Dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ do virus corona mới (COVID-19) đang hoành hành tại Trung Quốc, các chuyên gia lo lắng khó có thể phòng ngừa và ngăn chặn đối với những người bệnh không có triệu chứng. Mới đây, một cô gái Trung Quốc 20 tuổi không có triệu chứng đã truyền nhiễm cho 5 thành viên trong gia đình, điều này có nghĩa là số người lây nhiễm được phía Trung Quốc thống kê và dự tính e là hoàn toàn sai lệch.

photo
Dịch viêm phổi COVID-19 vẫn đang lây lan, chuyên gia cho rằng người bệnh không có triệu chứng có lực lây truyền, điều này có nghĩa số người lây nhiễm được phía Trung Quốc thống kê và dự tính e là hoàn toàn sai lệch. (Ảnh: CNA)

Từ khi viêm phổi COVID-19 bùng phát đến nay, phía Trung Quốc liên tục có tình trạng như “người thổi còi” đầu tiên từng bị đàn áp, chính quyền không có hành động gì đối với dịch bệnh, khu dịch bệnh thiếu thiết bị chẩn đoán, nhân viên y tế thiếu dụng cụ bảo hộ, do đó, số liệu được phía cơ quan chức năng Trung Quốc công bố cũng bị nghi ngờ, ngoại giới cũng phổ biến cho rằng thông tin về dịch bệnh không minh bạch, không công khai, ảnh hưởng đến tính toán trường hợp nghi lây nhiễm, xác nhận lây nhiễm, và tỷ lệ tử vong.

Theo Thời báo Tự do, Reuters và BBC đưa tin, Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA) có đăng một báo cáo mới nhất về ‘viêm phổi Vũ Hán’, theo đó, nhân viên nghiên cứu phát hiện một cô gái Trung Quốc 20 tuổi, sau khi từ Vũ Hán trở về quê nhà tại An Dương, liên tục truyền nhiễm cho 5 người nhà chưa từng đến Vũ Hán, tuy nhiên cô gái này có ít nhất 19 ngày không có triệu chứng ‘viêm phổi Vũ Hán’, trong lần xét nghiệm đầu tiên, lại còn thể hiện kết quả âm tính.

Về vấn đề này, chuyên gia bày tỏ lo lắng, ‘viêm phổi Vũ Hán’ e là có lực truyền nhiễm rất đáng sợ, tức người bị lây nhiễm không có bất cứ triệu chứng nào, và cũng có thể truyền cho người khác, nếu là tình huống cô gái này không phải là trường hợp cá biệt, thì sẽ khiến cho việc phát hiện và điều trị bệnh càng thêm khó khăn hơn, việc này có nghĩa thống kê và tính toán liên quan đến dịch bệnh tại Trung Quốc và ngoài Trung Quốc, e là hoàn toàn sai lầm.

Ngoài ra, người bệnh không triệu chứng lại không xuất hiện tượng hắt hơi hoặc ho, trong khi đó triệu chứng này lại là cách chủ yếu để chuyên gia cho rằng nó là con đường lây truyền COVID-19 hiện nay, do đó cần phải đi sâu vào nghiên cứu các khả năng lây truyền khác.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết, nhân viên nghiên cứu tin vào kết quả nghiên cứu về ‘viêm phổi Vũ Hán’ lây truyền trong thời kỳ ủ bệnh, tuy nhiên, do đây là bản báo cáo đầu tiên, cho nên họ cũng thận trọng khi có được kết luận.

Chuyên gia cũng lo lắng, nếu người lây nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’ không có biểu hiện triệu chứng mà lại lây truyền, thì sẽ làm gia tăng thêm khó khăn trong chẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh lan rộng. Bởi vì trường hợp không có triệu chứng có thể không biết bản thân mình đã bị nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’, nhưng lại có thể lây truyền virus cho người khác.

Phóng viên James Gallagher thuộc Phòng Sức khỏe và Khoa học của Đài BBC cho biết, điều này khiến người ta càng hiểu về loại virus mới này, nhưng nó cũng khiến cho chính quyền Trung Quốc thêm khó khăn trong công tác chặn đứng những “người lây truyền không triệu chứng”.

Dù sao thì trong quá khứ SARS và Ebola đều là sau khi có triệu chứng rồi mới có tính truyền nhiễm. Do đó, so sánh với ‘viêm phổi Vũ Hán’, thì việc kiểm soát hai dịch bệnh này là tương đối dễ hơn.

Về vấn đề này, nhà khoa học của Cao đẳng Hoàng gia London cho biết, cần ngăn chặn trên 60% tỷ lệ lan truyền thì mới có thể kiểm soát dịch bệnh một cách có hiệu quả. Từ tình hình hiện tại mà xét, thì việc này e là tương đối khó khăn. Ngoài ra, nhà nghiên cứu của Trung tâm Bệnh Truyền nhiễm Toàn cầu MRC thuộc Cao đẳng Hoàng gia London từng dự tính, mỗi người lây nhiễm virus ‘viêm phổi Vũ Hán’ sẽ truyền nhiễm loại virus này cho 2 – 3 người khác. Theo các nhà khoa học Trung Quốc sau khi nghiên cứu kết quả khám sức khỏe của bệnh nhân đã cho biết, mô thức hành vi của virus ‘viêm phổi Vũ Hán’ tương đồng với virus cúm mùa, điều này có nghĩa là lực truyền nhiễm của nó e là còn mạnh hơn so với suy nghĩ trước đây.

Virus corona mới 2019 có điểm tương đồng với chủng virus corona khác, đó là nó có thể lan truyền thông qua đường nước bọt. Khi người bị lây nhiễm hít thở, ho hoặc hắt hơi, virus có thể thông qua giọt bắn để lan truyền từ người qua người, ngoài ra, cũng có khả năng thông qua bề mặt các vật thể bị ô nhiễm như tay nắm cửa, lan can, v.v, để lan truyền.

Tuy nhiên, hiện tại đáp án cần biết một cách rõ ràng còn bao gồm cả hình thức lan truyền ẩn hình, ví dụ như tính lây truyền của người bệnh không triệu chứng, trong thời kỳ ủ bệnh, và cả nhóm người nào là nguy hiểm nhất khi bị lây nhiễm?

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa rõ nhóm người nào dễ bị lây nhiễm nhất, nhóm người có đặc tính nào có thể không bị lây nhiễm, virus corona mới liệu có ảnh hưởng lớn hơn đối với những người lớn tuổi có hệ miễn dịch kém hoặc những người có bệnh mạn tính (gồm tiểu đường, ung thư, bệnh suy giảm miễn dịch, v.v.)?

Ngoài ra, còn có điều mà hầu như ai cũng muốn biết, nhưng hiện tại vẫn chưa có đáp án: ‘Viêm phổi Vũ Hán’ có biện pháp trị liệu hay không? Hiện các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu vắc-xin, dự tính sau khi hoàn thành sẽ bắt đầu thực nghiệm trên cơ thể người, tuy nhiên nghiên cứu vắc-xin là để phòng ngừa trong tương lai.

Mặc dù vắc-xin vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, nhưng không ít bệnh viện đã đang thử dùng thuốc kháng virus hiện có.

Chỉ có điều, điều trị hiện tại chủ yếu vẫn là trợ giúp người bệnh điều trị triệu chứng và duy trì sự sống, các biện pháp bao gồm tiếp oxy , truyền dịch, máy thở, v.v.

Ngoài ra, còn cần đảm bảo sự nghỉ ngơi của người bệnh, giúp bệnh nhân hấp thụ đủ dinh dưỡng và nước, cho đến khi cơ thể khôi phục lại lực miễn dịch đủ để đẩy đánh bại virus.

Trí Đạt

Xem thêm: