Không chỉ ở Ý, sự trỗi dậy của phe bảo thủ ở châu Âu cho thấy điều gì?
- Hoàng Thanh
- •
Các phương tiện truyền thông toàn cầu đều cổ súy trào lưu tư tưởng ủng hộ giới cánh tả cấp tiến. Nước Ý, nơi khai sinh ra thời kỳ Phục hưng phương Tây, đã có sự thay đổi về chính trị trong cuộc bầu cử năm nay, phản ánh những giá trị truyền thống bảo thủ mà người dân mong muốn. Trên thực tế, sự trỗi dậy của phe bảo thủ ở châu Âu không phải chỉ có ở Ý.
Chiến thắng của bà Meloni thể hiện rõ dân ý của nước Ý
Chính trường của Ý, nền kinh tế lớn thứ ba trong EU, đã có sự thay đổi lớn. Trong cuộc bầu cử nghị viện Ý diễn ra vào ngày 25/9, bà Giorgia Meloni, lãnh đạo đảng “Anh em của Ý” đã giành chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu 26%. Chiến thắng của bà đã đặt nền móng cho đảng này chiếm đa số trong nghị viện; liên minh trung hữu, bao gồm cả đảng “Anh em của Ý”, giành được 43,8% số phiếu bầu. Ngoại giới có bình luận nhất trí rằng cuộc bầu cử này đã sinh ra 2 cái nhất trong giới chính trị Ý: Chính phủ cánh hữu nhất của Ý sau Thế chiến II và nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Ý.
Ông Bannon, cựu “cố vấn” của Tổng thống Mỹ Donald Trump, không giấu giếm sự khen ngợi tán thưởng của mình dành cho bà Meloni, ông nói công khai rằng: “Giống như bà Thatcher (cố nữ Thủ tướng Anh), bà Meloni sẽ chiến đấu cho đến khi chiến thắng.”
Trên thực tế, trước bà Giorgia Meloni, các ứng cử viên Tổng thống Pháp Marine Le Pen, cựu Thủ tướng Ba Lan Beata Szydło, Nghị sĩ Đức Frauke Petry, Bộ trưởng Tài chính Na Uy Siv Jensen … những người phụ nữ này được biết đến như là thế lực nữ giới của phe bảo thủ cánh hữu, và lực lượng này từ lâu đã trỗi dậy trong giới chính trị châu Âu.
“Bảo vệ gia đình theo quy luật tự nhiên, phản đối thiểu số giới tính; ủng hộ văn hóa sinh sản, phản đối phá thai; phản đối toàn cầu hóa; ủng hộ các biên giới an toàn hơn; phản đối các hoạt động tài chính quốc tế lớn …”, bà Meloni cho biết vào tháng 6 này Khi đảng VOX của Tây Ban Nha có một bài phát biểu. Bà đã công bố chủ trương chính trị của mình bằng tiếng Tây Ban Nha trôi chảy.
Người chiến thắng trong cuộc bầu cử nước Ý, bà Giorgia Meloni, năm nay 45 tuổi. Bà bắt đầu hoạt động chính trị từ năm 15 tuổi, sau khi tốt nghiệp trung học. Bà làm các công việc cấp thấp như bảo mẫu, bồi bàn, bartender, v.v, để trang trải cuộc sống. Năm 2008, ở tuổi 31, bà trở thành Bộ trưởng Thanh niên của Chính phủ Ý, bộ trưởng trẻ nhất trong lịch sử Ý.
Năm 2012, bà Meloni và 2 người khác đồng sáng lập một đảng mới, “Anh em của Ý”. 2 năm sau, bà trở thành chủ tịch đảng này. Đảng của bà đã đi từ chỉ 2% phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2013, lên 4,4% vào năm 2018, lên 26% vào năm 2022. Vì sao? Bởi vì họ đại diện cho những thay đổi trong dân ý của người dân nước Ý.
Những gì bà Meloni đại diện thực sự là tư duy truyền thống bảo thủ đích thực: Kính trọng sự sắp đặt của Chúa cho con người, chống phá thai, chống an tử, không đồng tình đồng tính luyến ái (LGBTQ), chú trọng bản sắc dân tộc và không đồng ý với chủ nghĩa toàn cầu.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Reuters vào ngày 25/8, bà Giorgia Meloni nói rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) đang xâm nhập vào mọi nơi trên thế giới. Nếu trúng cử, bà sẽ hạn chế Trung Quốc (ĐCSTQ) mở rộng tại Ý và châu Âu, hơn nữa sẽ không có ý tiếp tục tham gia vào kế hoạch “Một vành đai, một con đường”.
Năm 2019, Ý trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chấp nhận sáng kiến ”Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Bà Meloni nói thẳng rằng bà sẽ không tìm cách tiếp tục bất kỳ kế hoạch nào trong thỏa thuận này, “Tôi không có ý chí chính trị muốn ủng hộ Trung Quốc mở rộng ở Ý hoặc ở châu Âu”. Bà cũng cho biết bà phản đối việc châu Âu thúc đẩy phương tiện giao thông điện, bởi vì chính sách này có có lợi cho Trung Quốc, một quốc gia nhà sản xuất pin xe điện chính.
Lực lượng bảo thủ của châu Âu trỗi dậy trong khủng hoảng
Sự nổi lên của những người bảo thủ không phải chỉ có ở Ý. Năm 2017, “Đảng Lựa chọn” (Alternative für Deutschland, AfD) của Đức đã giành được hơn 12% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử liên bang, trở thành đảng chính trị lớn thứ 3 của Đức. Vào tháng 4 năm nay, mặc dù đảng “Mặt trận Quốc gia Pháp” (Rassemblement national, RN) thua trong cuộc tổng tuyển cử, nhưng lại giành được nhiều phiếu nhất trong lịch sử. Vào tháng 9 năm nay, đảng Dân chủ Thụy Điển đã trở thành đảng lớn thứ 2 trong cuộc bầu cử quốc hội.
Chiến thắng của bà Meloni đã gây ra sự rung động trên quốc tế, đồng thời nó cũng thể hiện lòng dân của người dân châu Âu; Thủ tướng Orban được mệnh danh là “Trump của Hungary”, đã thắng đậm trong cuộc tổng tuyển cử năm nay; đảng bảo thủ của Thụy Điển lần đầu tiên thành công trong cuộc tổng tuyển cử; ở Tây Ban Nha, đảng “Tiếng Dân” (Vox) cánh hữu liên kết với bà Melloni đang vươn lên theo tình hình chung; và bà Liz Truss thuộc phe bảo thủ của Anh đã giành được chức thủ tướng.
Tại Đức, với tư cách là cựu Chủ tịch của “Đảng Lựa chọn” (AfD), bà Frauke Petry đã lãnh đạo đảng này trở thành đảng dân túy cánh hữu đầu tiên vào quốc hội sau Thế chiến II dưới ngọn cờ của chủ nghĩa dân tộc. Trong một cuộc thăm dò, hơn 1/4 số người được hỏi ủng hộ AfD và chủ trương của đảng này.
Tại Ba Lan, đảng dân túy cánh hữu “Đảng Luật pháp và Công lý” đã trở thành đảng lớn nhất trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2015 và đạt đủ điều kiện để thành lập nội các độc lập. Bà Beata Sidow, Phó Chủ tịch của đảng này sinh ra trong một gia đình thợ mỏ, cũng trở thành nữ Thủ tướng và được xếp hạng trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới của Forbes.
Tại Na Uy, kể từ khi trở thành Bộ trưởng Tài chính vào năm 2013, bà Siv Jensen đã trở thành người giữ chức vụ này lâu nhất của đất nước kể từ sau Thế chiến II. Bà là chủ tịch Đảng Cấp tiến Na Uy, bà rất thần tượng cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.
“Trump của Hungary” – ông Viktor Orban 4 lần trúng cử Thủ tướng
Thủ tướng Hungary Orban có chút giống “Trump của Hungary”. Ông lên nắm quyền sớm hơn ông Trump 6 năm. Các chính sách và quan niệm của ông rất giống với ông Trump và những người bảo thủ Đảng Cộng hòa hiện tại ở Mỹ, nhấn mạnh vào tín ngưỡng Cơ đốc giáo, gia đình, truyền thống, và cả quốc gia. Không giống như ông Trump, sau khi được bầu làm thủ tướng vào năm 2010, ông đã rất táo bạo và sử dụng các động thái quyết liệt để bảo vệ quyền lực của những người bảo thủ và ngăn chặn phe buông thả ngoài cửa. Ví dụ, phân chia lại các khu vực bầu cử, mời các phương tiện truyền thông bảo thủ thành lập liên minh và xóa nội dung như đồng tính luyến ái khỏi sách giáo khoa ở trường.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người đã giành được nhiệm kỳ thứ 5 trong cuộc bầu cử ngày 3/4, nói trong bài phát biểu chiến thắng của mình: “Chúng tôi sẽ ghi nhớ chiến thắng này trong suốt quãng đời còn lại của mình vì chúng tôi đã phải vượt qua số lượng lớn các đối thủ”. Ông nói các đối thủ chính trị của ông, ngoài ông Zelensky, thì bao gồm cánh tả trong nước, cánh tả quốc tế, bộ máy hành chính Brussels, tiền của đế chế Soros, và giới truyền thông quốc tế. Ông nói: “Chúng tôi chưa bao giờ thử qua có nhiều đối thủ như thế này cùng một lúc.”
Ông Tào Trường Thanh (Cao Changqing), một nhà quan sát tình hình thời cuộc và một nhà văn hiện đang sống ở Mỹ, đã từng tweet: Cuộc bầu cử hôm nay ở Hungary và Serbia là cuộc bầu cử đầu tiên ở các nước châu Âu sau khi bùng nổ cuộc chiến Nga – Ukraine. Các nhà lãnh đạo của cả 2 nước đều là những người bảo thủ, và cả 2 đều nhấn mạnh chống cánh tả phương Tây, tuân thủ tín ngưỡng và đạo đức Cơ đốc, đều đã bị các phương tiện truyền thông cánh tả toàn cầu công kích. Kết quả là người dân cả 2 nước đều chọn phe bảo thủ tiếp tục cầm quyền, và phe cánh tả đều thất bại thảm hại. Kết quả của cuộc bầu cử ở 2 quốc gia này cho thế giới biết rằng nhân dân của các quốc gia cộng sản trước đây sẽ là lực lượng phản kháng lại cánh tả phương Tây. Cánh tả phương Tây không thể một tay che trời.”
“Bước ngoặt lịch sử” của Thụy Điển – quốc gia cánh tả châu Âu
Trong cuộc tổng tuyển cử gần đây ở Thụy Điển, liên minh đảng chính trị cánh hữu của Thụy Điển đã trỗi dậy mạnh mẽ và giành chính quyền, có thể mang lại những thay đổi chấn động ở quốc gia này. Trong tình hình khó khăn do siêu lạm phát và vấn đề người tị nạn, cuộc bầu cử quốc hội Thụy Điển lần này được cho là cuộc bầu cử căng thẳng nhất trong lịch sử đất nước. Kết quả là liên minh cánh hữu bao gồm Đảng Dân chủ Thụy Điển, Đảng Tự do, Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo và Đảng ôn hòa đã giành được 176 trong số 349 ghế, tương đương 49,6% số phiếu bầu, dẫn trước 3 ghế so với liên minh cánh tả gồm Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Cánh tả, Đảng Xanh và Đảng Trung tâm. Liên minh cánh tả giành được khoảng 48,9% số phiếu bầu.
Điều khiến ngoại giới chú ý nhất đó không chỉ là chiến thắng của liên minh cánh hữu, mà là việc đảng Dân chủ Thụy Điển (Sverigedemokraterna), vốn luôn được coi là thuộc đường lối cực hữu, đã vượt lên thành đảng lớn thứ hai.
Ông Jimmie Akesson, Thủ lĩnh của đảng Dân chủ Thụy Điển với khẩu hiệu “Thụy Điển trên hết”, tuyên bố chiến thắng vào ngày 14/9. Kể từ khi thành lập vào năm 1988, đảng Dân chủ Thụy Điển đã bị loại khỏi liên minh cầm quyền, thậm chí đến năm 2010 mới lần đầu tiên tham gia vào quốc hội.
Ông Jimmie Akesson nói rằng Đảng Dân chủ Thụy Điển sẽ là một động lực mang tính xây dựng để xây dựng lại an ninh địa phương. Ông nhắc lại rằng đã đến lúc “đặt Thụy Điển lên trên hết”.
Phân tích cho rằng dưới ảnh hưởng tổng hợp của cuộc chiến tranh Nga – Ukraine, lạm phát toàn cầu, giá năng lượng cao và các vấn đề xã hội nội tại, ở Thụy Điển, vốn bị cánh tả chi phối, nhưng sự trỗi dậy của các đảng dân túy cánh hữu đã thể hiện rõ lòng dân.
Khi ông Per Jimmie Åkesson ra tranh cử vào năm 2005, sự ủng hộ của Đảng Dân chủ Thụy Điển chỉ khoảng 1%, và ông từng bị coi là người “bị loại trừ” trên sân khấu chính trị Thụy Điển.
Tuy nhiên, trong cuộc tổng tuyển cử Thụy Điển lần này, Đảng Dân chủ đã vượt lên thành đảng lớn thứ 2, và có xu hướng sẽ vượt qua đảng ôn hòa trở thành đảng lớn nhất của liên minh cánh hữu. Điều này càng làm nổi bật xu hướng dân ý của người Thụy Điển“chuyển sang hướng hữu”. Reuters chỉ ra rằng đây là một “bước ngoặt lịch sử” ở Thụy Điển, quốc gia lâu nay luôn tự hào về sự khoan dung và cởi mở.
Từ khóa Châu âu cánh tả cánh hữu Dòng sự kiện Phe bảo thủ