Mắng quan địa phương, ông Triệu Lạc Tế vô tình lộ bí mật của ĐCSTQ
- Nhân Sĩ
- •
Thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, đồng thời là Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông Triệu Lạc Tế qua chuyến công tác địa phương gần đây, đã có các hành động nổi giận bất thường, vô ý làm lộ diện lớp ngụy trang của Phòng 610. Bản thân ông Triệu cũng đang bị điều tra vì có dính líu đến vụ tham nhũng bị phanh phui năm ngoái.
Tháng 6/1999, ĐCSTQ thành lập riêng bộ phận có tên Phòng 610 do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân trực tiếp chỉ đạo. Tổ chức này có chức năng tương tự như Gestapo của Đức Quốc xã hay Tổ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nó đứng trên cả pháp luật, có nhiệm vụ đàn áp trên quy mô rộng những người tập Pháp Luân Công. Đến năm 2018, để xoa dịu áp lực quốc tế, chính quyền ĐCSTQ đã tuyên bố giải tán bộ phận trên. Tuy nhiên, sự thật như thế nào?
Chi tiết bất ngờ từ chuyến công tác địa phương: Đối ngoại – tuyên bố giải tán, đối nội – thắt chặt Pháp Luân Công
Ngày 31/5, theo một báo cáo trên trang “Minh Huệ” (minghui.org) cho biết, ông Triệu Lạc Tế gần đây lấy danh nghĩa “điều tra nghiên cứu” nắm bắt tình hình địa phương. Bởi vì ông là Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, nên các bí thư thành ủy, bí thư ủy ban kỷ luật phải chuẩn bị sẵn các tài liệu để báo cáo. Sau bài phát biểu khai mạc của bí thư thành ủy và báo cáo công việc trọng tâm của thư ký ủy ban kỷ luật thành phố, ông Triệu đã yêu cầu được nghe báo cáo về công tác Phòng 610 tại địa phương.
Khi bị hỏi bất ngờ, các cán bộ địa phương bối rối: Không phải Phòng 610 đã rút khỏi Ủy ban Chính trị Pháp luật và Bộ Công an rồi sao? Không phải không còn hoạt động nữa sao? Thậm chí bên dưới một số bắt đầu xì xào bàn tán.
Theo các nguồn tin, khi trông thấy phản ứng bối rối của các cán bộ địa phương, ông Triệu lộ vẻ tức giận và lên tiếng phát biểu “chỉnh đốn” ngay sau đó:
“Tại cương vị Bí thư Ủy ban Kỷ luật, tôi chỉ tập trung vào việc xây dựng một bộ máy chính trị trong sạch, bắt một vài người, xử lý một vài người, cái khác cũng không quản nữa, làm sao có thể đơn giản như vậy?“
“Mọi người cần biết rằng, duy trì thống nhất lãnh đạo của đảng và bảo vệ vị trí nòng cốt là công tác trọng yếu nhất của của Ủy ban Kỷ luật. Các ông đang ngồi tại đây, các ông không phải không biết, sắp tới lễ kỷ niệm 100 năm của Đảng, cần chúc mừng đại khánh!“
“Chúng ta đối với trong ngoài là có khác biệt, cũng không cần phải nói cho họ biết. Phòng 610 đã giải tán và không tồn tại độc lập nữa, đó chỉ là qua loa lấy lệ để thế lực phản Hoa ở xã hội phương Tây khỏi nhìn vào. Cái gì là nhân quyền, tự do, kêu gào âm ĩ… Mọi người nghe vậy liền tin sao? Phải biết phân biệt chứ! Các ông nhìn xem, Pháp Luân Công vẫn còn đó, mọi thứ vẫn còn ở đó? Phải nắm chắc công tác, mọi việc còn phải thực hiện cho tốt.”
“Về việc hợp nhất vào bộ phận nào cũng không quan trọng, mấu chốt là làm việc một cách thực sự. Trong ngoài nước ồn ào như thế thì làm sao mà đi đến đại khánh được? 100 năm, thật sự là không dễ dàng gì. Phải kỷ niệm đại khánh, đại khánh đó! Vấn đề Pháp Luân Công từ nay về sau Ủy ban Kỷ luật phải quản lý… “
Chi tiết trên có liên quan đến chuyến công tác địa phương của ông Triệu Lạc Tế, nhưng không được đề cập tới địa điểm.
Năm 2018, Phòng 610 lui vào trong bóng tối, tiếp tục bức hại Pháp Luân Công
Ngày 10/6/1999, ông Giang Trạch Dân, khi còn là lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, đã thành lập một tổ chức ngoài vòng pháp luật chuyên đàn áp Pháp Luân Công, gọi là “Trung tâm Điều hành và Xử lý các Vấn đề Pháp Luân Công“, sau đổi tên thành “Ban Phòng thủ Trung ương” (thường gọi là Phòng 610 Trung ương) do Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật ĐCSTQ quản lý, vị trí phó giám đốc do Thứ trưởng Bộ Công an đảm nhiệm, đối ngoại gọi là “Văn phòng Phòng thủ Chính phủ Trung ương”.
Xuống địa phương các cấp thấp hơn, lãnh đạo Phòng 610 thường vẫn là bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật ở cấp đó. Hầu hết các ban ngành cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước điều có bộ phận thuộc Phòng 610 này. Chính quyền ĐCSTQ sử dụng hệ thống này để huy động tất cả các nguồn lực từ đảng tới chính phủ dùng vào bức hại Pháp Luân Công.
Năm 2011, tổ chức tư vấn Jameston Foundation – Mỹ báo cáo, Phòng 610 đã vượt ngoài hệ thống pháp lý và tư pháp để trực tiếp tham gia bức hại đến chết, dùng cực hình, tra tấn tình dục và tịch thu bất hợp pháp tài sản của những người tập Pháp Luân Công v.v. Ngay cả nhiều luật sư nhân quyền Trung Quốc Đại Lục cũng chỉ trích Phòng 610 là một tổ chức phi pháp có hoạt động kiểu xã hội đen.
Năm 2012, sau Đại hội Đảng Toàn quốc khóa 18, chính sách bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã gây ra vô số thảm họa nhân quyền, vẫn tiếp tục cho đến hôm nay.
Theo tài liệu công khai, ngày 21/3/2018, chính quyền ĐCSTQ công bố “Kế hoạch cải cách cơ cấu của Đảng và Chính phủ”. Trong số 20 điều khoản chính, 3 điều khoản cuối cùng là: bãi bỏ Ban quản lý toàn diện của ĐCSTQ, Ban duy trì ổn định tổ chức và Ban phòng thủ (Phòng 610 của ĐCSTQ). Từ đó chuyển chức năng bức hại và đàn áp người dân trong ba hệ thống lớn này xuống cho Ủy ban Chính trị & Luật pháp và Bộ Công an ĐCSTQ đảm nhiệm.
Chuyên gia các vấn đề về Trung Quốc Hoành Hà cho hay, Ban quản lý toàn diện và Ban duy trì ổn định đã “không còn thành lập nữa“, nghĩa là bị bãi bỏ, trong khi Ban phòng thủ trung ương và Phòng 610 lại không bị giải tán. Thực ra, chính là “Trung tâm lãnh đạo” gộp vào Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, và Phòng 610 gộp vào Bộ Công an. Điều này cho thấy rõ rằng chính sách đàn áp Pháp Luân Công vẫn đang tiếp tục. Từ góc độ khác, Ban quản lý toàn diện, Ban duy trì ổn định và Phòng 610 vốn được thành lập trong Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, do đó, từ trên bản chất mà nhìn thì không có thay đổi gì lớn, chỉ là có chút thay đổi trên cơ cấu tổ chức mà thôi .
Ông Hoành Hà bày tỏ, “chừng nào ĐCSTQ còn tồn tại thì cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn sẽ tiếp tục núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, không thể hy vọng gì vào ĐCSTQ, nhưng tôi nghĩ mỗi cá nhân là có thể lựa chọn.“
Triệu Lạc Tế bất ngờ thất thế
Ngày 22/4, truyền thông ĐCSTQ đưa tin, ông Triệu Lạc Tế cùng Thứ trưởng Từ Lệnh Nghĩa đến tỉnh Cam Túc để nghiên cứu “xóa đói giảm nghèo” từ 18-21/4/2020.
Ngày 20/4, ở trung ương xảy ra vụ “hổ lớn” Tôn Lực Quân, Thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ đột nhiên “ngã ngựa”. Một số nhà phân tích cho rằng vào thời điểm nhạy cảm “hổ lớn ngã ngựa”, đội trưởng “đả hổ” lại xuống địa phương làm công tác “xóa đói giảm nghèo“, một việc chẳng liên quan tới chức vụ của mình.
