Cựu quan chức ngoại giao ĐCSTQ cảnh báo năm 2024: “Hãy thắt dây an toàn”
- Mộc Vệ
- •
Gần đây một cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc tham dự một diễn đàn học thuật đã có phát ngôn gây chú ý rằng, năm nay sẽ không có nhiều tin vui và nên “thắt dây an toàn”. Có phân tích phát ngôn “mang tính đe dọa” của đó có thể liên quan đến vậy tình hình nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ngày 19/1 tại “Diễn đàn tình hình vĩ mô lần thứ 10” của Đại học Nhân dân Trung Quốc, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ là Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) đã có bài phát biểu với tiêu đề “Ngoại giao của Trung Quốc: Liên tục truyền năng lượng tích cực và tính chắc chắn cho thế giới”.
Tuy nhiên giới quan sát bên ngoài phổ biến không đồng tình với nhận định ĐCSTQ đã mang lại năng lượng tích cực cho nền kinh tế thế giới. Từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, COVID-19 từ Vũ Hán Trung Quốc lây lan khắp thế giới, dịch bệnh đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu, ĐCSTQ đã bị chỉ trích vì liên quan đến rò rỉ COVID-19 từ phòng thí nghiệm và che giấu dịch bệnh khi khởi phát. Ngoài ra, “Sáng kiến Vành đai và Con đường” do ĐCSTQ thúc đẩy cũng gây tranh cãi về bẫy nợ và truyền bá ý thức hệ sang các nước liên quan.
Bản thân tuyên bố của ông Lạc Ngọc Thành cũng cho thấy không có cái gọi là “năng lượng tích cực” khi cho biết “Nhìn về phía trước, vào năm 2024 sẽ không có nhiều tin tốt, ở đây tôi chỉ có thể cảnh báo mọi người: hãy thắt dây an toàn, phía trước có nguy hiểm”.
Cựu quan chức ĐCSTQ này cũng nói về tình hình leo thang mở rộng của cuộc chiến Nga – Ukraine và chiến tranh Israel – Hamas. “Xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài hai năm, gần đây hai bên vẫn đang đấu súng, dường như không có triển vọng kết thúc. Mỹ muốn chuyển chiến tranh sang châu Á – Thái Bình Dương, nhưng e rằng châu Âu cũng không thể thoát khỏi”.
Trong bối cảnh ông Tập Cận Bình lưu ý các quan chức nỗ lực ca ngợi nền kinh tế Trung Quốc tươi sáng, ông Lạc Ngọc Thành đã im lặng trước tình hình kinh tế khắc nghiệt của Trung Quốc – điều gần đây đã được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm thảo luận, thay vào đó cho hay: “Trung Quốc luôn duy trì ổn định chính trị, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, đồng thời tiếp tục đóng góp năng lượng tích cực và sự chắc chắn cho thế giới”.
Trên Epoch Times ngày 22/1, nhà bình luận thời sự Li Linyi nói rằng phát ngôn của cựu quan chức ngoại giao này cho thấy giống một nhà ngoại giao tại nhiệm hơn. Kết luận cuối cùng có vẻ đe dọa: “Ở đây tôi chỉ có thể cảnh báo mọi người: hãy thắt dây an toàn, phía trước có nguy hiểm”, phát biểu này có thể khiến mọi người nghĩ rằng nền kinh tế Trung Quốc gặp vấn đề lớn vào năm 2024, ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Ông Lạc Ngọc Thành cũng đề cập rằng năm nay đánh dấu kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nga, hai bên sẽ thúc đẩy quan hệ Trung – Nga “ngày càng tốt đẹp hơn”.
Cựu quan chức này là một chuyên gia về Nga trong hệ thống ngoại giao của ĐCSTQ, ban đầu ông từng là ứng viên đầy triển vọng cho chức vụ Ngoại trưởng, nhưng việc ông này sau đó bị thất sủng nghi ngờ có liên quan đến vấn đề về Nga.
Tại lễ khai mạc Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh ngày 4/2/2022, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc hội đàm với lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, sau đó ông Lạc Ngọc Thành đã thay mặt nhận trả lời phỏng vấn và nói rằng “quan hệ Trung – Nga không có giới hạn”. Nga xâm lược Ukraine 20 ngày sau đó, mối quan hệ chặt chẽ của ĐCSTQ với Nga và việc họ không lên án Nga đã thu hút nhiều sự chú ý. Ngày 14/6 cùng năm, ông Lạc Ngọc Thành được điều động làm Phó Cục trưởng Tổng cục Phát thanh Truyền hình trung ương.
Tổng cục Phát thanh Truyền hình trung ương tuy là đơn vị cấp bộ như Bộ Ngoại giao nhưng tầm quan trọng không thể so sánh với Bộ Ngoại giao, vì vậy ông Lạc coi là bị giáng chức. Sau đó chức vụ ngoại trưởng được giao cho cựu đại sứ tại Mỹ là Tần Cương, nhưng năm ngoái vào tháng 6 ông Tần Cương đã bất ngờ không thấy tung tích, đến tháng 7 bị tuyên bố cách chức. Sau khi Tần Cương bị cách chức ngoại trưởng, ông Lạc Ngọc Thành cũng bị bãi chức, nhưng do quan chức này hơn 60 tuổi nên việc ông bị bãi chức cũng được hiểu là xuống xe (nghỉ hưu) đúng điểm.
Nhà bình luận Li Linyi phân tích rằng, ông Lạc Ngọc Thành đã bị đuổi khỏi hệ thống ngoại giao và nghỉ hưu từ bộ phận hoạt động tuyên truyền, bây giờ xuất hiện với tư cách là một quan chức đã nghỉ hưu, theo nguyên tắc của ĐCSTQ thì ông ấy không thể tùy ý phát ngôn, do đó hoạt động phát ngôn này có thể là được bố trí để nhà chức trách tiết lộ trước một số tin tức, cho thế giới bên ngoài chuẩn bị tinh thần. Cơ hội phát biểu công luận trở lại của quan chức này có thể liên quan đến cuộc xung đột nội bộ mới trong hệ thống ngoại giao của ĐCSTQ sau khi ông Tần Cương bị cách chức, nhưng hiện chưa rõ tình hình.
Ông Hồ Bình, tổng biên tập danh dự của ấn phẩm chính trị bên ngoài Trung Quốc “Mùa xuân Bắc Kinh”, cho biết mặc dù ông Lạc Ngọc Thành đã lui khỏi vị trí quan chức cấp cao của ĐCSTQ, nhưng bài phát biểu của ông vẫn thu hút sự chú ý từ mọi tầng lớp xã hội, điều này có liên quan đến văn hóa quan trường của ĐCSTQ. Đặc biệt là khi chính quyền Trung Quốc đang quảng bá cho một tương lai tươi sáng, khi nội dung bài phát biểu của ông khác với chủ đề chính, có thể coi đó là việc chính quyền gửi tín hiệu ra thế giới bên ngoài qua miệng của một cựu quan chức cấp cao.
Ông Hồ Bình cho rằng, “Vấn đề này chỉ tồn tại trong giới quan chức của ĐCSTQ. Nếu là một quan chức cấp cao đã nghỉ hưu của Mỹ hoặc một quan chức cấp cao đã nghỉ hưu của Đài Loan, thì những gì họ nói chính là ý của họ. Nhưng đối với phát ngôn của cựu quan chức cấp cao của ĐCSTQ thì chắc chắn phải có mối quan hệ với chính quyền, bởi vì họ không thể tự do phát biểu. Họ (các quan chức ĐCSTQ) không mấy lạc quan về tình hình kinh tế hay tình hình ngoại giao của Trung Quốc. Phát ngôn của ông Lạc Ngọc Thành ở mức độ rất lớn thể hiện quan điểm của chính quyền ĐCSTQ, là nói cho người quan tâm nghe. Tuy nhiên bởi vì hiện tại ông ấy không còn tại nhiệm, nên chính quyền không cần phải chịu trách nhiệm với những phát ngôn của ông ấy.”
Ông Tống Quốc Thành, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Chính trị Đài Loan, cho rằng toàn bộ nội dung bài phát biểu của Lạc Ngọc Thành là chỉ trích Mỹ mà không nêu tên, đồng thời tiết lộ Trung Quốc đang tiếp tục chính sách ngoại giao chiến lang.
Ông cho rằng bài phát biểu của ông Lạc Ngọc Thành cũng bộc lộ những lo ngại thực sự của ĐCSTQ về kết quả bầu cử Mỹ, liên quan đến việc Trung Quốc không có khả năng chi phối sự phát triển của quan hệ Trung – Mỹ và chính sách đối ngoại đầy mâu thuẫn của nước này.
Trước khi ông Lạc Ngọc Thành tham dự Diễn đàn Tình hình Vĩ mô ngày 19/1, Nhật báo Bắc Kinh có đưa tin quan chức này ngày 10/1 đã được tham dự vào có bài phát biểu tại Diễn đàn Cải cách Trung Quốc Khóa 20, Diễn đàn do Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc chỉ đạo và do Hiệp hội Nghiên cứu Cải cách Cơ cấu Kinh tế Trung Quốc chủ trì.
Từ khóa Chính trị Trung Quốc Lạc Ngọc Thành