Mới đây, khu vực cư cư trú đông người da đen Tam Nguyên Lý tại Quảng Châu bùng phát dịch bệnh, trên mạng lan truyền thông báo của chính quyền địa phương cho biết, đã có ít nhất hơn 1.000 người da đen xét nghiệm axit nucleic cho kết quả dương tính. Ngoài ra, người châu Phi tại Quảng Châu cũng bị đối xử kỳ thị chủng tộc, bị xua đuổi. 

11 13
Nhiều video trên mạng cho thấy, có rất nhiều người châu Phi bị đuổi ra ngoài đường. Cảnh sát ĐCSTQ cũng đang có mặt khắp đường phố để bắt họ, có người bị nhiều người hợp lực bắt, có người bị đè xuống đất. (Ảnh cắt từ video)

Ngày 11/4, trên mạng lan truyền một bản thông báo nội bộ có dấu đỏ của “Phòng Hành chính Nhân sự Công ty TNHH  Hóa chất Nolan Fine Quảng Châu”. Trong đó nói, theo thông báo mới nhất về phòng chống dịch của chính quyền, ngày 10/4 đã tiến hành xét nghiệm đối với người quốc tịch châu Phi ở Tam Nguyên Lý thuộc khu (quận) Bạch Vân và phố Khoáng Tuyền khu (quận) Việt Tú, có hơn 1.000 người dương tính, đang được tiến hành cách ly. Trong thời gian này cũng có nhiều người quốc tịch châu Phi đã bỏ trốn.

Trên mạng lan truyền thông báo nội bộ có dấu đỏ của Công ty TNHH  Hóa chất Nolan Fine Quảng Châu, theo đó, ngày 10/4 có hơn 1.000 người da đen xét nghiệm axit nucleic cho kết quả dương tính.

EVUgaheU0AImMsj
Thông báo yêu cầu nhân viên công ty và người nhà tăng cường phòng chống dịch, nhìn thấy người châu Phi lập tức thông báo cho Ủy ban thôn.

Nội dung thông báo này chưa được chính thức xác nhận. Tuy nhiên, qua điều tra, Công ty TNHH Hóa chất Nolan Fine Quảng Châu đúng là nằm tại khu Bạch Vân thành phố Quảng Châu, là tập đoàn cỡ lớn về nghiên cứu phát triển và kinh doanh mỹ phẩm. Theo thông báo trước đó của chính quyền Quảng Châu, tại đây đã có hơn 6.000 người quốc tịch nước ngoài được cách ly.

Trước đó, trên mạng internet cũng lan truyền thông tin khu vực Tam Nguyên Lý bùng phát dịch, thôn Dao Đài nơi có người da đen tập trung cư trú đã bị phong tỏa, chính quyền bắt đầu kiểm tra. Nhiều cửa hàng ở đây đã dừng kinh doanh và cách ly. Nhiều video cho thấy, người của chính quyền bắt đầu trục xuất và bắt giữ người da đen trên quy mô lớn, thậm chí tịch thu cả hộ chiếu. Để tránh bị liên lụy, chủ nhà cho người da đen thuê cũng lần lượt đuổi họ ra khỏi nhà cho thuê. Nhiều người không có chỗ ở, không ăn không uống.

Người châu Phi tại Quảng Châu bị bài xích trên quy mô lớn

Gần đây, tại Quảng Châu xảy ra một ca bệnh liên quan đến khu dân cư người Nigeria, khiến người dân địa phương kỳ thị và xua đuổi người châu Phi. Ở khu Việt Tú, nơi bị gọi là “tiểu châu Phi”, có 8 người bị viêm phổi Trung Cộng (còn gọi là viêm phổi Vũ Hán, viêm phổi virus corona mới), trong đó có 5 người Nigeria.

Hôm thứ Sáu tuần trước (ngày 10/4), Đại sứ Mỹ nói, chính quyền Trung Quốc ra lệnh quán Bar và nhà hàng không phục vụ khách hàng có tướng mạo giống người châu Phi, quan chức địa phương tiến hành xét nghiệm mang tính cưỡng chế và bắt tự cách ly đối với bất cứ ai tiếp xúc với người châu Phi. “Người Mỹ gốc Phi còn báo cáo, một số doanh nghiệp và nhà hàng từ chối làm ăn với họ.”

