10 điều thú vị về cuộc sống công nghệ ở Bắc Hàn
- Thành Đô
- •
Cuộc sống ở Bắc Hàn hiện vẫn khá bí ẩn đối với phần lớn thế giới bên ngoài. Mặc dù nhà lãnh đạo đương nhiệm Kim Jong-un được tiếp nhận nền giáo dục ở Châu Âu, nhưng không có nghĩa là đất nước này được hưởng một tư tưởng tự do như vậy. Bắc Triều Tiên vẫn luôn cố giữ kín những bí mật của mình mặc dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và tình trạng thiếu hụt lương thực thường trực.
Tra cứu sách trong thư viện ở Bắc Hàn (Ảnh: GettyImages)
Mặc dù khó có được con số cập nhật mới nhất về xu thế công nghệ ở Bắc Triều Tiên, nhưng có một sự thật hiển nhiên là đất nước này đang dần dần kết nối, tuy nhiên theo cách rất riêng của họ.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu xem công dân của đất nước này sử dụng công nghệ như thế nào:
1- Rất ít người được dùng Internet
(Ảnh: Internet)
Bắc Hàn có Internet nhưng quyền truy cập lại vô cùng hạn chế và chỉ dành cho người nước ngoài và tầng lớp thượng lưu.
Hầu hết người dân Bắc Hàn chỉ truy cập mạng nội bộ của Bắc Hàn, gọi là Kwangmyong, vốn hoàn toàn bị cách ly khỏi mạng internet rộng lớn của thế giới. Các trang web hầu như đều của các cơ quan chính phủ, nhưng mạng nội bộ cũng được mở cho thương mại. Trang mua sắm trực tuyến Okryu của nước này được đưa vào hoạt động từ năm 2015.
2 – Facebook bị chặn nhưng họ có một bản sao khác thay thế
(Ảnh: Google)
Mặc dù Facebook bị chặn, nhưng dường như chính quyền Bắc Hàn có vẻ thích ý tưởng về trang mạng xã hội kiểu vậy. Năm ngoái, Dyn Networks đã thử xây dựng một bản sao của Facebook tại Bắc Hàn, tuy nhiên sau đó nó nhanh chóng bị hack. Bản sao này khá đầy đủ tính năng, cho phép người dùng đăng ký qua email và có thể đăng tin trên tường của nhau. Tuy nhiên, hiện tại không rõ liệu bản sao này có hấp dẫn nhiều người dùng ở Bắc Hàn sau khi bị hack hay không.
3 – Cứ 10 người Bắc Hàn thì 1 người có điện thoại thông minh.
Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, Bắc Hàn đang dần tiến tới kỷ nguyên của điện thoại di động. Theo nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất ở nước này Koryolink, có tới 3 triệu thuê bao đăng ký, một con số rất lớn so với số lượng vài trăm nghìn người sở hữu máy tính cá nhân (theo thông tin từ Andrei Lankov, tác giả cuốn “Bắc Hàn thực sự.”
4 – Không thể gọi quốc tế
Nhà mạng chính của Bắc Hàn Koryolink không cho phép gọi quốc tế. Mặc dù vậy, theo tổ chức Ân xá Quốc tế, các công dân sống gần biên giới Trung Quốc vẫn có thể dùng điện thoại và SIM nhập khẩu lậu để gọi cho những người họ hàng đã trốn ra nước ngoài. Tổ chức từ thiện này đánh giá đó là một việc làm liều lĩnh vì chính quyền sẽ bắt giữ bất kỳ ai dùng điện thoại nhập khẩu.
5 – Máy tính chỉ dành cho người giàu
(Ảnh: Internet)
Người dân tại Bắc Hàn có dùng máy tính cá nhân, nhưng thường chỉ dành cho tầng lớp tinh anh, như là những sinh viên may mắn được học ở Đại học Bình Nhưỡng. Các quán cà phê Internet và trường học cũng có máy tính mặc dù việc sử dụng luôn bị giám sát.
6 – Quyền truy cập máy tính bị giới hạn, USB trở thành một phụ kiện thời trang
(Ảnh: Human Rights Foundation)
Máy tính hiếm tới nỗi những người trẻ tuổi sống ở thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn đeo USB như một phụ kiện thời trang, theo cuốn “Bắc Hàn thực sự” của Andrei Lankov.
7 – Máy tính chạy trên hệ điều hành Linux, trông khá giống OS X
(Ảnh: Will Scott)
Bắc Hàn đã xây dựng một hệ điều hành riêng tên là Red Star, mà theo như nhà nghiên cứu người Đức Florian Grunow và Niklaus Schiess, thì nó có một ứng dụng xử lý văn bản, lịch và dịch vụ âm nhạc. Vì người dân Bắc Hàn dùng USB buôn lậu từ Trung Quốc để trao đổi phim, tin tức và các thông tin truyền thông khác nên hệ điều hành có một chức năng đánh dấu các tệp tin, có nghĩa là người ta có thể tra ra lịch sử sao chép của chúng. Ngoài ra hệ điều hành này trông giống hệt một hệ điều hành phương Tây.
8 – Máy tính bảng rẻ tiền của Trung Quốc cũng chỉ dành cho giới tinh anh
(Ảnh: Florian Grunow/Niklaus Schiess/Manuel Lubetzki)
Người dân Bắc Hàn cũng được sử dụng máy tính bảng. Năm ngoái các nhà nghiên cứu về bảo mật là Florian Grunow, Niklaus Schiess, và Manuel Lubetzki đã phát hiện ra máy tính bảng Woolim. Nó không có Wi-Fi hay Bluetooth, và hệ điều hành chạy trên một phiên bản chỉnh sửa của Android. Dù được sản xuất với giá rẻ ở Trung Quốc, chỉ khoảng 6.6 triệu VND, nhưng nó vẫn là quá đắt đối với hầu hết người dân Bắc Hàn.
9 – Một số người có TV nhưng chẳng thể xem nhiều
(Ảnh: Martyn Williams/YouTube)
Có TV cũng không phải là điều hiếm thấy ở Bắc Hàn vì đó là một cách rất hiệu quả để chính quyền tuyên truyền. Người dân Bắc Hàn chỉ được xem các chương trình của một đài truyền hình trung ương Bắc Hàn. Ngoài ra, theo tác giả Barbarra Kemick, người thực hiện một chuỗi phỏng vấn người Bắc Hàn đào thoát, cảnh sát sẽ viếng thăm thường xuyên để kiểm tra xem TV có bị chủ nhà chỉnh sửa để bắt được sóng của truyền hình nước ngoài hay không.
10 – Chỉ có hai nhà mạng di động
Naguib Sawiris, tỷ phú Ai Cập, chủ tịch của Orascom (Ảnh: Google)
Bắc Hàn chỉ có 2 nhà mạng dành cho liên lạc di động là Koryolink và Byol. Nhà mạng chiếm ưu thế ở Bắc Hàn là Koryolink, à một liên doanh giữa công ty Ai Cập Orascom Telecom và Tập đoàn Bưu chính và Truyền thông Triều Tiên (KPTC), là nhà mạng di động có 3G duy nhất ở Bắc Triều Tiên.. Nhưng Orascom “đã mất quyền kiểm soát” công ty vào năm 2015 và Byol, một đối thủ do chính phủ Bắc Hàn lập ra đã nổi lên từ thời điểm đó. Nhiều người cho rằng Byol có thể sẽ hợp nhất với Koryolink, và khiến cho tình trạng hoạt động tại Bắc Hàn của Orascom càng trở nên mập mờ hơn. Hơn thế nữa, nó cũng khiến cho sự kiểm soát của chính quyền đối với ngành viễn thông trở nên chặt chẽ hơn.
Theo Business Insider
Thành Đô
Xem thêm:
Từ khóa Kim Jong Un Bắc Hàn công nghệ Internet tablet