Một chuyện luân hồi: Vết bớt và kiếp trước
- Tầm Nguyên
- •
Rất nhiều người nghiên cứu sự hình thành của vết bớt nhưng không có kết quả. Đến nay nguyên nhân và cách ngăn cản việc hình thành các vết bớt vẫn là điều chưa được làm rõ. Kỳ thật, trong sách cổ cũng có những chuyện luân hồi đưa ra cách giải thích cho các vết bớt. Vết bớt chinh là ký hiệu hình thành do kiếp trước, mà nguyên nhân hình thành của nó rất đa dạng. “Thái Bình Quảng Ký”, một trong “Tống tứ đại thư” (bốn bộ sách lớn thời Tống), ghi chép một câu chuyện luân hồi có liên quan đến vết bớt như sau.
Trương Khắc Cần sau khi thi đỗ Minh Kinh thì lấy một người thiếp. Ông rất yêu thương người thiếp này nhưng họ lại không có con. Gia đình Trương Khắc Cần mấy đời tín phụng Thần Hoa Nhạc, mỗi lần cầu khấn đều vô cùng linh nghiệm. Mẹ của Trương Khắc Cần liền cầu nguyện để Thần linh ban cho con cái. Quả nhiên người thiếp này sinh được một cậu con trai, đặt tên là Tối Lân, rất thông minh.
5 năm sau, Trương Khắc Cần thi đỗ tiến sỹ. Vốn người vợ cả của Trương Khắc Cần nhiều năm cũng không có có con. Mẹ của Trương Khắc Cần lại đi cầu Thần linh xin con, quả nhiên con dâu sinh được một con trai. Nhưng từ đó về sau, Tối Lân ngày càng yếu đi, đành phải cầu Trời phù hộ.
Một đêm, mẹ của Trương Khắc Cần mơ gặp một người đeo Kim Ấn nói với bà: “Mệnh con trai của ngươi hiếm có con, đứa con đầu là ta đưa đến. Bây giờ lại sinh đứa thứ hai, vậy thì đứa đầu nhất định sẽ không được bảo toàn, đây không phải là việc mà năng lực của ta có thể cứu được.” Nói xong ông cảm ơn đồ cúng của họ, sau đó rời đi.
Sau đó, quả nhiên Tối Lân chết non. Trước khi chôn cất, người nhà bôi chu sa (son đỏ) trên cánh tay phải và bôi màu đen trên lông mày.
Về sau Trương Khắc Cần được giữ chức huyện lệnh ở Lợi Châu, sau khi mãn nhiệm ông vẫn ở lại Lợi Châu. Có một ngày, ông đến nhà của phó huyện họ Vi để ghi chép lại việc nhập ngũ thì có một cô bé đến chào ông. Trương Khắc Cần nhìn cô bé rất giống với Tối Lân, sau khi về nhà liền đem chuyện này nói với mẹ.
Mẹ Trương Khắc Cần sai người đưa cô bé đến để gặp một chút, cô bé cũng vui vẻ đồng ý đến gặp, và còn nói với người làm trong nhà: “Nơi đó cũng là nhà của tôi”. Đến khi cô bé đến, bà quan sát cánh tay và chân mày của cô bé thì thấy dấu tích vẫn còn, sau đó phái người đưa cô bé về nhưng cô bé lưu luyến không muốn rời đi.
Một công dụng của vết bớt là ký hiệu để kiếp sau một số người thuận tiện tìm đến người này. Ngoài ra, vết bớt thường có liên quan đến kiếp trước, ví như gặp một sự tình gì đó nghiêm trọng, nhất là những sự tình liên quan đến sinh mệnh sống chết. Vết bớt cũng có thể liên quan đến một ước hẹn nào đó. Khi chúng ta nhìn vào vết bớt của mình thì có thể liên tưởng đến những thứ của kiếp trước, cũng có thể liên tưởng đến nguyện cho kiếp này.
Theo “Quan hệ giữa vết chàm và kiếp trước“
Đăng trên ChanhKien.org
Tác giả: Tầm Nguyên
Xem thêm:
- Chuyện luân hồi của thi nhân Hoàng Đình Kiên đời Bắc Tống
- Vài câu chuyện luân hồi chuyển sinh trong “Thanh bại loại sao”
Mời xem video:
Từ khóa luân hồi Thái Bình Quảng Ký vết bớt