Mới đây, Tạp chí Y khoa Anh đã công bố dữ liệu thử nghiệm lâm sàng đối với vắc-xin virus Trung Cộng (virus corona mới, COVID-19) do Công ty Sinovac Biotech Trung Quốc phát triển, kết quả cho thấy vắc-xin này tạo ra lượng kháng thể thấp trong cơ thể người, và gây nhiều tác dụng phụ. Ngày 19/11, Liên minh châu Âu (EU) đã nói rõ, họ sẽ không cho phép các nước thành viên EU mua vắc xin từ Trung Quốc và Nga.

shutterstock 1786350446
Vắc-xin viêm phổi Vũ Hán “CoronaVac” do Công ty Sinovac Biotech Trung Quốc sản xuất đã bị phản ứng phụ nghiêm trọng tại Brazil, chính phủ Brazil đã khẩn cấp đình chỉ thử nghiệm lâm sàng. (Nguồn ảnh:cadu.rolim /Shutterstock).

Vào ngày 17/11, Tạp chí The Lancet đã đăng tải thông tin về vắc-xin virus bất hoạt do công ty Sinovac Biotech tại Trung Quốc Đại Lục phát triển. Nội dung cho thấy, trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 của vắc-xin này, mức độ kháng thể được tạo ra trong huyết quản của người bệnh thấp hơn so với lượng kháng thể được tạo ra ở những bệnh nhân đã khỏi bệnh viêm phổi ở Vũ Hán; thậm chí trong số 743 người tham gia thí nghiệm, một số nhóm thí nghiệm có tỷ lệ phản ứng bất lợi cao tới 38%. Hơn nữa, đến nay dữ liệu thử nghiệm giai đoạn ba của vắc-xin vẫn chưa được công bố rộng rãi, điều này cũng khiến thế giới bên ngoài nghi ngờ về hiệu quả thực tế và tính an toàn của vắc-xin.

Theo một báo cáo của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, nếu so sánh, vắc-xin do các công ty dược phẩm của Mỹ như Moderna và Pfizer’s sản xuất, thì mức độ kháng thể được sinh ra là tương đương hoặc thậm chí cao hơn so với mức độ kháng thể của những bệnh nhân đang hồi phục sau viêm phổi Vũ Hán; về mặt hiệu quả, vắc xin Moderna và Pfizer’s đều đạt khoảng 95%.

Theo ông Eyck Freymann, một nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Oxford chỉ ra, dữ liệu ban đầu của vắc-xin Sinovac Biotech cho thấy ngoài lượng kháng thể được tạo ra trong các thử nghiệm trên người thấp hơn, thì độc tính cũng tương đối lớn. Điều này cũng có nghĩa là vắc-xin có tác dụng phụ lớn hơn đối với người tiêm chủng, nó gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, và thậm chí nghiêm trọng hơn. Đồng thời, dữ liệu về tính an toàn của nó vẫn chưa được công bố. Do đó, ông có xu hướng kiến nghị nên sử dụng các loại vắc xin phương Tây đã được các cơ quan quản lý ở các nước phát triển chấp thuận.

Hiện tại, vắc-xin viêm phổi Vũ Hán đã bước sang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở Trung Quốc Đại Lục, bao gồm vắc-xin của Sinovac Biotech, có 3 loại đều là vắc-xin bất hoạt truyền thống; trong khi vắc-xin của Moderna và Pfizer của Hoa Kỳ  là loại “vắc-xin RNA thông tin” (vắc-xin mRNA).

Ông Stephen Morrison, Giám đốc Trung tâm Chính sách Y tế Toàn cầu, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho rằng vấn đề của vắc xin Trung Quốc không phải là chủng loại mà là do thông tin thiếu minh bạch. Do Trung Quốc “đi tắt đón đầu” quá trình nghiên cứu phát triển vắc-xin, nên đã thay đổi quy định, điều này khiến nhiều quốc gia cho rằng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hơn nữa, vắc-xin của Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3, nhưng đã được bắt đầu được sử dụng trên quy mô lớn, tổng số người đã sử dụng có thể lên tới hàng trăm nghìn lượt người, đây là điều mà chưa quốc gia nào dám làm.

Ngày 17/11, Tạp chí The Lancet đã công bố dữ liệu thử nghiệm vắc-xin của Sinovac Biotech. Ngày 19/11, Liên minh châu Âu tổ chức một hội nghị truyền hình để thảo luận về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán và các vấn đề vắc-xin với lãnh đạo các nước. Ngay sau cuộc họp, Liên minh châu Âu đã thông báo rằng trước cuối năm nay, Liên minh châu Âu sẽ thông qua việc sử dụng hai loại vắc xin viêm phổi ở Vũ Hán là vắc-xin của Pfizer và Moderna.

Liên quan đến việc Hungary đang nhập khẩu vắc-xin “Sputnik V” của Nga và có ý định sử dụng vắc-xin của Trung Quốc, người phát ngôn Ủy ban châu Âu Eric Mamer nhắc lại rằng, các nước thành viên EU chỉ cho phép sử dụng vắc-xin đã được EU phê chuẩn.

Ông EricMamer nói rằng, không có chút nghi ngờ gì, bất kỳ loại vắc-xin nào đã hoặc có thể được cung cấp trong phạm vi EU đều cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của EU cho các sản phẩm đó, và cũng phải tuân thủ quy trình phê duyệt. Đây là chiến lược vắc-xin của EU, và tất cả các quốc gia thành viên đã ký kết tham gia vào quy trình này.

Liên minh châu Âu cho biết, tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin, cũng như các quy trình nghiên cứu và phát triển đều cần phải hoàn toàn minh bạch. Đây là điều này rất quan trọng, nhất định cần phải được coi trọng hơn..

Hiện tại, vắc-xin liên quan của Trung Quốc và Nga, đều chưa được cơ quan quản lý dược phẩm của châu Âu đánh giá, cũng không cách nào được Liên minh châu Âu phê chuẩn chính thức.

Vương Quân

Xem thêm: