Vừa qua, tổ chức phi chính phủ Theo dõi Nhân quyền Quốc tế có trụ sở tại New York đã lên tiếng phản đối việc người dân Tân Cương bị chính quyền Trung Quốc thu thập mẫu DNA, nhóm máu và các dữ liệu sinh trắc học khác. Liên quan vấn đề này, ông Ilyati Chủ tịch Hiệp hội người Duy Ngô Nhĩ cho rằng phía sau hành động này có tiềm ẩn mục đích đen tối.

8267462736 8cbc9c7f9a b
(Ảnh: Todenhoff/ Flickr)

Trong một thông tin đưa ra ngày 13/12 vừa qua, Tổ chức Quan sát Nhân quyền cho biết, trong tháng bảy vừa qua lãnh đạo “Văn phòng Quản lý Phục vụ Dân số và Công tác xác minh danh tính thật” khu vực Aksu Tân Cương đã ban hành “Hướng dẫn Công tác xác minh chính xác dân số của khu vực” (dưới đây gọi tắt là “Hướng dẫn Công tác”).

Theo Hướng dẫn Công tác, các đặc điểm sinh trắc học khác nhau do các cơ quan khác nhau phụ trách thu thập. Những thông tin sinh trắc học bao gồm hình ảnh ba chiều, dấu vân tay, vân giọng nói (voiceprint), mống mắt, do đội công tác liên ngành của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập đi thu thập, thực hiện theo phương thức vào từng hộ gia đình hoặc thu thập tại một điểm thu thập cố định, thu thập thông qua phần mềm APP, đồng thời đối chiếu thông tin hộ khẩu.

Còn thông tin DNA và nhóm máu do các Phòng Y tế và Kế hoạch hóa gia đình các địa phương phụ trách, quá trình thực hiện thu thập này “lồng vào” công tác kiểm tra sức khỏe toàn dân. Tuy nhiên, theo các văn bản chỉ đạo của nhà nước cũng như tin tức từ các phương tiện truyền thông liên quan đến chương trình khám sức khỏe này thì chưa từng thấy có mục lấy thông tin DNA cá nhân, mục này không có trong kế hoạch kiểm tra sức khỏe.

Hướng dẫn Công tác yêu cầu thu thập thông tin sinh trắc học nhóm người từ 12 – 65 tuổi, tuy nhiên đối với “nhân viên trọng điểm và nhân viên cần quan tâm cùng người thân của họ” sẽ không giới hạn tuổi tác, phải “thu thập thông tin tất cả thành viên”.

Ngoài ra, việc thu thập thông tin sinh trắc học của chính quyền Tân Cương cũng bao gồm những người Tân Cương đã di cư sang các vùng khác ở Trung Quốc. Họ được yêu cầu cung cấp cho các cơ quan chức năng địa phương mẫu đặc điểm sinh trắc học của họ.

Hồi đầu tháng Mười Một, Tân Hoa xã đưa tin, năm 2017 đã có gần 19 triệu người tham gia vào trong cái gọi là kế hoạch “kiểm tra sức khỏe toàn dân” này.

Ba mục đích đáng ngờ

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Epoch Times tại Mỹ, Chủ tịch Hiệp hội người Duy Ngô Nhĩ, ông Ilyati cho biết, có ba mục đích trong vấn đề thu thập dữ liệu DNA người dân này.

Thứ nhất, lấy mẫu máu phục vụ cho chế tạo vũ khí sinh học. Ông nói, chính quyền ĐCSTQ luôn xem người Duy Ngô Nhĩ như kẻ thù, chỉ muốn hoặc là triệt để đồng hóa, hoặc là tiêu diệt, “Vì vậy họ muốn truyền nhiễm những bệnh tật cho người Duy Ngô Nhĩ mà hệ thống miễn dịch của người Duy Ngô Nhĩ không thể chống lại được, qua đó tiến hành diệt chủng quy mô lớn.”

Thứ hai, biến toàn thể dân tộc Duy Ngô Nhĩ thành kho nội tạng dự phòng cho cấy ghép nội tạng. “Gần đây các sân bay ở Kashgar Tân Cương mở con đường riêng phục vụ vận chuyển nội tạng (đường màu xanh), nếu không phải nguồn nội tạng rất nhiều thì làm sao lại mở một tuyến riêng tại sân bay phục vụ vận chuyển, việc này cho thấy nguồn nội tàng từ vùng này phải dồi dào, còn Kashgar là nơi người Duy Ngô Nhĩ sinh sống đông nhất.”

Thứ ba là có thể kiểm soát cuộc sống của từng người Duy Ngô Nhĩ. Ông Ilyati nói: “Khi có dữ liệu sinh trắc học, việc tìm kiếm một người bất kể họ đi vào hay ra khỏi biên giới là rất dễ dàng.”

fda52290113f998e882242288899e674
Một số sân bay ở Tân Cương mở con đường đặc biệt: Đường cấp tốc vận chuyển nội tạng cơ thể người (Ảnh: Bác sĩ Enver Tohti cung cấp)

Nhận định của chuyên gia y tế Trung Quốc

Đối với việc ĐCSTQ thu thập thông tin nhóm máu và ADN quy mô lớn đặc biệt nhạy cảm này, ông Trần Bỉnh Trung (Chen Bingzhong), cựu Viện trưởng Viện Giáo dục Sức khỏe Trung Quốc của Bộ Y tế trả lời tờ Epoch Times rằng, việc làm kiểm tra y tế sức khỏe luôn theo những mục cố định, chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới được thu thập thông tin sinh trắc học như vậy: “Chẳng hạn như cần cấy ghép nội tạng, nhưng đây chỉ là tỷ lệ một phần mười ngàn; ngoài ra, cấy ghép tủy thì cũng cần, nhưng chỉ khi có vấn đề về chức năng tạo máu, thường thì người bệnh bạch cầu mới làm”.

Theo ông Trần Bỉnh Trung, việc tăng thêm những mục này trong kiểm tra sức khỏe, vô tình đã tăng thêm chi phí y tế: “Bởi vì làm những chuyện này rất tốn kém, nếu không có chỗ dùng thì làm để làm gì? Vì thế không thể không khiến mọi người nghi ngờ.”

Còn vấn đề dùng với vũ khí sinh học, cần cho nuôi trồng virus, ông Trần Bỉnh Trung cho biết, nghiên cứu loại thuốc mới hoặc loại virus mới được nhắm vào mục tiêu nào đó, làm loại thực nghiệm này có thể cần một số đông người tham gia nghiên cứu, thông thường cần khoảng 1.000 mẫu, vì nếu quá lớn thì sẽ tốn kém rất nhiều chi phí. Nhưng nếu không do mọi người tự nguyện mà bị cưỡng ép, “không giải thích rõ lý do tại sao mà cứ tùy ý thêm mục vào kiểm tra sức khỏe tổng quát, nghiên cứu khoa học như thế là không thể được thừa nhận, vì không hợp pháp, không tuân thủ nguyên tắc.” “Đây là vi phạm nhân quyền.”

Ông Trần Bỉnh Trung cho biết: “Quét hình ảnh mọi người trên một khu vực rộng lớn là chưa từng thấy trên thế giới.” Chính quyền ĐCSTQ làm như vậy khiến mọi người nghi ngờ có động cơ bí ẩn nào đó.

>> Cựu bác sĩ: TQ biến Tân Cương thành bãi thử nghiệm hạt nhân và cấy ghép nội tạng

Tân Cương là nơi làm ĐCSTQ khó chịu

Nhà hoạt động nhân quyền Hồ Giai (Hu Jia) nói: “Đây là họ tự tưởng tượng ra kẻ thù. Trong quá khứ là biện pháp mà chính quyền nhắm vào nghi phạm hình sự, bây giờ đã trở thành biện pháp cho toàn bộ dân tộc Duy Ngô Nhĩ.”

Ông Hồ Giai cho rằng, biện pháp này sau khi áp dụng với người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, chắc chắn sẽ lại áp dụng cho người Tây Tạng, trong đó có người Tây Tạng ở Thanh Hải, Tứ Xuyên, phía nam Cam Túc, tây bắc Vân Nam, cũng sẽ được sử dụng đối với người Hán.

Hồ Giai nói, ưu tiên chống khủng bố của ĐCSTQ thực chất là ưu tiên “duy trì ổn định”, là để duy trì chế độ độc tài của Đảng. “Tất cả mô hình áp dụng ở Tân Cương, trong trạng thái cấp bách nhất định, đều có thể áp dụng ở bất cứ nơi nào trong cả nước, bao gồm cả cắt mạng Internet, hoặc thậm chí cắt thông tin liên lạc di động. Tân Cương là một nơi để thử nghiệm trước.”

Theo ghi nhận trong tháng 5 năm nay của Tổ chức Quan sát Nhân quyền, công an Trung Quốc đã xây dựng được kho cơ sở dữ liệu ADN trên toàn quốc, dữ liệu đã thu thập được hơn 40 triệu người, bao gồm người bất đồng chính kiến ​​và người sống không cố định. Cơ sở dữ liệu DNA cho phép cơ quan an ninh không chỉ có thể tìm kiếm một cá nhân cụ thể mà còn có thể xác định được họ hàng của họ.

Âm mưu phía sau

Ông Sophie Richardson, người phụ trách Trung Quốc của Tổ chức Quan sát Nhân quyền cho biết: “Thu thập cơ sở dữ liệu sinh trắc học mang tính cưỡng ép, bao gồm cả DNA, đối với tất cả mọi người, là vi phạm trắng trợn chuẩn mực nhân quyền quốc tế. Hành động này thực hiện bí mật dưới danh nghĩa chương trình miễn phí bảo hiểm, đặc biệt khiến mọi người không thể an tâm.”

Theo Sophie Richardson, đặc biệt là khi việc thực hiện lại âm thầm, cho thấy họ muốn che giấu điều gì đó, việc che giấu cho thấy mục đích nham hiểm, xấu xa. Những âm mưu xấu xa ẩn đằng sau thực sự là đáng sợ, “Vì thực hiện việc này làm gì? Đây không chỉ là vấn đề quyền con người, còn là vấn đề sống còn của dân tộc.”

Gần đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không phủ nhận thông tin các nhà chức trách Tân Cương thu thập được mẫu DNA của toàn bộ cư dân địa phương.

Tuyết Mai

Xem thêm: