Trung Quốc thu thập mẫu DNA quy mô lớn trái với nguyên tắc quốc tế
- Phong Vân
- •
Tại huyện Kiền Vi tỉnh Tứ Xuyên, một nhóm học sinh đã bị cảnh sát chặn lại và bị yêu cầu nhổ nước miếng vào một hộp nhựa nhỏ, tuy nhiên các em lại không được thông báo lý do tại sao.
Theo Nhật báo Wall Street đưa tin, Tại huyện Kiền Vi tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc, hàng trăm học sinh nam (từ mẫu giáo đến trung học) được lệnh phải cung cấp mẫu nước bọt để cơ quan pháp y lấy DNA.
Mặc dù cảnh sát huyện Kiền Vi cho biết việc làm này của họ nhằm điều tra một vụ án giết người cách đây 9 năm. Và cũng không lâu sau, họ thông báo trên các phương tiện truyền thông chính thức cho biết vụ án đã được phá.
Tuy nhiên, nhiều chỉ trích cho rằng, qua việc làm này các nhà chức trách Trung Quốc bổ sung thêm nhiều tên vào cơ sở dữ liệu DNA lớn nhất trên thế giới. Chính quyền Trung Quốc muốn theo dõi 1,4 tỷ người dân Trung Quốc thông qua cơ sở dữ liệu này.
Nhật báo Wall Street xem xét lại các tài liệu của cảnh sát và đã được biết, cảnh sát Trung Quốc hy vọng đến năm 2020, kho cơ sở dữ liệu DNA tăng gấp đôi, lên đến 100 triệu hồ sơ.
Bộ sưu tập DNA quy mô lớn này đã khiến ngoại giới chỉ trích cảnh sát xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, nhắm mục tiêu vào những người bất đồng vô tội hoặc các nhóm người yếu thế một cách đầy bất công, đồng thời đặt câu hỏi những dữ liệu này sẽ được sử dụng để làm gì.
Nhiều cách thu thập mẫu vật mà cảnh sát Trung Quốc làm thì ở Mỹ là không được phép. Theo tài liệu Hội nghị DNA của công an Trung Quốc tổ chức vào tháng 9, cảnh sát Trung Quốc thường xuyên thu thập mẫu máu hoặc mẫu nước bọt của những người bị giam giữ, những người này bị bắt thường vì nguyên nhân quên mang theo chứng minh nhân dân hoặc chỉ trích chính phủ trên Internet.
Có những người thậm chí không phạm tội gì. Cảnh sát nhắm vào một số nhóm người được xem là có nguy cơ cao đối với ổn định xã hội, bao gồm nông dân, công nhân than và người thuê nhà.
Thủ đoạn cảnh sát Trung Quốc thu thập DNA có rất nhiều: ở Bạch Sơn, Cát Lâm liền kề Bắc Triều Tiên, một người trong nhà điều dưỡng được cho biết họ có thể được miễn phí kiểm tra y tế; ở Ninh Hạ, người dân được thông báo để tiến hành tổng điều tra dân số; tại Thâm Quyến, một nông dân nói với Nhật báo Wall Street rằng, sau khi anh ta không thể trình diện giấy phép cư trú tại địa phương, họ đã lấy máu của anh.
Tại Mỹ, cán bộ thực thi pháp luật chỉ được thu thập mẫu DNA từ đối tượng bị bắt giữ vì phạm tội hàng loạt (trong một số tiểu bang chỉ cho phép thu thập mẫu DNA từ đối tượng đã bị kết án), trừ khi cảnh sát được lệnh của tòa án hoặc bản thân người cần lấy mẫu đồng ý. Các hồ sơ DNA của những người này được lưu trữ trong hệ thống quốc gia do FBI quản lý. FBI hiện có dữ liệu DNA của 13 triệu người bị kết án và 3 triệu người bị bắt.
Chính quyền Tony Blair của Anh từng cân nhắc việc mở rộng cơ sở dữ liệu DNA trên toàn quốc, nhưng năm 2008 đã bị Toà án Nhân quyền châu Âu (EU) bác bỏ. Lý do bác bỏ là việc lưu giữ hồ sơ cơ sở dữ liệu DNA của những người vô tội là vi phạm điều khoản “tôn trọng quyền riêng tư”.
Ở Trung Quốc, bất cứ ai bị cảnh sát chặn lại trên đường phố đều phải đối mặt với số phận bị lưu trữ dữ liệu DNA.
Trung Quốc không có luật về thu thập DNA thường dân, và các biện pháp bảo vệ sự riêng tư còn hạn chế. Theo số liệu chính thức, cơ sở dữ liệu DNA của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện có 54 triệu hồ sơ.
Theo thông tin từ Hội nghị DNA toàn quốc của cảnh sát Trung Quốc, một cảnh sát của một tỉnh nọ có kiến nghị bổ sung vào hồ sơ DNA một số thông tin cá nhân của một người, chẳng hạn như thói quen mua sắm và giải trí trực tuyến.
Giáo sư Tiêu Cường thỉnh giảng tại tại Học viện Thông tin Berkeley Đại học California cho biết, dùng hồ sơ DNA kết hợp với giám sát mạng và camera nhận dạng khuôn mặt, sẽ giúp nhà cầm quyền Trung Quốc xây dựng được một “nhà nước độc tài kỹ thuật số” bao quát vạt vật.
Phong Vân
Xem thêm:
Từ khóa nhân quyền ở Trung Quốc thu thập thông tin DNA