Năm 2017, nhờ vào sự cất nhắc của ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng, ông Triệu Lạc Tế nắm được chức ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19, chịu trách nhiệm các vấn đề chống tham nhũng. Gần một năm qua, những tai tiếng về ông Triệu liên tiếp bị truyền ra ngoài. Trong đó, khá ồn ào là vụ thông tin nội bộ được tiết lộ bởi tờ Minh Báo Hồng Kông (thân Bắc Kinh) vào trung tuần tháng 10/2019.
Bài báo trích dẫn một nguồn tin từ Bắc Kinh nói rằng, ông Tập Cận Bình đã 6 lần phê chỉ thị giải quyết vấn đề xây dựng trái phép biệt thự tại Tần Lĩnh, nhưng trên bảo dưới không nghe, quan chức địa phương đứng im không làm gì cả, khiến lãnh đạo cao nhất phải nổi giận, phái Tổ công tác Kỷ luật Trung ương xuống xử lý, ông Triệu Lạc Tế cũng trở thành một nhân vật liên quan. Đồng thời ông ta cũng từng bị ông Tập cảnh cáo do có dính líu đến vụ án quyền khoáng sản trăm tỷ Nhân dân tệ tại Thiểm Tây do cựu biên tập viên của CCTV Thôi Vĩnh Nguyên phơi bày.
Được biết, sự kiện biệt thự Tần Lĩnh xây dựng trái phép bị ông Tập Cận Bình coi là phá hoại long mạch, chỉ thị dỡ bỏ. Nhiều khả năng là do quan chức địa phương rơi vào thế khó xử, bởi vì họ biết phần lớn biệt thự được xây trong thời gian ông Triệu Lạc Tế đứng đầu tỉnh Thiểm Tây từ năm 2007 đến 2012. Họ bị kẹt giữa ông Tập và ông Triệu, nên chỉ đành chọn cách không làm gì. Cục diện lúng túng nhất thời xuất hiện, cho đến khi ông Tập Cận Bình thực sự tức giận, đưa ra chỉ thị lần thứ 6, phía Thiểm Tây mới bắt đầu dỡ bỏ biệt thự.
Thông tin cho biết, ông Tập Cận Bình vì thế mà tiết lộ cách nói về cái gọi là “Thể chế Tập – X” trong cục diện chính trị, ông mượn cách nói sau Đại hội 19 không tồn tại cái gọi là “thể chế Tập – Vương” để phủ định cái gọi là “thể chế Tập – Triệu”, đồng thời cũng mượn cơ hội này để cảnh báo ông Triệu Lạc Tế.
Đồng thời, nguồn tin còn tiết lộ, cuối tháng 12 năm ngoái, cựu biên tập viên của CCVT là Thôi Vĩnh Nguyên đã mượn vụ án quyền khoáng sản trăm tỷ Nhân dân tệ tại Thiểm Tây tiết lộ “văn kiện mật” được Chánh án Tòa án Tối cao Chu Cường phê chuẩn, khi đó mũi nhọn không chỉ chĩa vào Chu Cường. Một phần nội dung chỉ ra, thời điểm ông Triệu Lạc Tế còn làm Bí thư Thiểm Tây đã phê chuẩn “Vụ án quyền khoáng sản 100 tỷ” này.
Bước tiếp theo vẫn còn phải xem liệu ông Triệu Lạc Tế có bị đẩy ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực ở Trung Nam Hải hay không, vụ việc vẫn còn đang trong quá trình quan sát. Gần đây, cựu biên tập viên Thôi Vĩnh Nguyên bị đàn áp ngôn luận vì vụ án 100 tỷ quyền khoáng sản đã liên tục lên tiếng trên internet. Thêm nữa, ngày 11/5, Thôi Vĩnh Nguyên còn cho đăng clip xét xử Triệu Chính Vĩnh – Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây tội nhận hối lộ 717 triệu NDT ở Thiên Tân, đề xuất phải chống tham nhũng, bắt đầu từ phòng kiểm tra và giám sát kỷ luật. Động thái này được cho là nhắm vào ông Triệu Lạc Tế.
Nhân Sĩ
Xem thêm:
Từ khóa Phòng 610 Triệu Lạc Tế Cuộc đàn áp Pháp Luân Công Dòng sự kiện