Do bị sốt vào cuối tháng 8, một cậu bé 6 tuổi ở huyện Thương Nam, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đã phải đến điều trị y tế tại một bệnh viện địa phương. Cậu bé cảm thấy khó chịu sau khi được truyền dịch và tử vong sau khi hồi sức không hiệu quả. Sau đó, cha cậu phát hiện bệnh viện đã “giả mạo hồ sơ bệnh án”.

GettyImages 1797516629
Trẻ em được truyền dịch tại một bệnh viện nhi ở Bắc Kinh vào ngày 23/11/2023. (Ảnh minh họa không liên quan đến bài viết: JADE GAO/AFP qua Getty Images)

Theo “Modern Express”, anh Tô là cha của cậu bé cho biết, hôm 20/8 con anh sốt 37,5°C. Khoảng 3h30 ngày hôm đó, anh đưa bé đến Viện Y tế Trung tâm thị trấn Tiền Khố tại địa phương để điều trị.

Anh Tô cho biết trong quá trình truyền dịch, con anh cảm thấy rất khó chịu, toàn thân mềm nhũn. Ông bà nội của cháu đã báo cáo tình hình với nhân viên y tế tại trung tâm nhưng người này nói “không sao”. Sau 2 giờ truyền dịch, cậu bé trở về nhà nhưng sức khỏe không hề cải thiện.

“Chúng tôi cảm thấy có điều gì đó không ổn”, nên đã đưa bé đến Bệnh viện số 3 Thương Nam để cấp cứu vào khoảng hơn 8h tối hôm đó. Anh Tô cho biết sau hơn một giờ hồi sức, việc điều trị không thành công và bệnh viện tuyên bố tử vong lúc 22h30.

Hồ sơ bệnh án của viện y tế do anh Tô cung cấp cho thấy, các loại thuốc tiêm truyền được bệnh viện chỉ định bao gồm ceftriaxone natri dạng tiêm, dung dịch tiêm truyền glucose và vitamin B6… Anh nói rằng bệnh viện không tiến hành “xét nghiệm da” cho trẻ trước khi tiêm, và cũng không có thông báo nào khác.

Sau đó khi hỏi thăm tình hình bệnh viện, anh phát hiện có “nghi vấn giả mạo” hồ sơ bệnh án rõ rệt.

Theo những bức ảnh của anh Tô, hồ sơ bệnh án đầu tiên do Viện Y tế Trung tâm thị trấn Tiền Khố cung cấp cho thấy thời gian điều trị của cháu bé là lúc 15h30 ngày 20/8, và được chẩn đoán là “có tiếng thở rõ ở cả hai phổi”.

Tuy nhiên, trong hồ sơ bệnh án do bệnh viện cấp lần 2, thời gian hội chẩn được thay đổi thành 22h28 ngày 20/8. Đó là thời điểm cháu bé được Bệnh viện số 3 Thương Nam tuyên bố tử vong vào đêm hôm đó. Hơn nữa, kết quả chẩn đoán cũng đổi thành “tiếng thở thô ráp ở cả hai phổi”, “kèm theo buồn nôn, nôn một lần là đầy chất trong dạ dày”

Anh Tô cho biết vào khoảng ngày 23/8, nhân viên Sở Y tế huyện Thương Nam cam kết rằng hồ sơ bệnh án không hề bị sửa đổi.

Phải đến khi anh nhiều lần báo cáo cấp trên thì chiều ngày 19/9, một nhân viên của Bệnh viện số 3 Thương Nam được “Viện Y tế Tiền Khố mời và được lãnh đạo Bệnh viện số 3 Thương Nam ủy thác” đến giải thích sự việc, cuối cùng họ mới thừa nhận Viện Y tế Tiền Khố quả thực đã sửa đổi hồ sơ bệnh án.

Anh nói rằng Viện Y tế Tiền Khố đã sửa đổi hồ sơ y tế. Tuy nhiên, vì tất cả hồ sơ bệnh án đều là điện tử, nên hồ sơ bệnh án gốc đã được che bởi hồ sơ bệnh án đã sửa đổi. Bản thân Viện Y tế Tiền Khố cũng không thể xem được.

Sau đó, nhân viên này tiết lộ rằng sau khi có sự can thiệp của Sở cảnh sát Tiền Khố và nhân viên kỹ thuật, hồ sơ bệnh án trước và sau khi chỉnh sửa đã được đồn cảnh sát lấy ra và niêm phong.

Thứ mà anh Tô có được là ảnh và bản in của hai hồ sơ bệnh án này. Do hạn chế của hệ thống, chữ ký của bác sĩ có thể được nhìn thấy trong hồ sơ bệnh án trực tuyến, nhưng không thể nhìn thấy khi in ra.

Anh Tô cho biết, hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể khiến con mình tử vong. Anh và gia đình đang chuẩn bị tiến hành khám nghiệm tử thi và đã thống nhất thời gian với cơ quan giám định pháp y.

Ngày 25/9, Modern Express gọi điện cho Bệnh viện số 3 Thương Nam, các nhân viên liên quan cũng xác nhận rằng Viện Y tế Tiền Khố quả thực đã sửa đổi hồ sơ y tế.

Phản ứng của cư dân mạng

Vụ việc này khiến nhiều cư dân mạng nhớ đến tội ác thu hoạch nội tạng:

“Khi nhìn thấy tựa đề này, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là nhu cầu về nội tạng.”

“Sao dạo này toàn là trẻ em thế? Nghĩ đến mà thấy kinh hoàng.”

“Nghĩ đến mà thấy kinh hoàng. Gần đây có nhiều bệnh viện giả chuyên lấy nội tạng của nạn nhân rồi bỏ trốn. Đáng sợ nhất là khi y học bị tội phạm lợi dụng, nên phải đề phòng.”

“Việc sửa đổi hồ sơ bệnh án là rất đáng nghi ngờ, rõ ràng là có tật giật mình.”

Cũng có nhiều người cho rằng đó là vấn đề về thuốc và công nghệ:

“Rõ ràng là tử vong vì dị ứng do lạm dụng kháng sinh.”

“Nguyên nhân thứ nhất là do dị ứng thuốc, thứ hai là do chủng loại, cách sử dụng và liều lượng có chính xác không.”

“Các vấn đề thường xảy ra khi truyền dịch. Tôi cảm thấy kỹ thuật truyền dịch hiện nay chưa hoàn thiện chút nào, rất dễ xảy ra tai nạn.”

“Con tôi đã mười mấy tuổi rồi nhưng chưa bao giờ truyền dịch! Về cơ bản chúng cũng chưa bao giờ đi tiêm! Có thể uống thuốc thì không tiêm, có thể tiêm thì không truyền dịch! Tôi không biết tại sao một số người lại thích truyền dịch! Truyền dịch càng nhiều thì sức đề kháng của trẻ càng kém. Đây là vòng tuần hoàn ác tính!

Bình Minh (t/h)