Còn cảnh sát Quảng Châu và Cục Y tế Công cộng Quảng Châu cho biết, hiện tại ở Quảng Châu đang lan truyền “tin đồn” nói rằng “300.000 người da đen ở Quảng Châu đang gây bùng phát dịch lần thứ hai”, từ đó gây ra nhiều lo sợ. Chính quyền Trung Quốc nói rằng tin đồn này là không đúng sự thật.

Tuy nhiên, một số người châu Phi nói với phóng viên của AFP rằng, ở Quảng Châu họ bị cưỡng chế đuổi ra khỏi nhà, bị khách sạn từ chối phải đứng ở ngoài cửa.

“Tôi đã ngủ dưới gầm cầu 4 ngày, không có gì ăn … tôi không mua được đồ ăn ở bất cứ nơi nào, không có cửa hàng hoặc nhà hàng nào bán đồ ăn cho chúng tôi.” Tony Mathias – sinh viên thuộc diện trao đổi đến từ Uganda bị đuổi ra khỏi chung cư hôm thứ Hai cho biết, “Tôi giống như kẻ ăn xin ngoài đường”. 

Mathias nói, cảnh sát không cung cấp cho anh bất cứ thông tin nào liên quan đến xét nghiệm hoặc cách ly, mà nói anh hãy “đi đến thành phố khác”. 

Một doanh nhân người Nigeria nói, từ đầu tuần này anh đã bị đuổi ra khỏi chung cư, “Mỗi khi đến một nơi nào đó, cảnh sát chỉ cần nhìn thấy chúng tôi, thì liền đến bắt, nhưng chúng tôi biết đi đâu đây?”, ông nói.

Những người châu Phi khác nói, mặc dù nhiều người châu Phi gần đây không rời khỏi Trung Quốc, nhưng cũng bị xét nghiệm trên quy mô lớn, bị tùy tiện bắt cách ly tại nhà hoặc tại khách sạn. Không ít người bị buộc phải ngủ ngoài đường phố.

Ông Thiam, đến từ Guinea nói rằng, mặc dù xét nghiệm của ông thể hiện âm tính, và gần 4 năm không rời khỏi Trung Quốc, nhưng hôm thứ Hai, cảnh sát vẫn ra lệnh cho ông phải ở nhà, “Tất cả những người được xét nghiệm đều là người châu Phi. Người Trung Quốc có thể tự do hoạt động, nhưng nếu bạn là người da đen, thì bạn không thể ra ngoài.” ông nói.

Không chỉ có vậy, cư dân mạng Trung Quốc còn làm dấy lên phong trào chửi mắng, nhiều cư dân mạng phát biểu ngôn luận chủ nghĩa chủng tộc, kêu gọi trục xuất tất cả người châu Phi. Hôm thứ Hai tuần trước (ngày 6/4), một loạt tranh châm biếm miêu tả “phân loại rác” người nước ngoài thành các loại rác khác nhau, được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.

“Vì sao chúng tôi chịu sự kỳ thị như thế này? Châu Phi không có người Trung Quốc sao?” Trong một đoạn video được quay vào tối ngày 9/4, một người châu Phi trên đường phố Quảng Châu hỏi công an ĐCSTQ. CNN đưa tin, vấn đề này chỉ trực tiếp vào mối quan hệ cốt lõi giữa Trung Quốc và châu Phi, việc này lẽ nào không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và chính phủ các nước châu Phi? Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của ĐCSTQ đã rót các khoản đầu tư khổng lồ vào các nước châu Phi, có khoảng 1 triệu người Trung Quốc đang sinh sống tại châu Phi, còn tại châu Phi cũng xuất hiện tình cảm chống lại người Hoa.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Bảy tuần trước đã đưa ra cảnh báo, kiến nghị người Mỹ gốc Phi hoặc người có khả năng tiếp xúc với người châu Phi hãy tránh khu vực Quảng Châu.

