10 hình ảnh công nghệ đáng chú ý nhất tuần qua (28/8)
- hoàng vũ
- •
Trong tuần qua, chúng tôi đã chọn ra 10 hình ảnh, video đáng chú ý nhất của thế giới khoa học công nghệ mà chắc chắn bạn sẽ không muốn bỏ lỡ:
Hồ tạo sóng nhân tạo
Công ty Wave Park Group ở Perth, Úc vừa xin duyệt dự án công viên sóng nước nhân tạo rộng 2,3 hecta trị giá 25 triệu USD. Nếu được cho phép, nó sẽ trở thành công viên thứ 3 thuộc loại này ở Úc, nơi các tay lướt sóng có thể cưỡi sóng từ 0,6-1,7m, 7 ngày trong tuần, mà không phải lo sợ cá mập
Xe năng lượng mặt trời của năm
Năm nay, xe năng lượng mặt trời của ĐH Michigan tên là Aurum đã thắng cuộc đua American Solar Challenge với khoảng cách lên tới 11 giờ so với xe về nhì. Cuộc đua 8 ngày bắt đầu ở công viên quốc gia Cuyahoga Valley ở Ohio và kết thúc ở công viên quốc gia Wind Cave ở North Dakota. Ảnh: nhóm xe năng lượng mặt trời của ĐH Michigan
Khí cầu lớn nhất thế giới bị rơi
100 phút sau khi cất cánh bay thử, khí cầu lớn nhất thế giới, Airlander 10, đã bị lao đầu xuống đất. Không có ai bị thương, tuy nhiên trục trặc này đã làm chậm trễ thêm việc hoàn thành tàu bay bơm khí heli có tải trọng lên tới 10 tấn này. (Ảnh chụp/Youtube)
Máy bay drone cao tốc
Máy bay drone mới tên là Disco này là một sản phẩm giải trí độc đáo. Nó có thể bay tới 80km/h trong 45 phút, mang theo camera HD giúp người điều khiển dưới đất có thể quan sát như đang ngồi ở vị trí phi công. Video: Parrot
Lò phản ứng nhiệt hạch mới
Tạp chí Nuclear Fusion vừa công bố kế hoạch của Bộ năng lượng Hoa Kỳ, đầu tư 94 triệu USD vào một lò phản ứng nhiệt hạch khổng lồ, có thể tạo ra năng lượng hệt như cách thức của mặt trời.
Phản ứng nhiệt hạch loại này sẽ ép các nguyên tử hydro trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao để chúng tạo thành phân tử hydro, quá trình này sẽ giải phóng năng lượng khổng lồ mà lại không tạo ra chất thải hạt nhân nhiều như phản ứng phân hạch. Ảnh: PPL
Protein giống đồ chơi Lego, giúp tạo ảnh siêu âm màu
Bằng cách điều chỉnh các hạt nhỏ có trong tế bào, các nhà khoa học đã tìm ra cách để tăng chất lượng của ảnh chụp siêu âm. Các hạt này được bọc bằng những cấu trúc khí có vỏ bằng protein, gọi là vesicle. Bằng cách thay đổi các hạt protein ở bề mặt giống như ghép hình Lego, các nhà khoa học của Caltech có thể làm cho các hạt có phản ứng khác nhau.
Ví dụ, 1 loại protein làm cho vesicle dính vào tế bào mô nhất định, như tế bào ung thư. Các nhà khoa học cũng tìm ra cách điều chỉnh lượng khí trong vesicle để khi chụp siêu âm, các hạt này sẽ hiển thị màu sắc khác nhau. Kĩ thuật này có thể giúp bác sĩ biết rõ vị trí của tế bào ung thư và loại trừ chúng. Ảnh: Barth van Rossum/Caltech
Sân vận động hình cái tô, làm mát tự động
Ở Dubai, nhiệt độ mùa hè có thể lên tới 49 độ C. Xây dựng sân bóng có sức chứa 60.000 người và làm mát cho nó không phải là chuyện dễ dàng. Thay vì dùng điều hòa nhiệt độ, các kiến trúc sư của hãng Perkins + Will đã tạo ra cách tự làm mát cho sân vận động Mohammed bin Rashid.
Mặt ngoài được làm từ lưới kim loại cho phép không khí đi qua nhưng ngăn cát lại. Bên trên là mái hiên kính phủ teflon phản xạ 75% ánh nắng mặt trời. Phía dưới SVĐ là một bể bơi lớn giúp làm mát không khí và cây trồng trên mặt đất sẽ chặn những cơn gió nóng. Việc nâng sân bóng đá lên cao sẽ giúp tăng khả năng làm mát trong khi vẫn đảm bảo tuân theo các tiêu chuẩn của FIFA.
Con tằm robot
Con tằm robot dài 1,5cm này được làm từ chất dẻo tinh thể lỏng (liquid crystal elastomer). Khi được chiếu bằng ánh sáng, nó sẽ di chuyển theo những cách khác nhau.
Bằng một tia laser điều biến, các nhà nghiên cứu ĐH Warsaw đã làm cho con robot này có thể tự leo dốc, co lại, ngay cả đẩy các vật thể nặng hơn nó tới 10 lần. Ảnh: FUW
Quạt không cánh của hãng Dyson
Thiết bị mới của hãng Dyson mang tên Pure Hot+Cool Link, có thể giữ lại tới 99,97% những hạt nhỏ trong không khí: phấn hoa, mốc và vi khuẩn. Điều khiển bằng ứng dụng di động, thiết bị này còn có thể làm mát và làm ấm không khí. Bạn có thể đặt hàng online từ ngày 6/9 với giá 599,99 USD. Ảnh: Dyson
Honeybot dạy học bằng thực tế ảo
Một con robot mới đang được giới thiệu trên IndieGoGo, có khả năng dùng thực tế ảo 3D để dạy và chơi đùa với trẻ nhỏ từ 3 – 8 tuổi. Thiết bị có tên Honeybot của công ty Hui Yu, Trung Quốc, được trang bị các hình ảnh, đồ họa 3D và chức năng nhận diện giọng nói, cùng 200 chương trình video và audio.
Ngoài ra, Honeybot còn giúp cha mẹ gọi điện thoại cho con và kết nối với đứa trẻ tốt hơn. (Ảnh: Honey Robot, Indiegogo)
Từ khóa phát minh khám phá năng lượng