“Pháp Luân Công rất quan trọng với Hồng Kông”
- Trần Tư Mẫn
- •
Phong trào biểu tình dân chủ của người Hồng Kông đã kéo dài hơn 4 tháng, phải đối mặt với khó khăn và áp lực từ chính phủ Hồng Kông cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Gần đây, không ít người dân Hồng Kông bày tỏ trên truyền thông rằng, cuối cùng họ đã hiểu vì sao người tập Pháp Luân Công vẫn luôn kiên trì không mệt mỏi trong nỗ lực vạch trần tội ác của ĐCSTQ.
Người dân Hồng Kông vẫn luôn ủng hộ phong trào diễu hành ôn hòa của Pháp Luân Công. 7 năm trước, ngay từ 8/9/2012, trang “Truyền thông độc lập” của Hồng Kông, đã đăng tải bài viết “Pháp Luân Công rất quan trọng với Hồng Kông”. Trong phần mở đầu bài viết, tác giả Jackso đã chia sẻ:
“Tôi cho rằng Pháp Luân Công vô cùng quan trọng đối với Hồng Kông. Cần nói rằng tôi không phải là người của Pháp Luân Công. Nhưng Pháp Luân Công tại Hồng Kông vẫn luôn tuyên bố những tội ác của quan viên và ĐCSTQ, sự kiên trì nhiều năm này khiến tôi cảm động.”
Tháng 7 năm nay, trong một buổi họp báo, Lương Quốc Hùng, cựu nghị viên lập pháp của Hồng Kông biểu thị, rất nhiều người Hồng Kông trong quá trình sửa đổi “Dự Luật Dẫn độ” mới nhìn rõ bản chất của ĐCSTQ. Ông Lương Quốc Hùng bày tỏ sự cảm ơn tới những người tập Pháp Luân Công Hồng Kông đã vạch trần bản chất và sự tà ác của ĐCSTQ suốt 20 năm qua với ý chí kiên cường. Ông tin rằng không chỉ Hồng Kông mà các khu vực và quốc gia khác trên toàn thế giới có lẽ cũng không có ý kiến khác rằng về phương diện vạch trần ĐCSTQ, Pháp Luân Công quả thực rất đáng được cảm tạ.
Ông Lương Quốc Hùng chia sẻ:
“Tôi cảm thấy rất cảm thán, 20 năm trước rất ít người ủng hộ hay đồng tình với Pháp Luân Công. Người Hồng Kông ngày nay tới khi xuất hiện Dự luật Dẫn độ cũng đã nhìn rõ bản chất của ĐCSTQ, ngày càng có nhiều người phản đối sự chuyên chế của ĐCSTQ, cảm thấy cần ủng hộ, và bản thân cũng tham dự. Tôi cảm thấy những kinh nghiệm sống động trong quá trình này của Pháp Luân Công cần kể lại cho mọi người.”
Nhiều người Hồng Kông không thể quên được “Sự kiện Lâm Huệ Tư” vào năm 2013. Lâm Huệ Tư, một cô giáo người Hồng Kông, khi đi đường gặp cảnh Hội Thanh Quan (một tổ chức thân ĐCSTQ) quấy rối người tập Pháp Luân Công và thấy cảnh sát Hồng Kông ngó lơ, đã phẫn nộ chỉ trích rằng:
“Nếu ĐCSTQ làm đúng, thì vì sao lại xảy ra chuyện thất đức này, thực vô cùng tà ác. Các anh đừng cho rằng chúng tôi không lên tiếng, Đảng cộng sản làm gì thì trong tâm các anh cũng rõ. Mua bán nội tạng ngày nào cũng có, Đảng cộng sản buôn bán nội tạng toàn thế giới đều biết, cảnh sát các anh lại duy hộ cho họ.”
Chuyện ĐCSTQ “giết người theo nhu cầu”, thu hoạch nội tạng thì nhóm người đầu tiên lên tiếng là Pháp Luân Công, và suốt nhiều năm qua họ vẫn luôn thu thập chứng cứ, cung cấp chứng cứ và hỗ trợ các nhà điều tra độc lập trong việc phơi bày tội ác thu hoạch tạng. Mãi đến gần đây sau khi có phán quyết của Tòa án nhân dân tại London thì cộng đồng quốc tế mới thực sự hiểu mức độ nghiêm trọng của tội ác này.
Người Hồng Kông cảm phục Pháp Luân Công còn là vì với một người bình thường mà nói, đây chỉ là cánh cổng phía Nam tại Trung Quốc Đại Lục, nhưng với nhóm Pháp Luân Công mà nói thì Hồng Kông lại như “miệng cọp”, vô cùng nguy hiểm. Rất nhiều điều luật mà ĐCSTQ muốn ban bố ở Hồng Kông như Điều luật 23 hay Dự luật Dẫn độ đều tác động trực tiếp tới họ, khiến họ gặp nguy hiểm. Tuy nhiên phản ứng của họ hoàn toàn là ôn hòa, thông qua các cuộc diễu hành ôn hòa, các quầy thông tin để nói rõ sự thật về cuộc đàn áp.
Reuters trong chuyên đề “Bức tranh Hồng Kông từ năm 1997 đến năm 2017”, mỗi năm lại chọn ra một bức ảnh của Hồng Kông. Năm 2001 Reuters chọn một bức ảnh với chú thích: “Một vài người tập Pháp Luân Công đang luyện công. Từ sau năm 1999 Pháp Luân Công bị chính phủ đàn áp, đã kiên trì kháng nghị tại Hồng Kông.” Năm 2014, Reuters tiếp tục ra bài viết đặc biệt tựa đề “Cuộc chiến vì linh hồn của Hồng Kông”. Ngay phần mở đầu bài viết Reuters đã phỏng vấn Lưu Huệ Khanh, một người tập Pháp Luân Công, về hành trình cô nói rõ sự thật về cuộc đàn áp với những người qua đường tại khu thương nghiệp Đồng La.
Gần 20 năm nay, biểu ngữ “Trời diệt ĐCSTQ, Trời bảo hộ Trung Quốc” của Pháp Luân Công tại các điểm thông tin đã khiến ĐCSTQ khiếp sợ. Cụm từ “Trời diệt ĐCSTQ” cuối cùng đã được người biểu tình Hồng Kông sử dụng rộng rãi trong cuộc biểu tình năm nay.
Tờ Epoch Times Hồng Kông thành lập vào năm 2001, là một tờ báo ủng hộ Pháp Luân Công. Những sự kiện tin tức lớn tại Hồng Kông từ dịch SARS bùng phát, sự kiện phản đối Điều luật 23, tới cuộc Cách mạng Ô dù, không sự kiện nào Epoch Times Hồng Kông không tham dự, ngay cả cuộc biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ cũng không vắng mặt. Nhưng tờ báo này bị ĐCSTQ đàn áp vào hồi trung tuần tháng 8, khi đang hoạt động mạnh mẽ nhất.
David Ng., một người trẻ tham dự vào cuộc biểu tình chống luật dẫn độ khi nghe tin Epoch Times Hồng Kông bị rút khỏi kệ phát hành, đã bày tỏ: “Epoch Times là một trong số ít ỏi những hãng truyền thông có lương tâm từ chối bị ĐCSTQ mua chuộc, dụ dỗ và đe doạ. Từ khi cuộc biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ bắt đầu, Epoch Times Hồng Kông vẫn kiên trì bám trụ tại tiền tuyến đưa tin về tình hình chân thực tại Hồng Kông. Phóng viên đội mũ bảo hộ báo cáo tình hình chân thực tại tuyến đầu, gần đây đã bị những người thân cộng đột kích, tinh thần chuyên nghiệp của họ chẳng thể hoài nghi.” David Ng. còn nói: “Epoch Times Hồng Kông đưa tin phỏng vấn trực tiếp, cộng thêm những bài viết và bức ảnh độc đáo, đã báo cáo những tin tức chân thực về Hồng Kông, đối kháng với dòng chảy ô nhiễm của truyền thông ĐCSTQ.”
Trần Tư Mẫn
Từ khóa phong trào dân chủ Hong Kong Cuộc đàn áp Pháp Luân Công biểu tình ở Hồng Kông Dòng sự kiện