Nhiều quan chức hệ thống chính trị pháp luật Trung Quốc lại tự sát
- Trí Đạt
- •
Sau Đại hội 19, lại rộ lên tin về nhiều quan lớn tự sát, trong đó có Lý Vĩnh Thắng – cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam, Trương Tiểu Hoa – Ủy viên Ủy ban Chính trị Pháp luật tỉnh Hồ Nam. Giới quan sát cũng để ý, từ đầu năm tới nay đã có một số quan lớn trong hệ thống chính trị pháp luật tự sát.
Sau Đại hội 19, tiếp tục có nhiều tin về quan lớn của Trung Quốc tự sát (Ảnh: Feng Li/Getty Images)
Từ sau Đại hội 19, nhân sự cấp cao trong hệ thống chính trị pháp luật có sự điều chỉnh lớn, chức bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật và bộ trưởng Bộ Công an liên liên tiếp thay người. Giới quan sát cho rằng, chính quyền của ông Tập Cận Bình sẽ tiến hành một đợt “gột rửa” mới đối với hệ thống chính trị pháp và pháp luật.
Ngày 8/11, tài khoản Wechat dabaixinwen dẫn nguồn tin tức từ nhiều kênh khác nhau cho biết, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam đã nhảy lầu tự sát hồi tháng 9 ở Trịnh Châu.
Ngày 2/11, sau khi cán bộ văn phòng tỉnh ủy Hồ Nam Lý Chính Khoa “ngã ngựa”, ủy viên Ủy ban Chính trị Pháp luật tỉnh Hồ Nam Trương Tiểu Hoa cũng chết vì nhảy lầu.
Theo Minh Báo (Hồng Kông), sáng 2/11, Đới Tinh Bân được phát hiện treo cổ tự tử tại văn phòng tầng 6 thuộc Ban Mật trận thống nhất thành phố Thượng Hải. Đới Tinh Bân sắp được điều đến làm Trưởng khu Hải Bảo Sơn (Thượng Hải), nhưng bị tố cáo “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật”. Nguồn tin từ Ban Mặt trận thống nhất thành phố Thượng Hải xác nhận Đới Tinh Bân chết do tự tử, nhưng không nói rõ nguyên nhân.
Đới Tinh Bân từng giữ chức Phó trưởng ban Mặt trận thống nhất Thượng Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban nhân dân khu Áp Bắc (thành phố Thượng Hải), Chủ nhiệm Phòng pháp chế và Phòng ngoại vụ.
Đới Tinh Bân, Lý Vĩnh Thắng, Trương Tiểu Hoa đều là quan chức thuộc hệ thống chính trị pháp luật. Tuy nhiên thông tin về Đới Tinh Bân và Trương Tiểu Hoa tự sát đến nay vẫn chưa được truyền thông chính thống của chính quyền Trung Quốc xác nhận.
Hệ thống chính trị pháp luật trở thành chức vị nhiều rủi ro
Mấy năm gần đây, có nhiều tin về quan chức thuộc hệ thống chính trị pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc tự sát.
Ngày 10/4/2017, Trâu Lợi Dân, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát thị trấn Lâu Để tỉnh Hồ Nam là nhảy lầu tự tử.
Ngày 12/4/2017, Phó Dương Kiệt, Chánh án Tòa án huyện Gia Thiện, tỉnh Chiết Giang nhảy lầu tại nơi ở và bị trọng thương.
Tháng 5/2016, Hằng Kiệt, Thường ủy, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Kỳ Dương tỉnh Hồ Nam Đường nhảy lầu ở khách sạn địa phương và bị trọng thương.
Ngày 19/4/2016, một cán bộ Viện kiểm sát huyện Hoành, thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây nhảy lầu tử vong.
Ngày 6/4/2016, Mễ Kiến Quân, Chánh án tòa án hình sự thuộc Tòa án trung cấp thành phố Thông Liêu, Khu tự trị Nội Mông rơi từ trên cao xuống tử vong.
Ngày 21/12/2015, Tông Thành Nghĩa, Chánh án Tòa án huyện Y An, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang ngã từ trên cao xuống tử vong.
Ngày 9/11/2015, Hác Tráng, Cục trưởng Cục Công an, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, Thường ủy thành phố Giao Hà, tỉnh Cát Lâm rơi từ tầng 6 của Cục Công an và tử vong.
Ngày 23/10/2015, Lý Thắng Lợi, Trưởng phòng 610 (Cơ quan chuyên về bức hại Pháp Luân Công) thành phố Tây An nhảy lầu tự tử.
Ngày 2/5/2015, Kim Hải Ninh, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Hải Tây Châu, tỉnh Thanh Hải nhảy lầu tự tử tại nhà riêng.
Ngày 31/3/2015, Tưởng Hồng Lượng, phó Bí thư, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô nhảy lầu tự tử ở tháp Văn Phong.
Quá khứ, Ủy ban Chính trị Pháp luật do thân tín của ông Giang Trạch Dân nắm giữ thời gian dài, đứng đầu là Chu Vĩnh Khang. Sau khi ông Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, quyền lực của hệ thống này ngày càng bành trướng, đến thời kỳ ông Hồ Cẩm Đào nắm quyền, hệ thống được gọi là “trung ương thứ 2”.
Theo thống kê chưa hoàn chỉnh từ các thông tin công khai, trong năm 2015, có hơn 100 quan chức trong hệ thống chính trị pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc “ngã ngựa”, xử tội hoặc chết bất thường. Quan chức thuộc hệ thống chính trị pháp luật là cánh tay trực tiếp trong bức hại nhân quyền, nhất là bức hại Pháp Luân Công, hiện nay chức vụ trong hệ thống chính trị và pháp luật này đang trở thành chức vụ có rủi ro cao.
Từ sau Đại hội 18 (năm 2012), hệ thống công an, chính trị pháp luật có một đợt thanh trừng lớn, cựu Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ nhiệm Phòng 610 Lý Đông Sinh, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Chu Vĩnh Khang, Cục trưởng Cục công an Thiên Tân Vũ Trường Thuận, Bí thư tỉnh Chu Bản Thuận, v.v lần lượt “ngã ngựa”.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Chu Vĩnh Khang Pháp Luân Công Chính trị Trung Quốc Đại hội 19