồng với Chính phủ Trung Quốc về các vấn đề thiêng liêng như bổ nhiệm Giám mục của Vatican đã gây nhiều bất bình trong đông đảo thành viên của các giáo hội cơ sở dân gian Trung Quốc.

Ông Trương (Zhang) đến từ tỉnh Vân Nam cho biết: “Việc Giáo hoàng trao quyền thần thánh của mình cho chế độ vô thần là không hợp lý và là tội ác, bởi vì dù sao ĐCSTQ là một chế độ thế tục nên làm vậy là vi phạm nguyên tắc tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước.”

Ông cho rằng Tòa thánh và nhà cầm quyền Trung Quốc đã đứng cùng nhau, gây hại cho các thành viên của Giáo hội Công giáo ngầm và phản bội niềm hy vọng của họ.

Cơ đốc nhân Từ Vĩnh Hải (Xu Yonghai) ở Bắc Kinh nói: “Tất nhiên, Vatican có thể có thiện ý, bởi vì việc tiếp xúc có lợi cho công việc phúc âm và khiến nhiều người biết về Chúa hơn. Nhưng không nhất thiết Vatican phải làm vậy, có thể Vatican không biết tình hình cụ thể ở Trung Quốc, không biết tình hình rất khác biệt ở đó.”

Ông Vương (Wang), một người Công giáo từ tỉnh Thiểm Tây, nói với VOA: “Tôi nghĩ hành động của Giáo hoàng là sự phản bội Chúa”.

https://trithucvn2.net/trung-quoc/tai-sao-chinh-quyen-trung-quoc-so-phap-luan-cong.html

 

Tín ngưỡng dân gian bị thất lạc

Tại Trung Quốc, nhà cầm quyền ĐCSTQ không chỉ đàn áp và chấn chỉnh cái gọi là phe nhà thờ của nước ngoài, ngay cả tín ngưỡng dân gian cũng bị hủy hoại một cách thô bạo bởi tuyên truyền văn minh tinh thần vô thần của ĐCSTQ.

Ngày 11/10, tạp chí tôn giáo Bitter Winter có trụ sở tại Ý đưa tin rằng ở thành phố Lâm Châu tỉnh Hà Nam chỉ trong một tháng đã có hơn 90 ngôi đền dân gian bị phá bỏ và hơn 100 ngôi đền được chấn chỉnh cải tạo. Các hành động của thành phố nhằm chấn chỉnh các địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng dân gian được xem như dấu ấn thành tựu chính trị của chính quyền địa phương và có thể đại diện cho xu hướng chấn chỉnh các tôn giáo trong cả nước.

Thông tin chỉ ra “không còn ngôi miếu nào” ở thôn Lý Gia Loan (Lijiawan) tại thành phố này, Miếu Long Vương bị phá bỏ còn miếu Thổ Địa và Phật Gia Đường bị chính quyền tiếp quản. Cả ba ngôi đền/miếu đều được xây dựng vào thời nhà Minh. Các đền miếu khác như Điện Long Vương, Điện Bồ Tát, và Điện Bà Nội của thôn Mã Bình xây dựng thời nhà Đường đều bị chính quyền sử dụng cho các mục đích khác.

Trong thành phố Lâm Châu, các ngôi đền theo tín ngưỡng dân gian đã được đổi thành các tụ điểm truyền bá ý thức hệ của ĐCSTQ như “nơi sinh hoạt người cao tuổi”, “trường học ban đêm của nông dân”, “văn phòng điểm quản lý và bảo vệ khí tự nhiên”, “trạm cứu hỏa”, “điểm thực hành văn minh kỷ nguyên mới” và “điểm học tập tinh thần Lôi Phong”….

Tạp chí Bitter Winter cũng cho biết với mục tiêu làm suy yếu ý thức về vấn đề gia tộc, một số từ đường tổ tiên hàng thế kỷ ở thành phố Hiếu Cảm (Xiaogan) tỉnh Hồ Bắc đã được biến thành “cơ sở tuyên truyền của Đảng và địa điểm sinh hoạt công cộng”, chân dung của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ và khẩu hiệu yêu Đảng đã thay thế vào các bài vị tổ tiên ban đầu ở đó. Nhà cầm quyền dùng khẩu hiệu của Cách mạng Văn hóa tuyên bố rằng đây là “phá bốn cái cũ” (tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và tập quán cũ) để “xây bốn cái mới” (tư tưởng mới, văn hóa mới, phong tục mới, và tập quán mới).

Tạp chí Bitter Winter dẫn lời giới chức địa phương cho biết ngôi đền nằm ngay trước ủy ban thôn không khác gì cạnh tranh với Đảng Cộng sản, việc chuyển đổi ngôi đền là chính sách nhất quán, các địa phương phải báo cáo hình ảnh trước và sau khi điều chỉnh cho cấp trên và chờ Ban Tôn giáo cùng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất xuống kiểm tra.

Có thông tin cho rằng một trong những phương pháp kiểm soát tín ngưỡng dân gian chính của ĐCSTQ là yêu cầu các địa điểm tôn giáo nộp đơn đăng ký, nhưng gần như tất cả các đơn đăng ký đều bị từ chối, sau đó lấy lý do “chưa có giấy phép” làm cái cớ thanh trừng các địa điểm tôn giáo gồm Phật giáo, Đạo giáo và các tôn giáo dân gian, tình trạng phổ biến trên khắp cả nước.

 

Ba quỳ và chín dập đầu tôn sùng thần tượng

Gần đây, cộng đồng mạng xã hội Twitter chia sẻ nóng một đoạn video cho thấy một phụ nữ trẻ mặc váy dài trong một ngôi nhà dùng làm đàn thờ, sau khi vào điện chắp hai tay trước chân dung của hai nhà lãnh đạo ĐCSTQ là Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông thì lại hành lễ kiểu nhà binh, tiếp theo tiến lên trước bàn thờ làm lễ “tam quỵ cửu khấu” (ba quỳ chín dập đầu), cả quá trình đều rất tập trung.

Hình ảnh làm lễ này bị nhiều cư dân mạng gọi là “điên rồ”“không có thật”, không loại trừ khả năng là giả mạo, nhưng vấn đề khiến mọi người liên tưởng về sự cuồng tín tràn ngập trong giới du khách đến thăm các thánh địa cách mạng ở Trung Quốc.

Có cư dân mạng bình luận rằng dưới “triều đại Đỏ” (chỉ ĐCSTQ) thì điều kiện tiên quyết để một tôn giáo tín ngưỡng được chấp nhận là phải tin vào “Hồng giáo (chỉ ĐCSTQ)” trước. Bất kể Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều là “người nhà Hồng giáo”.

Ngày 14/10, tạp chí Bitter Winter cho biết, cách đây không lâu các nhà chức trách tôn giáo của thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam đã tổ chức cho các đại biểu “lưỡng hội” là đại diện Công giáo của thành phố đi thăm các tụ điểm cách mạng của ĐCSTQ rồi kêu gọi mọi người viết cảm tưởng nêu bật ý tưởng vô thần “nhân định thắng thiên”. Một linh mục Công giáo chia sẻ riêng: “Loại hoạt động này khiến chúng tôi càng thêm chán ghét tư duy của ĐCSTQ, bởi vì thứ nó rao giảng không thực sự là lòng nhân, tất cả đều xấu xa.”

Tạp chí này dẫn lời một linh mục từ một nhà thờ do Chính phủ quản lý ở tỉnh Chiết Giang: “So với những năm trước thì mật độ và mức độ tổ chức học tập của năm nay được tăng lên.” Hồi tháng 7, ông cũng được tổ chức cho đi tham gia hội thảo tại Học viện Xã hội chủ nghĩa của địa phương, hoạt động được Ban Công tác Mặt trận thống nhất theo dõi. Một linh mục Công giáo ở tỉnh Sơn Đông cũng cho biết vào tháng 6 ông và các giáo chức khác đã được tổ chức đi thăm nghĩa trang liệt sĩ, và vào tháng 7 được tổ chức để nghiên cứu bài phát biểu của Tập Cận Bình, mức độ tham gia không khác gì họ học Kinh Thánh.

 

Luật pháp hóa vấn đề quản lý tôn giáo

Trong khi Trung Quốc hỗn loạn trong quản lý lĩnh vực tôn giáo và tín ngưỡng thì cơ quan chức năng không ngừng tăng cường các quy định quản lý đối với lĩnh vực này, hiện nay vấn đề đang được chú ý là ngày 1/12 sẽ thực thi luật mới “Quản lý hành chính về vấn đề Hành hương (Hajj) của Hồi giáo”. Đạo luật do Cục Tôn giáo Trung Quốc thông qua đã được Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Văn hóa và Du lịch, Tổng cục Hải quan và Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc tán đồng.

Theo luật này sẽ kiên quyết thực hiện “Trung Quốc hóa tôn giáo ở Trung Quốc”, tức công dân Trung Quốc hành hương đến Mecca (Ả Rập Xê-út) phải do Hiệp hội Hồi giáo Trung Quốc tổ chức, các tổ chức hoặc cá nhân nào khác đều không được tổ chức hoạt động này. Hành hương cần có tổ chức, có kế hoạch, có trật tự và được tiến hành theo quy định của pháp luật.

Luật này nhấn mạnh lại cái gọi là “lòng yêu nước và ý thức an toàn”, và “chống lại sự xâm nhập của tư tưởng cực đoan tôn giáo”. Luật cũng quy định trong quản lý hoạt động hành hương, những người lạm dụng quyền lực, bỏ bê nhiệm vụ hoặc tham gia vào các hành vi sai trái vì lợi ích cá nhân sẽ bị trừng phạt theo quy định của pháp luật. Người nào tự ý tổ chức hành hương là cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Luật quản lý mới này quy định cụ thể về số lượng khách hành hương và phương thức phân bổ mỗi năm. Ngày 13/10 trang tin Republicworld.com của Ấn Độ cho biết nhà cầm quyền Trung Quốc đang thắt chật quán lý đối với lễ hành hương đến Mecca của người Hồi giáo, khiến số lượng người Hồi giáo Trung Quốc có thể đến Mecca ngày càng giảm, năm 2016 có 14.500 người Hồi giáo Trung Quốc đến Mecca nhưng số người năm 2020 dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 11.500. Ban tổ chức hành hương chỉ được là tổ chức của nhà nước Trung Quốc (ĐCSTQ).

Theo VOA

MỜI XEM VIDEO: