Mỹ tăng tốc tách rời Trung Quốc về tài chính: Nhất tiễn hạ song điêu
- Tự Minh
- •
Một lệnh hành pháp gần đây của Tổng thống Donald Trump sẽ cấm các khoản đầu tư của Mỹ vào một danh sách dài các công ty có liên quan đến quân đội Trung Quốc. Có nhà bình luận cho rằng tổng thống Trump ra lệnh hành pháp trong thời điểm này là có liên quan đến việc điều tra gian lận bầu cử.
Kể từ ngày 11/1 tới đây, các công ty và cá nhân Mỹ sẽ bị cấm đầu tư vào các công ty có liên quan đến quân đội Trung Quốc. Các công ty này bao gồm nhưng không giới hạn trong danh sách 31 công ty mà Lầu Năm Góc đã công bố là “thuộc sở hữu hoặc kiểm soát” bởi quân đội Trung Quốc.
Các công ty này trải dài trên nhiều ngành công nghiệp, bao gồm các công ty công nghệ như Hikvision, Huawei, các nhà mạng viễn thông như China Mobile và China Telecom, Công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (Aviation Industry Corporation of China) và tập đoàn hóa chất Sinochem, v.v. Nhiều công ty trong số này được niêm yết ở nhiều sàn giao dịch khác nhau trên thế giới. Các nhà đầu tư Mỹ, các quỹ hưu trí vẫn đang theo những cách khác nhau, dù vô tình, đầu tư tiền của Mỹ vào các thực thể này.
Chuyên gia nhận định: Tăng tốc tách rời khỏi Trung Quốc
Ông Roger Robinson, cựu chủ tịch của Ủy ban an ninh và kinh tế Mỹ-Trung ở Hạ viện, cho tờ The Epoch Times biết rằng đây là một bước đi lịch sử trong việc áp đặt các trừng phạt lên Trung Quốc thông qua thị trường tài chính.
Ông Robinson cho biết rằng lệnh hành pháp này một khi được ban hành, rất khó có thể đảo ngược được bởi các chính quyền tiếp theo.
John Mills, một cựu nhân viên cao cấp ở Bộ Quốc phòng trả lời tờ The Epoch Times cho biết, lệnh hành pháp này cho phép Lầu Năm Góc tiếp tục bổ sung thêm nhiều công ty khác vào danh sách “các công ty liên quan đến quân đội Trung Quốc”. Các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro bị trừng phạt hơn khi muốn đầu tư vào những gì liên quan đến Trung Quốc, cho dù là ở Trung Quốc hay ở ngoài Trung Quốc.
Cố vấn thương mại Nhà Trắng, ông Peter Navarro cho The Epoch Times biết rằng 31 công ty này và các công ty liên quan có thể chiếm thị trường vốn lên đến 500 tỷ đô-la Mỹ.
Trong những năm gần đây, các chỉ số chứng khoán như MSCI và FTSE đã đưa các cổ phiếu Trung Quốc vào danh sách đầu tư. Việc này làm hàng tỷ đô-la Mỹ được chuyển đến cho các công ty Trung Quốc, theo cách gián tiếp.
Nhất tiễn hạ song điêu
Vì sao trong thời điểm các diễn biến về gian lận bầu cử đang căng thẳng, thì Tổng thống Trump lại đưa ra một lệnh hành pháp nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc? Nhà bình luận Trần Vi Vũ cho biết rằng, cánh tả ở Mỹ, giới tinh hoa toàn cầu hóa và ĐCSTQ có liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, tấn công vào ĐCSTQ lúc này cũng là nhắm vào những người đang chịu áp lực của cuộc điều tra gian lận bầu cử.
Cô Trần Vi Vũ nhắc lại một tweet của luật sư Lincoln Wood, luật sư danh tiếng đang thuộc nhóm tư vấn pháp luật của tổng thống Trump tiến hành các vụ kiện liên quan đến gian lận bầu cử.
China has infiltrated our country & unless Freedom Loving Americans #FightBack, China will control the White House.
This is a very real coup & our freedom is at stake.
We cannot let this fraudulent election stand. https://t.co/LWN2dowd9V
— Lin Wood (@LLinWood) November 14, 2020
“Trung Quốc đã xâm nhập vào đất nước của chúng ta và nếu những người Mỹ yêu tự do không phản kích lại, Trung Quốc sẽ điều khiển cả Nhà Trắng. Đây là một cuộc đảo chính và tự do của chúng ta đang bị đe dọa. Không thể chấp nhận một cuộc bầu cử gian lận.”
Trong cuộc chiến chống lại gian lận bầu cử, Tổng thống Trump có cả kẻ thù ở trong và ngoài nước. Trên bề mặt, có vẻ như đối thủ chính của ông là Đảng Dân chủ Mỹ, tập đoàn truyền thông cánh tả, các tổ chức tài chính khổng lồ ở Mỹ, v.v. Tuy nhiên, thực tế là đối thủ lớn chưa lộ diện chính là giới tinh hoa quyền quý toàn cầu hóa và ĐCSTQ. Cô Trần Vi Vũ cho rằng Tổng thống Trump nhìn thấu điều đó.
Ngoài ra, trong một bài phát biểu vào ngày 10/11 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có một bài phát biểu thể hiện rằng chính quyền Trump sẽ không dừng các hành động “thách thức Trung Quốc“, đồng thời nhấn mạnh rằng ĐCSTQ chính là “mối đe dọa số một thế giới đối với tự do”. Ông Pompeo cũng đã có nhận định về việc đánh sập Vạn Lý Tường Lửa của Trung Quốc trong bài phát biểu đó.
“ĐCSTQ đã trở thành đầu mối kết nối của tất cả các loại tư tưởng cộng sản từ khắp nơi trên thế giới. Trong lần bầu cử này, ĐCSTQ đã thật sự lộ diện ở Mỹ khiến cho mọi người nhìn thấy,” nhà bình luận Trần nhận định.
Nhà bình luận Trần Vi Vũ cũng cho rằng, trong mấy ngày vừa qua, chính quyền Tổng thống Trump liên tiếp có hành động đối với ĐCSTQ, chính là đang thả bom vào sân sau của những người có liên quan đến gian lận bầu cử. Đây chính là kế ‘Giương Đông Kích Tây’ trong Binh pháp Tôn Tử.
Cô Trần cho rằng rất nhiều người và gia đình của những người liên quan đến gian lận bầu cử có đầu tư và có lợi ích gắn chặt với ĐCSTQ. Vì vậy, Tổng thống Trump đã ra một đòn rất thông minh. Một mặt tìm chứng cứ để truy tố trực tiếp, một mặt đánh vào hậu trường, làm cho họ phải hoảng loạn và vỡ trận.
Cô Trần cũng chỉ ra rằng, vào ngày 2/11, một ngày trước ngày bầu cử, Nhà Trắng đã cho công bố một tuyển tập các bài phát biểu của chính quyền Trump về thách thức Trung Quốc. Vì sao lại lựa chọn thời điểm đó, cô Trần tin rằng Tổng thống Trump muốn gửi đến ĐCSTQ một lời cảnh cáo. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã không nghe lời cảnh cáo đó và vẫn tiếp tục hành động nhắm vào Mỹ.
Cô Trần cho rằng chính quyền Trump chắc chắn sẽ có những hành động mới trong thời gian tới nhắm vào ĐCSTQ, thậm chí có thể là thực sự tấn công phá bỏ Vạn Lý Tường Lửa.
Tự Minh
Xem thêm:
Từ khóa Quan hệ Mỹ - Trung Gian lận bầu cử Binh pháp Tôn Tử Dòng sự kiện Mỹ tách rời Trung Quốc