Những loại rau mầm bổ dưỡng, thích hợp nhất vào mùa xuân
- Thanh Xuân
- •
Vào mùa xuân, vạn vật sinh sôi và phát triển, những chồi non mới chớm của các loài rau vừa tươi ngon lại bổ dưỡng, là sự lựa chọn tốt nhất trên bàn ăn. Nhiều sách y học chỉ ra, mùa xuân nên quan tâm ăn những loại rau mầm xanh non, sau đây đề cử 6 loại rau mầm cung cấp nguồn dinh dưỡng hàng đầu, phù hợp nhất vào mùa xuân.
1. Đậu Hà Lan
Bổ sung dinh dưỡng
Bộ phận dùng làm rau từ cây mầm đậu Hòa Lan có chồi non và lá non, giàu dinh dưỡng và chứa nhiều axit amin thiết yếu.
Thanh nhiệt giải độc
Cây mầm đậu Hòa Lan tuy nhỏ nhưng có giá trị dinh dưỡng rất cao, không chỉ có thể thanh nhiệt giải độc, bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể, mà còn làm đẹp da.
Điều hòa huyết áp
Mầm đậu rất giàu kali và phốt pho, kali là chất thiết yếu để duy trì chức năng cơ bắp, và có thể giúp điều hòa huyết áp.
Có rất nhiều cách ăn rau mầm đậu, một trong những cách hay là nấu với thịt cua.
2. Giá đỗ xanh
Thanh nhiệt giải độc
Mùa xuân khí hậu khô, dễ bị các triệu chứng như khô miệng và môi, còn giá đỗ vị tươi mát, là một lựa chọn tốt để bổ dưỡng và làm ẩm, thanh nhiệt giải độc.
Hỗ trợ chức năng gan và dạ dày
Từ góc nhìn Trung y, ăn giá đỗ khi mới vào mùa xuân có thể giúp ngũ tạng từ trạng thái “ngủ đông” chuyển sang “hồi xuân”, giúp khơi thông can khí, kiện tỳ vị.
Có rất nhiều cách ăn giá đỗ, có thể làm rau trộn, làm canh, cũng có thể nhúng lẩu…
3. Tỏi
Chống ung thư
Mầm tỏi có khả năng chống oxy hóa cao hơn so với tỏi tươi, đạt đến giá trị dinh dưỡng cao nhất vào ngày thứ 5 sau khi nảy mầm, có tác dụng rất tốt trong chống ung thư, chống lão hóa.
Tiêu hóa
Hương vị cay của mầm tỏi chủ yếu là từ chất capsaicin, có tác dụng tốt hỗ trợ tiêu hóa.
Phòng ngừa huyết khối
Mầm tỏi còn có tác dụng bảo vệ tim mạch, giúp phòng ngừa tắc động mạch và bảo vệ gan.
Cách dùng: có thể xào ăn trực tiếp, hoặc dùng như loại thực phẩm bổ sung.
4. Măng tây
Lợi tiểu khử ẩm
Măng tây có tác dụng lợi tiểu, có thể giúp cơ thể bài tiết nước dư thừa, giảm bớt cảm giác khó chịu vì trướng bụng.
Kiểm soát huyết áp
Măng tây chứa nhiều muối vô cơ và vitamin, vì có hàm lượng kali cao nên rất tốt đối với người bị chứng phù và cao huyết áp.
Chống lão hóa
Măng tây giàu flavonoid, có tác dụng chống oxy hoá và hiệu quả tốt trong chống lão hóa.
Phương pháp nấu ăn thích hợp là xào hoặc làm rau trộn.
5. Rau Tề Thái
Trị viêm ruột
Y học cổ truyền cho rằng tề thái (còn có tên gọi: tề thái hoa, địa mễ thái) có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh như kiết lỵ, viêm ruột, loét dạ dày.
Bình gan sáng mắt
Tề thái là rau đại tiêu biểu nhất vào mùa xuân, có công dụng bình gan sáng mắt, thanh nhiệt trừ tả, lợi tiểu tiêu phù.
Kéo dài tuổi thọ
Dân gian còn xem tề thái là sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp kéo dài tuổi thọ, Trung y có mô tả canh tề thái với bột gạo là “canh trăm tuổi”.
Những dẫn chứng phổ biến nhất là dùng tề thái làm nhân bánh xuân, nem rán/chả giò, bánh bao, sủi cảo, nhiều khi cũng được hấp làm rau ăn.
6. Rau sam
Hạ huyết áp và hạ đường huyết
Rau sam có chứa một lượng lớn hóc môn norepinephrine, muối kali, giàu axit citric, axit malic, có thể dùng để duy trì ổn định đường huyết, huyết áp thấp, có tác dụng bảo vệ tim mạch.
Mát máu giải độc
Một số sách y học giới thiệu rau sam giúp thanh nhiệt lợi ẩm, mát máu giải độc.
Rau sam có nhiều cách dùng, ngoài nhồi nhân bánh, nhúng, cũng có thể xào hoặc làm rau trộn.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa thực phẩm dinh dưỡng rau mầm