COVID-19: Cần trả lại tên gọi ban đầu là “Viêm phổi Vũ Hán”
- Lê Xuân
- •
Mới đây, một nhà lập pháp Nhật Bản nói rằng COVID-19 nên được gọi đúng là ‘Viêm phổi Vũ Hán’ để ngăn việc Trung Quốc cố tình làm sai lệch thông tin. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng có nhận định tương tự.
Tuần trước, một nhà lập pháp Nhật Bản đã kêu gọi cần trả lại đúng tên gọi dịch bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra, hiện được WHO đặt tên COVID-19, là “viêm phổi Vũ Hán” để ngăn chặn nỗ lực “chối tội” của ĐCSTQ.
Ông Hiroshi Yamada, một thành viên của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền tại Hạ viện, trong một cuộc họp của Ủy ban Ngân sách hôm 3/3 đã lưu ý rằng căn bệnh rõ ràng bắt đầu ở Vũ Hán nhưng tên của nó – COVID-19 – khiến mọi người nhầm lẫn về nguồn gốc của căn bệnh. Sau đó, ông đã yêu cầu ủy ban gọi nó là “viêm phổi Vũ Hán”.
Ông Yamada cũng lên tiếng vạch rõ chiến lược truyền thông của chính quyền Trung Quốc nhằm thuyết phục thế giới rằng nguồn gốc của virus không phải từ Trung Quốc. Ông cho rằng Trung Quốc đang cố tình làm sai lệch thông tin.
Ông cho hay mặc dù hiện tại các nhà khoa học trên thế giới đều đồng thuận rằng dịch COVID-19 bắt nguồn từ Trung Quốc, ĐCSTQ đã tìm cách biến những cụm từ “viêm phổi Vũ hán”, “virus Vũ Hán” trở thành những từ ngữ cấm kỵ, chỉ trích bất cứ tổ chức hay quốc gia nào sử dụng thuật ngữ này. Thậm chí, trên mạng, nhiều tài khoản Trung Quốc đã tung tin đồn rằng virus bắt nguồn từ Mỹ, Nhật và Hàn Quốc.
Ông Yamada cũng chỉ ra rằng các báo cáo từ các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc còn đang tuyên bố rằng Nhật Bản và Hàn Quốc đang thực thi không đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khiến nó lây lan ra thế giới.
“Xin cho phép tôi gọi nó là ‘viêm phổi Vũ Hán.’ Thuật ngữ COVID-19 này khiến mọi người nhầm lẫn về nguồn gốc thực sự của dịch bệnh,” ông Yamada nói.
自民 山田宏「新型コロナは中国の武漢発なので“武漢肺炎”と呼ばせていただく。今、中国は『武漢発症じゃない!世界に蔓延したのは日本と韓国のせい!』という論調が出てる。名前を新型コロナと曖昧にすると、どこが原因だったのか忘れられてしまうので武漢肺炎と呼ぶ」
よくぞ国会で言った!#kokkai pic.twitter.com/r8T8M154pH
— Dappi (@dappi2019) March 3, 2020
Sau khi phiên họp kết thúc, đoạn video về đề nghị của ông Yamada đã được tải lên Twitter và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và đồng tình từ cư dân mạng Nhật Bản, với hơn 71.000 lượt thích, 28.000 lượt tweet lại và gần 2.000 bình luận.
“Thế còn bệnh viêm não Nhật Bản và cúm Tây Ban Nha thì sao?,” một bình luận viết.
“Trung Quốc muốn đẩy trách nhiệm cho Nhật Bản.”
“Đây là sự thật.”
“Trung Quốc và WHO đã nói những điều kỳ lạ và bóp méo sự thật để khiến Nhật Bản chịu trách nhiệm.”
“Tôi thích gọi nó là viêm phổi Vũ Hán.”
> Trung Quốc nỗ lực biến hình thành “nhà lãnh đạo toàn cầu” trong dịch corona
Vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2, Thời báo Hoàn cầu và Tân Hoa Xã đã chỉ trích các nhà lãnh đạo Đài Loan vì đã sử dụng thuật ngữ “viêm phổi Vũ Hán”, cho rằng Đài Loan đã “bỏ qua các quy tắc của các tổ chức quốc tế có liên quan” để gắn vị trí khu vực với dịch bệnh.
Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức thay đổi tên bệnh thành COVID-19, chính quyền Đài Loan ngày 12/2 cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng tên của thành phố Trung Quốc (Vũ Hán) khi nói về dịch bệnh để công chúng dễ hiểu hơn. Trung tâm chỉ huy dịch tễ trung ương Đài Loan (CECC) cũng đã đưa ra tuyên bố rằng việc thay đổi tên thường xuyên của WHO có thể dễ dàng gây nhầm lẫn cho mọi người.
> “Mỹ nợ TQ một lời xin lỗi, thế giới nợ TQ một lời cảm ơn”?
Ngoại trưởng Mỹ: Dịch bệnh là do ‘virus Vũ Hán’ gây ra
Động thái tương tự liên quan đến tên gọi của dịch bệnh cũng đã được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sử dụng. Ông Pompeo đã nhắc đến thuật ngữ “virus Vũ Hán” trong 2 ngày liên tiếp là 5/3 và 6/3.
Ngày 6/3, khi được phóng viên CNBC hỏi đánh giá về thành công của Bắc Kinh trong việc kiểm soát dịch bệnh, ông Pompeo nói: “Tôi vui vì ông đã khen ngợi ĐCSTQ, nhưng hãy nhớ rằng đây là do ‘virus Vũ Hán’ gây ra.”
Trước đó, hôm 5/3, ông Pompeo cũng nhấn mạnh về khoản viện trợ trị giá 37 triệu USD cho các quốc gia chống lại sự lây lan của “virus Vũ Hán”.
“Hãy nhớ rằng, chính virus corona Vũ Hán đã gây ra thực trạng hiện nay, và thông tin mà chúng ta nhận được từ giai đoạn đầu của tiến trình này là không hoàn hảo, đã dẫn chúng ta tới tình cảnh mà bây giờ chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức. Điều đó đặt chúng ta tụt phía sau [diễn tiến thực tế của bệnh dịch]”, ông Pompeo nói trên chương trình “Squawk Box” của kênh CNBC.
Ngoại trưởng Mỹ cũng đã bác bỏ những quan điểm cho rằng virus corona chủng mới có thể bắt nguồn từ bên ngoài Trung Quốc. Đây là câu chuyện mà truyền thông nhà nước Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy.
“Không có nhà chức trách nào khác ngoài ĐCSTQ đã nói rằng nó [virus corona] đến từ Vũ Hán. Vậy nên đừng nhét chữ vào miệng Mike Pompeo. Chúng tôi khá tự tin rằng chúng tôi biết virus này bắt nguồn từ đâu”, ông Pompeo khẳng định.
> Vương Hỗ Ninh sau bức màn đen: 4 bước kiểm soát dư luận dịch bệnh
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trước đó đã lên tiếng chỉ trích việc dùng các thuật ngữ “virus Vũ Hán” hay “virus Trung Quốc”, cho rằng đó là một cách nói vô trách nhiệm của truyền thông.
“Bằng cách gọi nó là ‘virus Trung Quốc’, người ta đã ngầm hàm ý về nguồn gốc của nó mà không dựa trên bất kỳ sự thật hay bằng chứng nào. Một số phương tiện truyền thông rõ ràng muốn Trung Quốc chịu trách nhiệm về sự việc. Động cơ bên trong của họ là quá rõ ràng. Dịch bệnh là thách thức toàn cầu,” ông Cảnh Sảng nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng hiện không có bất kỳ kết luận nào cho thấy virus có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo thông tin từ truyền thông Nhà nước Trung Quốc, virus corona chủng mới đã bắt đầu khởi phát từ thành phố Vũ Hán vào đầu tháng 12/2019 ở chợ hải sản Hoa Nam.
Tuy nhiên, sau đó đã có bằng chứng cho rằng những người đầu tiên nhiễm virus đã không đến khu chợ này.
Trong hướng dẫn ban hành vào tháng 2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới đã đổi tên dịch bệnh thành COVID-19, và mới đây đặt tên chính thức cho virus là SARS-CoV-2 để tránh “kỳ thị người Trung Quốc”.
Lê Xuân (tổng hợp)
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện virus corona viêm phổi Vũ Hán COVID-19 virus vũ hán