Hôm 14/1, cô Hứa Na, một học viên Pháp Luân Công, đã bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết án phi pháp 8 năm tù vì cung cấp thông tin dịch bệnh tại Bắc Kinh ra nước ngoài. 

id13511280 xn 2012 3 1 600x337 1
Học viên Pháp Luân Công Hứa Na (Nguồn: Epoch Times)

Ông Lương Tiểu Quân, luật sư của cô Hứa Na, trả lời tờ The Epoch Times rằng ông đã nhận được cuộc gọi từ tòa án và biết cô Hứa Na bị kết án 8 năm tù. Những người có liên quan khác bị kết án 4 hoặc 5 năm, chưa có thông tin về tình hình cụ thể và ông Lương cũng chưa nhận được quyết định của tòa án. 

Theo ông Ngô Thiệu Bình, một luật sư nhân quyền người Trung Quốc sống tại Hoa Kỳ, bản án nặng nề đối với cô Hứa Na là một ví dụ điển hình khác cho thấy ĐCSTQ vì để tổ chức Thế vận hội Mùa đông đã có hành động vi phạm nhân quyền và che giấu tình hình dịch bệnh. Ngoài ra ĐCSTQ cũng đã thực hiện một đợt bức hại cường độ cao khác đối với các học viên Pháp Luân Công – những người muốn đưa sự thật đến thế giới. 

Cô Hứa Na là một họa sĩ 53 tuổi sống tại Bắc Kinh. Cô bị bắt cóc vào ngày 19/7/2020. Cùng thời điểm đó, 10 học viên Pháp Luân Công khác cũng đã bị đưa vào trại tạm giam. 

Ngày 15/10/2021, 11 người này đã bị Tòa án quận Đông Thành, Bắc Kinh xét xử phi pháp. Tòa án cũng đã dùng những điều khoản bất hợp pháp để ngăn cản luật sư Tạ Yến Ích bào chữa cho cô Hứa Na. 

14 năm trước, vào ngày 26/1/2008, cô Hứa Na và chồng mình là ông Vu Trụ, cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã bị cảnh sát bắt giữ với lý do kiểm tra trước Thế vận hội. Trong đêm giao thừa ngày 6/2, ông Vu Trụ đã qua đời trong trại giam ở tuổi 42. Tháng 11 cùng năm, cô Hứa Na bị kết án phi pháp 3 năm tù. 

Cộng đồng quốc tế nên tẩy chay Thế vận hội Mùa đông tại Bắc Kinh

Luật sư nhân quyền Ngô Thiệu Bình cho rằng những gì đã xảy ra với cô Hứa Na cùng chồng cô “là một sự việc rất đáng đau buồn và phẫn nộ, đồng thời nó cũng khiến cộng đồng quốc tế hiểu thêm về cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ.”

Ông Ngô nói rằng cái chết của chồng cô Hứa Na sau khi bị bắt trước thềm Thế vận hội Mùa hè 2008 vẫn còn nhiều ẩn khuất không giải thích được. Sau 14 năm, cô Hứa Na lại bị bỏ tù và bị kết án nặng nề trước thềm Thế vận hội Mùa đông 2022 tại Bắc Kinh.

“Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) nên mở to mắt để quan sát tình hình nhân quyền ở Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, và không nên tiếp tục hợp tác với ĐCSTQ. Đây là một sự sỉ nhục đối với IOC.”

Ông Ngô cũng tin rằng trong thể thao, các nguyên tắc nhân quyền được cộng đồng quốc tế ủng hộ không nên bị vứt bỏ. 

“Các quốc gia trên thế giới nên tiếp tục tẩy chay Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh vì nó đã vi phạm các chuẩn mực nhân quyền quốc tế.”

“Chúng tôi một lần nữa hy vọng rằng IOC có thể nhìn thấy rõ việc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền của người dân Trung Quốc, và nên là một tổ chức quốc tế có trách nhiệm dẫn đầu phong trào bảo vệ nhân quyền trong thể thao.”

