TikTok, ứng dụng video rất phổ biến hiện nay, và công ty mẹ ByteDance (Trung Quốc) phải đối mặt với vụ kiện yêu cầu bồi thường hàng tỷ USD tại Tòa án tối cao ở London do cáo buộc thu thập bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của hàng triệu trẻ em.

TikTok
(Ảnh minh họa: MAYUMI NASHIDA/Shutterstock)

Anne Longfield, cựu Ủy viên phụ trách vấn đề trẻ em của Anh, đã đại diện cho khoảng 3,5 triệu trẻ em dưới 13 tuổi của nước này đệ đơn kiện TikTok và ByteDance vì cho rằng ứng dụng của Trung Quốc đang thu thập trái phép dữ liệu của trẻ em ở “quy mô công nghiệp”. Bà cho biết hôm 21/4 vừa qua rằng những trẻ em bị ảnh hưởng có thể nhận được hàng nghìn USD/người nếu thắng kiện.

Bà Longfield cáo buộc rằng tất cả trẻ em đã sử dụng TikTok kể từ ngày 25/5/2018 có thể đã bị ByteDance thu thập thông tin cá nhân một cách bất hợp pháp thông qua TikTok vì lợi ích của các bên thứ 3 nào đó.

“Các bậc làm cha mẹ và trẻ em có quyền được biết rằng thông tin cá nhân, bao gồm số điện thoại, vị trí thực tế và video của con họ đang bị thu thập bất hợp pháp”, bà cho hay.

Một đại diện của TikTok cho biết quyền riêng tư và an toàn là ưu tiên hàng đầu của công ty và họ có các chính sách, quy trình và công nghệ mạnh mẽ để giúp bảo vệ tất cả người dùng, đặc biệt là người dùng tuổi còn ít tuổi.

TikTok là một trong những ứng dụng phổ biến nhất thế giới, đặc biệt là trong giới trẻ, và có khoảng 100 triệu người dùng chỉ tính riêng ở châu Âu. Đại dịch COVID-19 đã khiến cho nhiều trẻ em phải ở nhà, và sử dụng TikTok ngày một nhiều hơn.

Theo tư vấn từ phía công ty luật Scott & Scott tư vấn, các đương đơn cáo buộc TikTok đã vi phạm luật bảo vệ dữ liệu của Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu bằng cách xử lý dữ liệu của trẻ em mà không có các biện pháp bảo mật đầy đủ, minh bạch, và không được sự đồng ý của người giám hộ hoặc người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan.

Đơn kiện trên yêu cầu công ty TikTok phải xóa tất cả thông tin cá nhân của trẻ em, và tuyên bố rằng thiệt hại có thể lên tới “hàng tỷ USD” nếu thắng giành chiến thắng.

Các vụ kiện tập thể về quyền riêng tư dữ liệu “chọn không tham gia (opt-out)” theo kiểu Mỹ như vậy sẽ tự động ràng buộc một nhóm nào đó vào một vụ kiện trừ khi các cá nhân lựa chọn không tham gia. Trên thực tế, các vụ kiện kiểu này rất hiếm xảy ra ở Anh.

Vụ việc đã được tạm hoãn trong khi chờ phán quyết của Tòa án Tối cao Vương quốc Anh trong một vụ kiện chống lại gã khổng lồ Internet Google (GOOGL.O) trước cáo buộc theo dõi một cách bất hợp pháp người dùng iPhone vào năm 2011 và 2012 thông qua các cookie của bên thứ 3.

Vụ kiện trên sẽ được xét xử vào tuần sau.

Theo Reuters,

Phan Anh

Xem thêm: