Đông đảo thanh niên thất nghiệp vô gia cư ngủ dưới gầm cầu ở Quảng Đông [Video]
- Lý Mộc Tử
- •
Gần đây trên mạng đưa tin, nhiều công ty lớn ở Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đã nửa năm không trả lương. Thậm chí cả doanh nghiệp nhà nước cũng sa thải nhân viên và cắt lương. Nhiều thanh niên vô gia cư ngủ bên đường và dưới gầm cầu.
Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy thoái, tình trạng việc làm và điều kiện sống của giới trẻ ngày càng đáng lo ngại. “Làn sóng than khóc“ về tình trạng thất nghiệp đang xuất hiện trên mạng xã hội ở Trung Quốc Đại Lục.
Ngày 1/12, tài khoản X “Vô Vương Vô Đế“ đăng nhiều video, nói rằng vào tháng cuối cùng của năm 2024, tức “trước thềm sụp đổ của ĐCSTQ”, sự sụp đổ kinh tế của Trung Quốc là không thể tưởng tượng được, người dân vô cùng khốn khổ. Người làm thuê khóc vì kiệt sức, người thất nghiệp ngủ ngoài đường, thanh niên đi nhặt rác, công ty sa thải nhân viên, công chức bị giảm lương.
Ngoài ra, doanh nghiệp bỏ chạy, cửa hàng đóng cửa, bệnh viện không thể trả lương, ngân hàng không thể rút tiền, người dân bảo vệ quyền lợi của mình trên mái nhà, giáo viên gục ngã, học sinh nhảy khỏi tòa nhà, căng tin phát điên, bệnh viện tràn ngập bệnh viêm phổi, đường phố tràn ngập bạo lực và giận dữ…
Theo video, một phụ nữ trẻ cho biết, cô không tin lắm vào tình hình hiện tại ở Quảng Châu. Nhiều công ty lớn và một số tập đoàn “đã nửa năm không trả lương”. Nhiều công ty, gồm cả doanh nghiệp nhà nước, “đang sa thải nhân viên và cắt giảm lương”.
Hầu hết các công ty nhỏ cũng “trên bờ vực thua lỗ và phá sản”. Mạng Internet vốn đáng ghen tị trước đây cũng đang sa thải nhân viên, “hơn nữa, hễ sa thải là cả ngàn người.”
Một phụ nữ chán nản nói: “Tôi là một trong số họ. Những nhân tài có trình độ học vấn cao như 985 (đề án xây dựng các trường đại học hàng đầu thế giới) và 211 cũng khó thoát khỏi số phận sẽ thất nghiệp, huống hồ chúng ta chỉ là những người bình thường?”
Các bạn học quanh cô “hoặc bị cắt giảm nhân sự hoặc bị cắt lương”, thậm chí ngừng trả lương. Sau đó, họ hễ thất nghiệp là hơn nửa năm trở lên. Nhiều tòa nhà văn phòng sang trọng trống rỗng hoặc đóng cửa. Rất nhiều người ngồi ở Starbucks và McDonald’s “giả vờ đi làm”, có quá nhiều điều không chắc chắn về tương lai.
Một video cho thấy, có rất nhiều thanh niên vô gia cư đang ngủ dưới gầm cầu tại một địa điểm nào đó ở Quảng Đông. Ngoài ra còn có rất nhiều thanh niên đắp chăn ngủ ven đường. Trước mặt có cảnh đau lòng khi một cô gái trẻ cầm một chiếc chậu nhỏ, có vẻ như đang xin ăn.
Một video khác cho thấy, ở trung tâm Khu phát triển công nghệ cao Tây An, tỉnh Thiểm Tây, hầu như không có người đi bộ trên đường, và hầu như tất cả các cửa hàng hướng ra mặt đường đều đóng cửa.
Một người phụ nữ than thở: “Hầu như mọi cửa hàng trên con phố từng thịnh vượng nhất này đều đóng cửa hoặc phá sản, từng ổ khóa sắt lạnh lẽo khóa chặt ngoài cửa, thiếu đi vẻ huy hoàng ngày xưa. Bạn thấy có đáng sợ không!”
Hầu hết các cửa hàng trên con phố nơi người đàn ông quay video đều đóng cửa. Ông cho rằng năm nay mở cửa hàng khăn quá khó, đặc biệt là “mở nhà hàng nào, là đóng cửa nhà hàng đó”.
- Bài đăng trên nền tảng X: “Tháng cuối cùng của năm 2024, trước thềm sụp đổ của ĐCSTQ, nền kinh tế sụp đổ không thể tưởng tượng nổi, người dân vô cùng khốn khổ.”
💥2024年到了最后一个月,中共倒台前夕,经济崩塌难以想象‼️百姓苦不堪言‼️
打工者累到痛哭
失业者露宿街头
年轻人去捡垃圾
铁饭碗在裁员
公务员在降薪
企业在跑路
商店关门闭户
医院发不出工资
银行取不出钱
百姓在楼顶维权
老师在崩溃
学生在跳楼
食堂在发疯
医院全是肺炎
大街上是暴力戾气
怎么办❓ https://t.co/x47TDVTT1U pic.twitter.com/5kwYcntDMw— 无王无帝(澳喜特战旅)🔥 (@justice_trail) December 1, 2024
- Bài đăng trên nền tảng X: “Có thể nói, trước đây Trung Quốc chưa bao giờ có một thời kỳ hỗn loạn như vậy. Ngày nào cũng có nhiều vụ xung đột, bạo lực và bảo vệ quyền lợi. Có rất nhiều video mà tôi không biết nên đăng cái nào! Hãy cùng nhau sưu tầm những video tuyệt vời, kết hợp với lời tường thuật kinh điển này, video này thật tuyệt vời!”
现在可谓是中共国从未有过的如此混乱时期,各种冲突、暴力、维权每天都在发生无数起,太多太多太多的视频了,多到都不知发哪个好了!
做个精彩视频集锦吧,再配上这个经典旁白,这视频绝了!🤣😱💥#爆雷 #维权 #讨薪 #恶性事件 #砍人 #捅人 #自杀 #撞人 #经济危机 #中共 #习近平 https://t.co/GnfEe2Qj7E pic.twitter.com/7y9nGBgJrT— 无王无帝(澳喜特战旅)🔥 (@justice_trail) November 23, 2024
“Làn sóng than khóc” về tình trạng thất nghiệp trên các mạng xã hội của Trung Quốc
Đài Á Châu Tự do đưa tin, trên các nền tảng xã hội như Douyin, Kuaishou và Xiaohongshu ở Trung Quốc Đại Lục, nhiều người dùng đã chia sẻ trải nghiệm của họ. Một số người đã khóc về những khó khăn của cuộc sống, một số người phàn nàn về sự bất công ở nơi làm việc, một số khác lại bày tỏ sự bất lực và tức giận.
Năm nay, Trung Quốc có 11,7 triệu sinh viên mới tốt nghiệp đại học. Theo nhiều nguồn tin, tỷ lệ có việc làm thực tế của sinh viên đại học năm nay khoảng 50%, thấp hơn năm ngoái. Nhiều công ty đang sa thải nhân viên lớn tuổi.
Các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc là Alibaba và Tencent đã tiến hành sa thải quy mô lớn vào năm 2024.
Alibaba đã sa thải 14.369 nhân viên trong quý đầu tiên và 6.729 nhân viên khác trong quý 2, nâng tổng số lần sa thải kể từ đầu năm lên hơn 20.000 người. Tencent cũng lần lượt sa thải nhân viên kể từ năm 2022. Tính đến năm 2024, họ đã cắt giảm khoảng 10% nhân viên.
Ông Thái Thận Khôn, một nhà bình luận tài chính cấp cao, nói với Đài Á Châu Tự do rằng vấn đề thất nghiệp hiện tại của Trung Quốc vẫn chưa đến giai đoạn nghiêm trọng nhất.
Ông nói: “Tôi nghĩ vấn đề thất nghiệp sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trên các nền tảng như Douyin, Kuaishou và Xiaohongshu. Nhiều người đang khóc. Tất nhiên, một số người làm vậy để tăng lưu lượng truy cập. Nhưng đa phần người dân đang thực sự phản ánh tình hình hiện tại. Đây là sự phản ánh cơ bản về tình trạng thất nghiệp của Trung Quốc.“
Ông tin rằng số lượng người thất nghiệp trên quy mô lớn không chỉ phản ánh tình trạng khó khăn hiện tại của thị trường lao động Trung Quốc, mà còn bộc lộ sự quan tâm và lo lắng của xã hội về tình trạng thất nghiệp.
Ông nói, hiện giờ không phải là lúc chính phủ đầu tư vốn để kích thích nền kinh tế và cứu doanh nghiệp. “Doanh nghiệp hiện không sẵn sàng đầu tư và không có kênh đầu tư nào tốt hơn. Doanh nghiệp tư nhân làm sao có thể nói về sự phát triển?”
Từ khóa Thanh niên Trung Quốc Giới trẻ Trung Quốc Làn sóng thất nghiệp Làn sóng sa thải Xã hội Trung Quốc thất nghiệp ở Trung Quốc