ĐCSTQ vẫn luôn che giấu sự thật về đại dịch

Về trường hợp của cô Hứa Na, luật sư Ngô nhận định: “Điều này cho thấy ĐCSTQ đã và đang làm các việc để che giấu tình hình dịch bệnh, ngăn cản công chúng truyền bá sự thật. Trên thực tế, các hành động của ĐCSTQ không có lợi cho việc phòng chống và kiểm soát dịch, và đó cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các quốc gia khác trên thế giới.”

Đồng thời, ông Ngô tin rằng việc ĐCSTQ gán cho cô Hứa Na tội danh “phá hoại việc thực thi pháp luật” cũng chỉ vì cô ấy là một học viên Pháp Luân Công. ĐCSTQ đã dựa vào cớ này để kết án cô ấy một cách nặng nề. 

“Việc tuyên án kiểu này rõ ràng là vi phạm pháp luật. Cô Hứa Na không nên chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào. Cô ấy không chỉ vô tội mà còn có công. Hành vi che đậy sự thật về dịch bệnh của ĐCSTQ là vô cùng xấu xa.”

“Chúng tôi cho rằng không có cơ sở pháp lý nào để tuyên phạt cô Hứa Na. Ngược lại, điều này cần bị cộng đồng quốc tế lên án.”

id13511363 2012 1 600x400 1
Học viên Pháp Luân Công Hứa Na (Nguồn: Epoch Times)

Một đợt đàn áp Pháp Luân Công khác của ĐCSTQ

Luật sư Ngô nhận định rằng phán quyết nặng nề đối với cô Hứa Na cho thấy cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã lên đến một mức độ khác.

“Mục đích của ĐCSTQ khi áp dụng biện pháp này là nhằm gây chia rẽ, làm tan rã, uy hiếp mọi người, cấm họ tin vào Pháp Luân Công và theo đuổi giá trị ‘Chân – Thiện – Nhẫn’.”

Ông Ngô khẳng định phán quyết của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công là không có cơ sở pháp lý: “Các học viên Pháp Luân Công thực sự không phá hoại việc thực thi pháp luật, cũng không gây ra cái gọi là tổn hại cho xã hội. Họ chỉ theo đuổi sự thật và theo đuổi giá trị ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ vì niềm tin cá nhân của họ.”

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ vẫn tiếp tục tăng cường đàn áp Pháp Luân Công. Ông Ngô giải thích rằng chỉ cần bạn đã từng học Pháp Luân Công hoặc mang trong đầu những lý niệm liên quan, ĐCSTQ sẽ kết án bạn 3 hoặc 4 năm tù vào lần đầu tiên; nếu bạn vẫn tiếp tục tin theo, bản án lần thứ hai sẽ nặng hơn lần thứ nhất; bản án lần thứ ba về cơ bản là 8 hoặc 9 năm.

Cô Hứa Na đã từng bị kết án oan 5 năm vào năm 2001, 3 năm vào năm 2008, và hiện tại là 8 năm.

Sự chú ý của cộng đồng quốc tế

Sau khi biết cô Hứa Na bị kết án bất hợp pháp, cô Marianne Lefebvre đến từ Bỉ, người đã giữ một tình bạn sâu sắc với vợ chồng cô Hứa Na từ năm 1990 đã rất buồn và nói rằng cô sẽ liên hệ với Tổ chức Ân xá Quốc tế càng sớm càng tốt.

Cô nói: “Tôi nhìn những bức ảnh của cô ấy và nghĩ về cô ấy, nhưng tôi chỉ biết khóc … cảm thấy suy sụp và bất lực.”

Cô Mariana từng hy vọng cô Hứa Na sẽ rời khỏi Trung Quốc vì cô biết ĐCSTQ sẽ không để bạn mình sống tự do ở đó.

Năm ngoái, sau khi biết cô Hứa Na bị giam giữ phi pháp, cô Mariana đã tạo một blog về việc giải cứu cô Hứa Na: freena.org

Ngay từ năm 2008, sau khi biết chuyện cô Hứa Na bị kết án oan và chồng cô qua đời trong trại giam, cô Mariana đã dốc hết tâm sức để giải cứu bạn mình. Cô đã viết thư cầu cứu Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc hội Bỉ, đồng thời phát động chiến dịch giải cứu trực tuyến. 

