Trong lúc quan hệ Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng, ngày 5/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã đã thay đổi thái độ cứng rắn trước đó, ông kêu gọi hai nước Mỹ – Trung cần khởi động lại đối thoại và từ chối tách rời. Cùng với đó, các “Ngũ mao” cũng nhận được chỉ thị ngừng chống Mỹ và ‘mất tích tập thể’. 

Screen Shot 2020 04 10 at 10.59.58 AM
Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Phương Chính (thành phố Cáp Nhĩ Tân) họp về công tác quân đội trên mạng. (Ảnh: Epoch Times)

Những ngôn luận công kích Mỹ giảm thiểu rõ rệt trong thời gian gần đây

Trong lúc quan hệ Mỹ – Trung đang căng thẳng, dù là trên mạng xã hội ở hải ngoại như Twitter hay mạng xã hội WeChat trong Trung Quốc, những tiếng nói phê bình Tổng thống Mỹ Donald Trump, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hoặc công kích chế độ dân chủ của Mỹ, đột nhiên biến mất. Đài Á châu Tự do tiết lộ, các “Ngũ mao” tại Trung Quốc Đại Lục gần đây đã nhận được chỉ lệnh của cấp trên, yêu cầu ngừng lên tiếng chống Mỹ, chuyển sang đăng những thông tin “Mỹ – Trung đôi bên cùng thắng”, người vi phạm sẽ bị trừ tiền thưởng và xử phạt theo kỷ luật. 

Sau đó, các báo cáo tin tức liên quan đến quan hệ Mỹ – Trung, đồng loạt còn lại là những bình luận lên án chính quyền Bắc Kinh, có sự khác biệt rất lớn so với trước đó.

Theo tiết lộ của ông Phan Lộ, một giáo viên trung học ở Tô Châu cho biết, ông phát hiện gần đây, những cư dân mạng công kích Mỹ đã giảm thiểu. Những “Ngũ mao” vốn phê bình Mỹ này đều là những tay chân trên mạng của ĐCSTQ, “Họ phục vụ ĐCSTQ, nhận tiền và làm việc, khi cần thì tung họ ra, khi không cần thì thu lại.”

Ông Tôn, một thương nhân tỉnh Hà Bắc cũng nói, đầu tháng ông đã phát hiện “Ngũ mao” trên mạng đột nhiên giảm thiểu, hơn nữa ông còn thấy một ảnh chụp màn hình cho thấy “Ngũ mao” nhận được chỉ thị ngừng chống Mỹ. 

p2750571a964453189
“Ngũ mao” nhận được chỉ thị ngừng chống Mỹ. (Ảnh từ internet).

“Ngũ mao” là chuyên để chỉ đội quân mạng được Chính phủ Trung Quốc Đại Lục hoặc cơ quan liên quan tuyển dụng, chuyên đăng những ngôn luận ủng hộ Chính phủ ĐCSTQ. Họ có thể là cư dân mạng bình thường, cũng có thể là sinh viên đại học. Nội dung làm việc của họ là bao vây tấn công những tiếng nói phê bình chính phủ trên mạng, cố gắng đạt được mục đích ảnh hưởng và dẫn hướng hoặc tạo dư luận mạng. Có thông tin nói, mỗi một bài đăng sẽ được tăng lương 5 hào, do đó được cư dân mạng gọi là “Ngũ mao”. Chỉ riêng về công việc này, chính quyền ĐCSTQ đã chi mỗi năm lên đến hàng trăm triệu nhân dân tệ. 

Tháng Sáu năm ngoái, trong thời gian diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20, các “Ngũ mao” của ĐCSTQ đã từng có thời điểm “biến mất”. Khi đó, có người còn phát hiện Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng phim tình yêu Trung – Mỹ, sau đó có thông tin nói Ngũ mao đã nhận được thông báo ngừng chống Mỹ. 

Ngũ mao kiểm soát dư luận có thể được tung ra và thu lại tùy nhu cầu

Đối với hiện tượng này, ông Phan Lộ cho rằng, chính quyền ĐCSTQ là xét tình hình mà quyết định, “Nếu muốn công kích Ngoại trưởng Mike Pompeo, họ sẽ tung hết ‘Ngũ mao” ra, mắng chửi ông Pompeo là kẻ thù chung của nhân dân. Nếu muốn có được môi trường đàm phán tốt, họ sẽ thu đội ngũ ‘Ngũ mao’ lại. Tôi từng nghiên cứu về sự hình thành của họ, một bộ phận rất lớn trong số họ là các phần tử tích cực của các trường đại học cao đẳng, là một nhóm người với mong muốn thu được lợi ích từ trong thể chế.”

Thay đổi nói trên thường được dư luận coi là sự không ổn định của chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ, khiến cho truyền thông và các “Ngũ mao” xáo động, khó thích ứng kịp.

Mấy năm trước, nghiên cứu của Phó giáo sư Margaret Roberts của Đại học California cho thấy, đảng Ngũ mao mà chính quyền ĐCSTQ kiểm soát mỗi năm có thể tạo 448 triệu bài đăng giả trên mạng xã hội để bảo vệ chính quyền ĐCSTQ.

Giáo sư chính trị Đại học Harvard, ông Gary King cũng từng chỉ ra, 99,3% những bài đăng giả này là đến từ các tài khoản của các cơ quan của chính quyền ĐCSTQ, bao gồm cơ quan thương mại, tòa án, thuế vụ, văn phòng khu dân cư, văn phòng đảng các hương trấn, v.v. Mục đích của các bài đăng chủ yếu là phân tán sự chú ý của dân chúng, làm tan rã ý đồ xuống đường đấu tranh của người dân. Đồng thời, họ nhắm vào các chủ đề chính trị đặc biệt nhạy cảm để đăng bài nhằm cố gắng dẫn hướng dư luận. 

Thiên Bình

MỜI NGHE PODCAST: Hoa Kỳ và ĐCSTQ đối đầu về vấn đề Pháp Luân Công

Xem thêm: