Tháng 8 vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút 15,5 tỷ USD khỏi danh mục đầu tư tại các thị trường mới nổi, thiết lập dòng vốn chảy ra hàng tháng lớn nhất trong một năm tại những thị trường này. Trong số đó chỉ riêng thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị rút 14,9 tỷ USD.

flc co phieu thi truong chung khoan co phieu FLC nha dau tu 552411115
(Ảnh minh họa: Worradirek/Shutterstock)

Báo cáo hàng tháng của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho thấy, thị trường chứng khoán Trung Quốc trong tháng 8 đã hứng chịu mức kỷ lục thoái vốn đầu tư lên tới 14,9 tỷ USD của giới đầu tư nước ngoài, là kỷ lục về dòng vốn chảy ra hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2015. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán hoặc rút trái phiếu Trung Quốc trị giá 5,1 tỷ USD.

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế đình trệ của Trung Quốc, thị trường chứng khoán Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề trong tháng 8 có thể vì giới đầu tư “vỡ mộng” từ cuối tháng 7 khi đợt khủng hoảng mới trong ngành bất động sản đã làm trầm trọng thêm tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư, trong khi không hy vọng thấy được biện pháp kích thích mới nào từ Chính phủ Trung Quốc.

Theo Reuters, nhà kinh tế Jonathan Fortun của IIF cho rằng vấn đề nổi bật “tâm lý tiêu cực về những thách thức kinh tế của Trung Quốc và sự hoài nghi về các biện pháp (của Đảng Cộng sản Trung Quốc) nhằm xử lý suy thoái kinh tế”.

Trước đó vào thứ Tư, công ty Amundi quản lý tài sản lớn nhất châu Âu đã hạ đánh giá về chứng khoán Trung Quốc. Quan điểm đầu tư toàn cầu mới nhất của Amundi cho thấy khác biệt giữa khả năng phục hồi kinh tế của Mỹ và yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc, cho biết họ đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho Mỹ và hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế đối với Trung Quốc.

“Ngoài sự suy thoái của ngành xây dựng, xu thế trì trệ của ngành dịch vụ cũng đáng lo ngại”, công ty Amundi đề cập đến Trung Quốc.

Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s hôm 1/9 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2024 nhưng lại nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2023. Moody’s cho biết nguy cơ suy thoái ở Mỹ đã giảm nhưng thách thức ở Trung Quốc lại gia tăng.

Một cuộc thăm dò hàng tháng của Bank of America trong tháng 9 cho thấy các nhà đầu tư đang chuẩn bị đón nhận những đợt lao dốc tiếp theo của chứng khoán Trung Quốc, vốn trong năm nay đã tụt xa so với chứng khoán châu Âu và Mỹ.

Hơn 1/5 các nhà quản lý được khảo sát cho biết họ tin rằng hoạt động giao dịch “bận rộn nhất” trên thị trường tài chính là bán khống cổ phiếu Trung Quốc, trong đó việc đặt cược vào lợi nhuận của các cổ phiếu công nghệ lớn là lĩnh vực duy nhất được coi là còn khả quan.