Kỷ tử giúp bổ gan, giải độc, chống lão hóa – cách dùng nhân đôi giá trị dinh dưỡng
- Liên Tâm
- •
Kỷ tử có tính ấm, bình, thường ăn một ít kỷ tử có thể phát huy tác dụng bồi bổ và bảo vệ sức khỏe rất tốt. Nên dùng kỷ tử để pha trà hoặc nấu cháo, khi nấu canh nên cho một ít quả kỷ tử vào, có thể bổ khí dưỡng huyết.
Những lợi ích của kỷ tử đối với cơ thể
1. Giải độc và bồi bổ gan
Các thói quen sinh hoạt như thức khuya, ăn uống không điều độ và uống rượu bia rất dễ tạo ra gánh nặng và gây hại cho gan. Nếu gan bị ảnh hưởng, chất độc sẽ khó được bài tiết ra khỏi cơ thể. Nhưng nếu bạn ngâm kỷ tử trong nước và uống thường xuyên thì có thể làm giảm hàm lượng Alanine Aminotransferase trong cơ thể. Nó không chỉ có thể sửa chữa các tế bào gan, mà còn giúp giải độc.
2. Dưỡng mắt, sáng mắt
Nếu để con mắt phải nhìn, làm việc quá lâu hoặc quá mức sẽ dễ dẫn đến mỏi mắt, giảm thị lực. Bạn có thể uống một nước ngâm kỷ tử, nó sẽ giúp cải thiện ở một mức độ nhất định các triệu chứng khó chịu ở mắt. Sở dĩ kỷ tử có tác dụng này là bởi chúng chứa rất nhiều vitamin và carotene, rất tốt trong việc cải thiện tình trạng suy giảm thị lực và thúc đẩy chất lượng giấc ngủ.
3. Chống lão hóa
Ai cũng có mong muốn bản thân luôn được trẻ đẹp. Đặc biệt là giới nữ, điều họ lo sợ nhất là sự lão hóa của tuổi già. Vì vậy, bạn có thể uống một ít quả kỷ tử ngâm trong nước vào lúc bình thường để mang lại tác dụng chống lão hóa tốt nhất. Điều này là do một số thành phần có lợi trong quả kỷ tử có thể phát huy tác dụng chống oxy hóa nhất định. Các bạn nữ thường xuyên uống một ít quả kỷ tử ngâm trong nước, vừa chống lão hóa mà còn có thể làm đẹp da.
Dùng quả kỷ tử để pha trà, nấu cháo, hoặc khi nấu canh cho một ít quả kỷ tử vào, có thể bổ khí dưỡng huyết, dưỡng gan, giải độc, sáng mắt và bổ khí. Nhưng nếu bạn uống kỷ tử theo cách này thì sẽ có thể nhân đôi giá trị dinh dưỡng cũng như có thể khai thác tối đa công dụng của nó.
Cách dùng kỷ tử nhân đôi giá trị dinh dưỡng
1. Quả kỷ tử và hạt quế
Giá trị dược liệu của hạt quế là tương đối phong phú, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Đặc biệt, nếu bạn ngâm hạt quế và kỷ tử cùng nhau thì tác dụng giải độc của chúng sẽ tăng lên gấp đôi. Kiên trì sử dụng trong một thời gian có thể giúp cơ thể đào thải chất độc, chất cặn bã, phục hồi tế bào gan, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch tốt hơn.
2. Quả kỷ tử và hoa cúc
Hoa cúc cũng là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng, bởi vì hoa cúc rất giàu khoáng chất và vitamin, uống trà hoa cúc có thể làm dịu gan và cải thiện thị lực. Không những vậy, hoa cúc tính lạnh, còn kỷ tử tính ấm, khi kết hợp cả 2 lại sẽ làm tăng giá trị của vị thuốc, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ gan và thải độc gan.
3. Quả kỷ tử và quả chà là đỏ
Người xưa có câu “Mỗi ngày ba quả chà là thì không lo già”. Bởi vì giá trị dinh dưỡng của chà là đỏ tương đối cao. Đặc biệt đối với nữ giới, ăn nhiều chà là đỏ có thể bổ sung huyết sắc tố cho cơ thể, giúp da dẻ hồng hào hơn. Nếu chà là và kỷ tử cùng kết hợp với nhau, thì có thể giải độc tố trong gan, làm giảm khí và máu thiếu hụt do độc tố gan gây ra cho cơ thể.
Kỷ tử được coi là một sản phẩm dưỡng sinh hữu hiệu. Kỷ tử có thể chữa khỏi một số bệnh khi sử dụng đúng cách hoặc uống đúng thời điểm, nhưng nếu uống không đúng cách thì ngược lại nó có thể gây hại cho cơ thể. Bởi vì kỷ tử vẫn là một loại thuốc nam, do đó có một số điểm bạn cần chú ý khi sử dụng, đặc biệt là 3 điều sau.
3 điều cấm kỵ khi dùng kỷ tử
1. Không uống cùng trà xanh
Cả trà xanh và kỷ tử khi pha với nước sôi và uống đều rất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, một lượng lớn axit tannic chứa trong trà xanh sẽ hấp thụ các nguyên tố vi lượng trong kỷ tử và tạo ra các chất mà cơ thể con người khó hấp thụ.
2. Không ăn quá nhiều
Kỷ tử thích hợp với những người có thể chất yếu và sức đề kháng kém. Tuy nhiên, quá trình dùng phải kiên trì trong thời gian dài, mỗi ngày chỉ uống một ít mới thấy hiệu quả.
Kỷ tử tuy tốt nhưng không được ăn quá nhiều. Nếu không sẽ khiến người bệnh nổi cáu, chảy máu mũi, thậm chí khiến mắt bị đỏ, sưng tấy và khó chịu. Những người có thể chất dương hư đặc biệt nên chú ý nhiều hơn đến liều lượng của kỷ tử, bởi vì chúng có vị ngọt, tính ôn, dùng quá nhiều có thể gây nóng giận, nhất là khi ăn sống thì nên giảm bớt liều lượng.
3. Không nên ăn khi bị cảm và sốt
Kỷ tử có tác dụng làm ấm cơ thể rất mạnh, những người bị cảm sốt, viêm nhiễm cơ thể, tiêu chảy, tốt nhất không nên ăn. Ngoài ra những người bị cao huyết áp, quá nóng nảy, hay ăn nhiều thịt ngày thường, dẫn đến mặt đỏ bừng thì tốt nhất không nên ăn.
Từ khóa chống lão hóa giải độc kỷ tử Bổ gan