Ngoài cô Hứa Na, 10 học viên Pháp Luân Công khác bị kết án lần này là: Lý Tông Trạch, Mạnh Khánh Hà, Lưu Cường, Lý Lập Hâm, Trịnh Ngọc Khiết, Đặng Tĩnh Tĩnh, Trịnh Diễm Mỹ, Trương Nhâm Phi, Tiêu Mộng Kiều và Lý Giai Hiên.

Vụ 11 người trong đó có cô Hứa Na bị bắt vì phát tán hình ảnh dịch bệnh đã khơi dậy sự chú ý và tinh thần đoàn kết của cộng đồng quốc tế.

Vào ngày 27/8/2021, tòa soạn The Epoch Times đã lên án mạnh mẽ việc chính quyền Bắc Kinh đàn áp tự do báo chí và nhân quyền, đồng thời kêu gọi thả 11 học viên Pháp Luân Công trong đó có cô Hứa Na.

Cũng vào ngày 27/8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho 11 công dân bị giam giữ vì cung cấp thông tin về COVID-19, đồng thời kêu gọi chấm dứt đàn áp những người tìm cách báo cáo sự thật.

Vào ngày 24/8 cùng năm, Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (CPJ) có trụ sở tại New York đã lên án vụ bắt giữ của ĐCSTQ và kêu gọi thả 11 người này. 

Tiến sĩ Massimo Introvigne, tổng biên tập tạp chí trực tuyến đa ngôn ngữ của Ý Bitter Winter và là người có uy tín trong ngành xã hội học tôn giáo ở Ý, trước đây đã nói với tờ The Epoch Times rằng việc ĐCSTQ giam giữ 11 công dân này cho thấy ĐCSTQ “sợ hãi” sự thật  và dựa vào những lời dối trá để tồn tại.

“Ai đã đảo loạn tổ quốc của tôi?”

Vào tháng 11/2001, Cô Hứa Na vì giúp các học viên Pháp Luân Công từ nơi khác đến lưu trú đã bị kết án phi pháp 5 năm và bị giam tại nhà tù nữ Bắc Kinh.

Sau đó, cô đã viết: “Tôi ước gì mình thà ở trong trại tập trung Auschwitz mà không phải là nhà tù của Trung Quốc. Bởi vì trong phòng hơi ngạt (gas chamber – buồng kín để giết người bằng khí độc) của Đức Quốc xã, người ta có thể chết nhanh chóng, còn ở nhà tù nữ Bắc Kinh, nó khiến bạn sống không bằng chết.”

“Nhiều kiểu tra tấn ẩn tàng và tinh vi đã được phát minh, chẳng hạn như: chẻ đôi người, kéo chân 180 độ, ra lệnh cho 3 tù nhân ngồi lên chân và lưng nạn nhân rồi ấn liên tục. Các cảnh sát rất tự hào về phát minh này: “Phương pháp này thật tốt vì gây ra cơn đau không thể chịu đựng được, nhưng lại không làm tổn thương xương.””

Cô Hứa Na viết: “Quê hương tôi là mảnh đất của núi non, sông nước cho đến văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của Nho, Phật và Đạo. Thế nhưng một trăm năm trước, một con ‘tà linh’ trôi dạt từ châu Âu đã đến phá hoại mảnh đất lớn Trung Hoa. Nó khiến dân chúng đặt lợi ích lên hàng đầu, nói là vì làm lợi cho đất nước, gia đình và cá nhân. Cả nước trên dưới cùng tranh đoạt lợi, ruồng bỏ ngũ thường chi đức: ‘Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín’. Nó đấu với Trời, đấu với đất, khiến sông núi cạn kiệt. Ngày nay, ngay cả non xanh nước biếc cũng bị ép cho thành núi vàng núi bạc.”

Theo La Quỳnh, Thường Xuân, Epoch Times

Xem thêm: