Lầu Năm Góc buộc nhiều trường đại học Mỹ đóng cửa Viện Khổng Tử
- Huệ Anh
- •
Công cụ tuyên truyền ở nước ngoài của đảng Cộng sản Trung Quốc – Viện Khổng Tử, ngày càng bị chính phủ Mỹ và giới học thuật tại nước này nghi ngờ. Gần đây, sau khi Lầu Năm Góc đã quyết định không viện trợ kinh phí cho các trường đại học có Viện Khổng Tử nữa, liên tục có 4 trường đại học tại Mỹ quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử, dự báo tương tương lai sẽ nhiều trường đại học cũng sẽ làm như vậy.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ khai trương Viện Khổng Tử trường Đại học RMIT ở Melbourne, Úc vào tháng 6/2010 (Ảnh: Getty Images)
Theo Tạp chí Newsweek tại Mỹ đưa tin, Lầu Năm Góc đã xác nhận với tờ tạp chí này rằng, từ khi Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA) có hiệu lực, chính phủ Mỹ đã không còn tiếp tục cung cấp viện trợ cho những trường đại học có Viện Khổng Tử nữa, cũng sẽ không đồng ý miễn trừ đối với 13 trường đại học (có đặt Viện Khổng Tử) xin được miễn trừ.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jessica Maxwell cho biết, theo quy định trong NDAA, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền quyết định liệu có miễn trừ hay không,nhưng sau khi điều tra, Bộ Quốc phòng cho rằng “nếu đồng ý miễn trừ, thì sẽ không phù hợp với lợi ích quốc gia.”
Lầu Năm Góc cho biết, quyết định này đã được thông báo đến tất cả các trường đại học xin miễn trừ. Điều này có nghĩa là, những trường đại học loại này (có Viện Khổng Tử) phải đưa ra quyết định, đó là lựa chọn tài trợ của chính phủ Liên bang hay chọn tài trợ của chính phủ Trung Quốc.
Alexander Dukalskis – Chuyên gia về Chính trị và Quan hệ quốc tế của Đại học Dublin bình luận, mặc dù rất khó để xác định 100%, nhưng xem ra, mong muốn ban đầu của đạo luật này chính là khiến những Viện Khổng Tử tại Mỹ đóng cửa.
Ông cho rằng, lợi ích chính khi đóng cửa Viện Khổng Tử là loại bỏ mối đe dọa đến tự do học thuật trong các trường học tại Mỹ. Bởi vì chính quyền Trung Quốc thẩm duyệt nghiên cứu học thuật một cách trường kỳ, và cố gắng kiểm soát nội dung các môn học trên giảng đường, thậm chí là giam giữ những những học giả làm trái với ý nguyện của họ [chính quyền Trung Quốc].
Tuần trước, Đại học Western Kentucky tuyên bố do nhà trường không được Bộ Quốc phòng viện trợ và miễn trừ, nên phải đóng cửa Viện Khổng Tử; sau đó, các trường đại học như Đại học Indiana, Đại học Rhode Island, Đại học Minnesota cũng lần lượt đóng cửa Viện Khổng Tử trong trường của mình, nguyên nhân đóng của cũng tương tự như Đại học Western Kentucky.
Phân hiệu tại Manoa của Đại học Hawaii (University of Hawaii at Manoa) do không được Bộ Quốc phòng Mỹ miễn trừ như dự liệu nên cũng sẽ đóng cửa Viện Khổng Tử.
Vài năm qua, Mỹ có nhiều hành động đối với Viện Khổng Tử tại tại nước này, nguyên nhân là Trung Quốc thông qua các cơ quan học thuật tại nhiều nước để thiết lập Viện Khổng Tử, can dự vào tự do học thuật và tự do biểu đạt, từ đó gây nhiều tranh nghị.
Trong cuộc điều trần của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ tháng 2/2018, Cục Điều tra Liên bang Mỹ cho biết từ lâu vẫn luôn chú ý đến tình hình Viện Khổng Tử của Trung Quốc, đồng thời cũng nói rằng “đã triển khai điều tra về một số phương diện”.
Tháng 4/2017, Hiệp hội Học giả quốc gia Mỹ (NAS) công bố báo cáo chỉ ra, chính phủ Trung Quốc thông qua Văn phòng Tiểu ban lãnh đạo quảng bá quốc tế Hán ngữ Quốc gia để kiểm soát Viện Khổng Tử tại Mỹ, và thông qua Viện Khổng Tử để can dự vào tự do học thuật tại các trường đại học, tuyên truyền ý thức hình thái cụ thể, tránh nói về các vấn đề như Đạt Lai Lạt Ma, Tây Tạng, Đài Loan và thảm sát Thiên An Môn. Do đó, NAS kêu gọi Mỹ đóng cửa tất cả các Viện Khổng Tử.
Viện Khổng Tử do Văn phòng Tiểu ban lãnh đạo quảng bá quốc tế Hán ngữ Quốc gia thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc quản lý, Viện Khổng Tử xuất hiện sớm nhất tại Mỹ vào năm 2004. Thời kỳ đỉnh điểm, có khoảng hơn 100 Viện Khổng Tử được thiết lập trong các trường đại học, nhưng khoảng nửa năm qua, ít nhất có 10 Viện Khổng Tử đã đóng cửa.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa Viện Khổng Tử Tự do học thuật đóng cửa Viện Khổng Tử