Tìm hiểu văn hóa phương Tây qua nghệ thuật Phục Hưng
- Quang Minh
- •
Tại Tây phương, khi nghệ thuật vươn đến sự hoàn mỹ và hài hòa cao độ trong thời kỳ Phục Hưng, thì trung tâm của nó nằm tại Rome, thành phố của các Giáo hoàng, các nhà thờ, cung điện, và các bức họa.
Người xưa tin rằng, mỗi nền văn hóa đều là một món quà quý giá mà thiên thượng truyền xuống cho nhân loại, mỗi nền văn minh đều khởi đầu nhờ sự dẫn dắt của chư Thần. Trong loạt bài viết tìm hiểu về nghệ thuật Phục Hưng, báo Trí Thức VN muốn giới thiệu tới độc giả nền văn hóa phương Tây ở thời kỳ đỉnh cao của nó – Thời kỳ Phục Hưng.
Nhà nguyện Sistine và bức “Chúa Trời tạo ra Adam” “Chúa Trời tạo ra Adam” có lẽ là một trong những bức họa nổi tiếng nhất trên thế giới, một tác phẩm độc nhất vô nhị. Nó đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều sáng tác nghệ thuật sau này, bao gồm cả những bộ phim Hollywood thời hiện đại. | |
Tondo Corsini – Bí ẩn âm nhạc trong tranh vẽ Trong nhiều năm, các học giả đã không để ý đến các nốt nhạc trên cuộn nhạc, và nghĩ rằng chúng chỉ được vẽ tượng trưng mà thôi… cho đến khi học giả Timothy J. Mcgee công bố rằng, đây chính là một bản nhạc hoàn toàn có thể chơi được. | |
Định mệnh “Ai là người hạnh phúc nhất?” là câu hỏi mà người xem phải suy ngẫm mỗi khi chứng kiến những tác phẩm Phục Hưng về nhà vua Croesus, hiền giả Solon và định mệnh… | |
Icarus – Mộng tưởng chinh phục bầu trời Xuất hiện trong Thần thoại Hy Lạp từ hơn 2000 năm về trước, câu truyện về cậu bé Icarus hay “Đôi cánh Icarus” dùng để chỉ những người nuôi mộng tưởng vượt quá khả năng của bản thân mình. | |
Leonardo da Vinci và “Bữa tiệc cuối cùng” Trong bức “Bữa tiệc cuối cùng”, Leonardo da Vinci tập trung mô tả phản ứng của từng môn đồ khi nghe lời tiên tri của Chúa Jesus. Mỗi môn đồ lại có một cung bậc cảm xúc riêng biệt. | |
Truyền thuyết Moses rẽ nước Biển Đỏ Một ngày nọ, pha-ra-ông Ai Cập nhận được lời tiên tri rằng có một đứa bé sơ sinh sẽ trở thành người dẫn đường vĩ đại và trả lại tự do cho dân tộc Do Thái… | |
Chúa Jesus vượt qua cám dỗ của ác quỷ Phía dưới bức tranh có khắc dòng chữ rằng: “Những cám dỗ đối với Đấng Kito, người mang tới Phúc Âm”. Vậy câu chuyện đằng sau bức họa này là gì? | |
Lòng hiếu thảo của Kleobis và Biton Cảm động trước sự hiếu thảo của hai con, nàng Cydippe đã cầu xin nữ thần Hera ban tặng cho hai con trai mình điều tốt đẹp nhất mà một vị thần có thể ban tặng cho một người thường. Đó là điều gì? | |
Cái chết của con trai Thần Mặt Trời Vị Thần Mặt trời đã nói với con trai rằng: “Số phận của con là làm người, nhưng con đã không ước điều gì phù hợp với con người cả. Con đã ước một điều mà đến cả các vị Thần cũng không muốn chia sẻ.” | |
Lý trí hay dục vọng? Hai người phụ nữ trong mơ, một người cầm thanh kiếm và cuốn sách, còn người còn lại trang điểm xinh đẹp, tay cầm một bông hoa. Trong giấc mơ đó, người hiệp sĩ sẽ lựa chọn thế nào? | |
Bí ẩn dự ngôn về cái chết ở chốn thiên đường Bức “Et in Arcadia ego” của Nicolas Poussin mô tả ba người chăn cừu và một phụ nữ đang đứng quanh một phiến đá có khắc dòng chữ “Et in Arcadia ego”, có nghĩa là “Thậm chí ở Arcadia, ta cũng hiện hữu”. Vậy “ta” là ai? | |
Biết ăn năn còn quý giá hơn là không lầm lỡ Có một dụ ngôn trong Kinh Thánh được chúa Giê-su kể cho những người lãnh đạo Do Thái giáo, khi họ chỉ trích ngài vì đã chào đón và ăn uống cùng những người có tội. Đó chính là câu chuyện về “Sự trở lại của đứa con hoang đàng”… | |
Ngôn ngữ biểu tượng trong kiệt tác “Hôn lễ của Arnolfini” Nói đến “Hôn lễ của Arnolfini”, người ta không thể không nhắc đến ngôn ngữ biểu tượng trong tranh. “Ngôn ngữ biểu tượng” chính là những hình ảnh mang tính gợi nhắc, ám chỉ đến những ý nghĩa khác nhau mà người họa sĩ muốn biểu đạt. | |
Ngụ ngôn đạo đức trong bức “Thần chết và kẻ bủn xỉn” Nói riêng về bức “Thần chết và kẻ bủn xỉn”, có lẽ ý nghĩ đầu tiên nảy ra trong tâm người xem là: Ai rồi cũng sẽ phải chết. Người đàn ông yếu ớt nằm trên giường (kẻ bủn xỉn), khăng khăng nắm giữ lấy sự xuẩn ngốc của mình, kể cả khi đã cận kề với cái chết… | |
Chiếc xe thồ cỏ và sự sa ngã của nhân loại Cả nhân loại dường như đang đi theo một chiếc xe thồ cỏ vô cùng lớn, phía trên đó có ngồi một nhóm người: có kẻ đang chơi nhạc, có hai kẻ đang hôn nhau. Bên trái đám người là một Thiên thần đang cầu nguyện. Bên phải đám người là một con quỷ đang chơi sáo. Phía dưới họ thật là náo loạn… | |
Ngày lễ tình yêu Valentine: Chuyện xưa kể lại Valentine, ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, người ta bày tỏ tình cảm của mình bằng những chiếc thiệp, hoa hồng, sô-cô-la, và những quà tặng đặc biệt khác. Nhưng tại sao ngày lễ tình nhân lại được đặt theo tên Thánh Valentine, một vị Thánh “tử vì đạo” của Cơ Đốc giáo? | |
Tuyệt tác các căn phòng Raphael – Kỳ I: Nơi ở của Giáo hoàng Cùng với những bức họa của Michelangelo trên mái vòm Nhà nguyện Sistine, nhóm các căn phòng của Raphael thuộc về các tác phẩm Phục Hưng thể hiện đầy đủ thời kỳ hoàng kim nhất của hội họa phương Tây tại Rome. | |
Tuyệt tác các căn phòng Raphael – Kỳ II: Nhân loại kiếm tìm chân lý Raphael đã miêu tả tín ngưỡng, triết học, thi ca và đức hạnh trong 4 tuyệt tác tại căn phòng thứ nhất. Ẩn ý đằng sau sự bài trí tinh tế của danh họa kỳ tài này là gì? | |
Tuyệt tác các căn phòng Raphael – Kỳ III: Thần tích của Cơ đốc giáo Những bức tranh trong căn phòng Stanza di Eliodoro tràn ngập các Thánh tích và Thần tích của tín ngưỡng Cơ đốc, trong đó có cả những vinh quang của nhà thờ Cơ đốc. | |
Tuyệt tác các căn phòng Raphael – Kỳ IV: Vinh quang của các Giáo hoàng Stanza dell’incendio del Borgo là căn phòng Raphael thứ 3, nơi vinh quang của các Giáo hoàng được thể hiện với nhiều Thần tích. Câu chuyện đằng sau những bức họa nổi tiếng nơi đây là gì? | |
Tuyệt tác các căn phòng Raphael – Kỳ cuối: Câu chuyện về Constantine Đại đế Căn phòng Constantine, căn phòng cuối cùng trong chuỗi các căn phòng Raphael, đã đánh dấu sự qua đời đột ngột của vị danh họa Phục Hưng tài ba, và cũng đánh dấu cho sự sa sút của hội họa phương Tây từ đỉnh điểm hoàng kim của nó. | |
Ngày tận thế và sự kiện Đại Thẩm Phán Là một sự kiện được miêu tả trong khắp các tác phẩm của thời kỳ Phục Hưng, sự kiện Đại Thẩm Phán có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng Cơ đốc giáo. Đây cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho các danh họa Phục Hưng, từ Fra Angelico, Bosch, cho đến Michelangelo. | |
Thánh kỵ sĩ giết rồng Chuyện Thánh George giết rồng được ghi chép trong “Legenda Sanctorum”, một tập hợp về tiểu sử các vị Thánh được Jacobus da Varagine hoàn thành vào những năm 60 của thế kỷ 13, với khoảng hơn 1000 bản thảo còn sót lại cho tới ngày nay. | |
Thanh gươm của Damocles “Thanh gươm của Damocles” là một thuật ngữ thường được người phương Tây sử dụng để chỉ một hiểm nguy hoặc một phán quyết đang cận kề. Tuy nhiên, câu chuyện về thanh gươm của Damocles còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. | |
Triết lý nhân sinh trong bức “Những ngài đại sứ” Tại sao một chiếc đầu lâu lại xuất hiện bên dưới bức tranh về hai ngài đại sứ giàu có, có học thức và đầy quyền lực? Hans Holbein muốn truyền tải thông điệp gì thông qua bức “Những ngài đại sứ”? | |
125 câu tục ngữ bên trong một tác phẩm Phục Hưng Việc diễn tả các câu thành ngữ, tục ngữ hoặc những tâm đắc về đạo đức bên trong tranh Phục Hưng cũng khá là phổ biến, tuy nhiên một bức tranh Phục Hưng có những 125 câu tục ngữ thì quả là đặc biệt. | |
Tuyệt tác điêu khắc “Cánh cổng Thiên đàng” Qua “Cánh cổng Thiên đàng”, Lorenzo Ghiberti đã thể hiện tài năng xuất sắc của mình – một người kể chuyện hấp dẫn và một nghệ sĩ bậc thầy – bằng cách kết hợp nhiều câu chuyện trong mỗi bức điêu khắc và đưa vào tác phẩm những thử nghiệm kỹ thuật điêu khắc mới nhất thời bấy giờ. | |
Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng Babylon là một cái tên huyền thoại đã quá đỗi quen thuộc trong văn hóa phương Tây: nó gắn liền với vườn treo Babylon, một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại; nó gắn liền với Babylon, một nơi đã từng là thành phố lớn nhất trên thế giới trước Công Nguyên; và nó cũng gắn liền với ngọn tháp Babel cùng vọng tưởng chạm tới thiên đàng – điều mà theo truyền thuyết đã khiến nhân loại không còn sử dụng chung một ngôn ngữ. | |
Đã từng và sẽ có một trận chiến trên thiên đàng Bức “Số phận của các thiên thần nổi loạn” kể về cuộc đối đầu giữa cái thiện và cái ác, nhưng nó không phải một sự việc xảy ra ở xã hội nhân loại, mà là ở trên thiên giới – một chốn vẫn được coi là tịnh thổ. Nó cùng một lúc miêu tả hai trận chiến: trận chiến lúc khai thiên và trận chiến khi tận thế. Hơn thế nữa, nó còn là một lời tiên đoán của Bruegel dành cho xã hội lúc bấy giờ, cũng là một lời cảnh tỉnh cho sự kiêu ngạo dẫn tới mạt kiếp của nhân loại. | |
Sự tồn vong của La Mã và tính mạng của một vị anh hùng Trong phân cảnh cuối cùng của bộ phim Võ sĩ giác đấu do Ridley Scott làm đạo diễn, khi vị thống lĩnh bất hạnh Maximus ngã xuống trên đấu trường La Mã, Lucilla đã ra lệnh cho toàn bộ đám đông, binh lính, và những kẻ cầm quyền bước đến bên di hài của Maximus và tuyên bố: “Sự tồn vong của La Mã liệu có thể đánh đổi bằng tính mạng của một vị anh hùng? Chúng ta đã từng tin như vậy, và hãy để cho chúng ta tin một lần nữa. Ngài là một chiến binh La Mã. Hãy trân trọng ngài!”… | |
Sự xuống dốc của đền thờ Thánh tại Jerusalem “Christ Driving the Traders from the Temple” hay “Chúa đuổi thương nhân ra khỏi đền thờ” là một chủ đề khá phổ biến trong hội họa phương Tây thời kỳ Phục Hưng. Nó liên quan đến sự kiện xảy ra trong Kinh Thánh, khi Chúa Jesus cùng các môn đồ của mình tới Jerusalem tham dự lễ Quá Hải của người Do Thái… | |
Hôn lễ của Đức mẹ đồng trinh Bức “The Marriage of the Virgin” (Tạm dịch: Hôn lễ của Đức mẹ đồng trinh) là một tác phẩm của danh họa Phục Hưng Raphael (1483 – 1520), được hoàn thành vào năm 1504 dành cho nhà thờ San Francesco, Città di Castello, Ý. Bức tranh sơn dầu này là một minh chứng cho sự trưởng thành và tự tin của chàng trai trẻ Raphael. | |
Bức tranh bậc thầy về cuộc sống thường nhật thế kỷ 16 “Census at Bethlehem” (Tạm dịch: Điều tra dân số ở Bethlehem) là một kiệt tác của danh họa Pieter Bruegel (bố), vẽ vào năm 1566. Bruegel đã mô tả lại một câu chuyện trong kinh Thánh bằng những thuật ngữ ở thời đại của ông, với những chi tiết rất đỗi thường nhật của một ngôi làng ở Hà Lan – Bỉ vào mùa đông, lúc xế chiều. | |
Trái đất không ngừng quay vì bi kịch của IcarusMặc dù trái đất không ngừng quay vì cái chết của Icarus, nhưng dường như sự thờ ơ của tất cả vẫn khiến người xem cảm thấy có chút bi thương. Hơn thế nữa, những chi tiết biểu tượng trong tranh mà người ta không lý giải được càng khiến bức tranh có một sức hút kỳ lạ. | |
Bức “Quý cô viết thư và người hầu gái”: Sự phổ quát bên trong những điều bình dị Bức “A Lady Writing a Letter with her Maid” (Tạm dịch: “Quý cô viết thư và người hầu gái”) là một tác phẩm xuất sắc của họa sĩ người Hà Lan Johannes Vermeer. Nó là một ví dụ điển hình cho phong cách ẩn dụ của Vermeer – sử dụng những điều bình dị để thể hiện đức tin phổ quát. | |
Đức mẹ Mary tiếp nhận thiên ý Thiên thần trong tranh đang quỳ xuống trước Đức mẹ thông báo ý chỉ của Chúa trời. Trong tay thiên thần cầm nhành hoa bách hợp, hàm ý rằng đây chính là Thiên sứ Gabriel, người đưa tin của Thiên đàng. Gabriel trong dáng điệu kính cẩn, hơi nhoài người về phía trước, mắt hướng về khuôn mặt Đức mẹ, tay hướng về phía bụng của Đức mẹ… | |
Vị Thánh nữ âm nhạc có di thể bất hoại Thân thể bất hoại là một đề tài thường gặp trong tôn giáo phương Đông, từ nhục thân còn lưu giữ được tới ngày nay của Lục tổ Huệ Năng thuộc Thiền Tông, tới những cao tăng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, và cả Việt Nam nữa. Còn ở Phương Tây cũng có lưu truyền những câu chuyện về nhục thân bất tử, mà người đầu tiên đạt được thành quả đó trong Kitô giáo chính là vị Thánh nữ âm nhạc Cecilia. Bức “Thánh nữ Cecilia” của danh họa Guido Reni gắn liền với câu chuyện đặc biệt về vị Thánh nữ này. | |
Bức “Nghệ thuật hội họa” và nàng thơ lịch sử Bức tranh phúng dụ về hội họa này là tác phẩm tâm đắc của danh họa Johannes Vermeer, ông đã giữ nó bên mình suốt cuộc đời mà không muốn bán, dù cho tới tận khi mất, ông vẫn còn để lại cho vợ và mười một người con một món nợ. | |
Tuyệt tác điêu khắc Pietà của Michelangelo: Thuần khiết từ bi, vô oán vô hận Là kiệt tác khắc họa hình ảnh Đức mẹ Mary ôm thân thể Chúa Jesus trong vòng tay của mình, nhưng khác với các tác phẩm khác cùng chủ đề, Pieta của Michelangelo không có sự oán hận, không có nỗi đau quặn thắt, mà có chăng chỉ là sự thanh thản, bình yên, thánh khiết, vô oán vô hận, thể hiện ra trí huệ vô hạn vượt trên mọi xúc cảm của con người… |
Chuyên đề “Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng” sẽ liên tục được cập nhật.
Quang Minh
Xem thêm:
Từ khóa Văn hóa Thần truyền nghệ thuật Phục Hưng Văn hóa phương Tây