Các nước châu Phi bị nhục nhã, biểu thị kháng nghị với ĐCSTQ

New York Times đưa tin, các quan chức ngoại giao châu Phi trú tại Bắc Kinh đã hội kiến với quan chức Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, mặc dù các nước châu Phi công khai tán dương sự đầu tư của ĐCSTQ vào châu Phi trong những năm gần đây, nhưng nhiều nước thể hiện rõ rằng không thể khoan nhượng việc ĐCSTQ có sự kỳ thị chủng tộc đối với công dân nước mình.

Đại sứ Cộng hòa Sierra Leone trú tại Bắc Kinh hôm thứ Sáu đã phát biểu tuyên bố rằng, “Biểu thị sự quan ngại mà mạnh mẽ lên án đối với sự bất an và tủi nhục mà công dân chúng tôi gặp phải”. Đồng thời còn nói 14 công dân nước này đã bị cưỡng chế cách ly 14 ngày.

Các quan chức ngoại giao châu Phi nhắc nhở quan chức ĐCSTQ, trong thời gian virus đang lây lan khắp nơi, đặc biệt là thời kỳ đầu, họ đã làm chỗ đứng cho ĐCSTQ. Trong thời gian Trung Quốc bắt đầu phong tỏa, các nước châu Phi có mấy chục thậm chí mấy trăm sinh viên bị kẹt tại Trung Quốc, nhưng các nước châu Phi và quan chức ĐCSTQ cùng nhau lên án “người nước ngoài rút lui”, nhiều nước châu Phi còn công khai khen Bắc Kinh ứng phó thỏa đáng với dịch bệnh.

Ông Femi Gbajabiamila – Chủ tịch Hạ viện Nigeria, còn đăng một đoạn video trên Twitter, nói rằng ông đã triệu kiến Đại sứ ĐCSTQ Châu Bình Kiếm, và gây áp lực của ĐCSTQ trong vấn đề này. Kiểu phê bình ĐCSTQ một cách công công khai này của châu Phi là vô cùng hiếm gặp.

Ông Femi Gbajabiamila nói: “Tôi hầu như không dùng ngôn ngữ ngoại giao (khi nói với ông ấy), bởi vì tôi đang cảm thấy không hài lòng đối với việc đang xảy ra.”

Ông Geoffrey Onyeama – Bộ trưởng Ngoại giao Nigeria cũng nói, ông triệu kiến Đại sứ ĐCSTQ và biểu thị “vô cùng quan tâm”, kêu gọi ĐCSTQ lập tức có phản ứng về việc này.

Bà Shirley Ayorkor Botchway – Bộ trưởng Ngoại giao Ghana, lên án sự đối đãi “phi nhân đạo” và hành vi kỳ thị chủng tộc, đồng thời cũng triệu kiến Đại sứ ĐCSTQ để biểu đạt sự thất vọng, cũng như yêu cầu phía Trung Quốc lập tức có hành động giải quyết vấn đề này.

Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Moussa Faki Mahamat nói, ông đã triệu kiến Đại sứ Trung Quốc trú tại Liên minh châu Phi là ông Lưu Dự Tích để biểu đạt “sự quan tâm cực độ”. 

Bộ Ngoại giao Cộng hòa Kenya cũng nói trong một bản tuyên bố rằng, một số người Quảng Châu, đặc biệt là chủ nhà đã đuổi người châu Phi ra đường, họ kháng nghị kiểu “đối đãi không công bằng này”.

Phát ngôn viên Triệu Lập Kiên phản hồi

trieu lap kien
Phát ngôn viên Triệu Lập Kiên

Phóng viên Reuters đưa tin, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 13/4, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên cho biết, Trung Quốc không kỳ thị người châu Phi đang ở Trung Quốc, Trung Quốc và châu Phi là bạn bè tốt, đối tác tốt, anh em tốt. Tình hữu nghị Trung Quốc – Châu Phi là tài sản quý báu trải qua bao thử thách mưa gió trong hàng thập kỷ qua.

Ông Triệu Lập Kiên nói, trong thời khắc quan trọng Trung Quốc chống dịch, phía Trung Quốc “coi trọng đảm bảo an toàn tính mạng và an toàn sức khỏe của người nước ngoài ở Trung Quốc, đối đãi như nhau đối với tất cả người nước ngoài ở Trung Quốc, phản đối cách làm mang tính khác biệt đối với bất cứ nhóm người cụ thể nào… Chính sách hữu hảo của Trung Quốc đối với châu Phi không có bất cứ thay đổi nào, tình cảm hữu nghị của các nước châu Phi và nhân dân châu Phi đối với Trung Quốc cũng không có bất cứ sự lay động nào.” 

Đối với tình huống người châu Phi bị kỳ thị, ngược đãi và sách nhiễu toàn diện đang được lan truyền, ông Triệu Lập Kiên phủ nhận cáo buộc, cam kết cần tiến hành cải thiện tình hình mà người châu Phi gặp phải; đồng thời ông cũng không quên cáo buộc các nước đưa ra nghi ngờ, là đang cố gắng làm tổn thương mối quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc và châu Phi.

Đối với những ngôn luận của ông Triệu Lập Kiên, cư dân mạng bình luận, “Triệu Lập Kiên còn phủ nhận những nghi ngờ, cáo buộc liên quan, đây chẳng phải là mở mắt mà nói mò sao?”, “Bộ Ngoại giao Trung Quốc rõ ràng đang đẩy trách nhiệm!”, “Dịch lại một chút: Tôi (Triệu Lập Kiên) nói là sai lầm của Mỹ, chính là sai lầm của Mỹ”.

Người da đen bị chính quyền ĐCSTQ kỳ thị, cư dân mạng châm biếm Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus

Khi các nước trên thế giới bắt đầu biểu thị sự bất mãn với cách xử lý của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồng thời khen ngợi biểu hiện của Đài Loan trong phòng chống dịch, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (người có lập trường thân ĐCSTQ) trên trường quốc tế lại chỉ trích người Đài Loan kỳ thị chủng tộc và công kích cá nhân ông, trong khi đó lại không hề nhắc đến việc che giấu dịch bệnh dẫn đến thảm họa.

Về việc này, có cư dân mạng châm biếm ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, “Lượng lớn người da đen bị chính phủ ĐCSTQ cưỡng chế trục xuất khỏi nơi ở và khách sạn, họ chỉ có thể ngồi ven đường. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, anh em da đen của ông bị trục xuất, sao ông không lên tiếng? Giống như ông chỉ trích Đài Loan, hãy mắng chửi ĐCSTQ ấy?”

Còn có người nói, “Bảo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus lên Baidu tìm kiếm từ khóa ‘người da đen ở Quảng Châu’, ông ấy mà đọc hiểu Trung văn thì chắc chắn sẽ sợ chết mất. Thù hận chủng tộc và cảm thông chủng tộc đều không phải là sản vật của lý trí.”

Có người nói, “Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus và ĐCSTQ cấu kết với nhau làm việc xấu, cuối cùng giấy không gói được lửa! Kết cục là các nước trên thế giới nhất định sẽ tính món nợ mạng người này với ĐCSTQ tà ác, WHO và ông Tedros Adhanom Ghebreyesus!”

Còn có người nói, “Rất nhiều người lấy lá bài kỳ thị chủng tộc này ra để biện giải cho ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, dường như Đài Loan công kích ông là vì ông là người da đen, đây hoàn toàn là kiểu biện bạch mà trọng tâm mơ hồ. Xuất phát điểm mà chúng ta công kích ông ấy là ông ấy giúp ĐCSTQ làm việc, dẫn đến đại thảm họa này không được khống chế, hiện tại toàn cầu có nhiều người tử vong như thế này, kinh tế bị ảnh hưởng lớn như thế này.”

“Bản thân ông ấy rất hiểu cách lợi dụng khái niệm kỳ thị chủng tộc, ngụy trang mình thành kẻ yếu, nhưng ở vị trí đó ông ấy lại không làm tròn bổn phận một cách nghiêm trọng, thậm chí cố ý phạm tội, dẫn đến bao nhiêu người chết trên thế giới thế này, kinh tế bị ảnh hưởng lớn, đối với vấn đề né tránh không nói này, bản thân ông ấy còn đứng trước truyền thông kêu khổ!”

“Kỳ thị chủng tộc đúng là một viên gạch tốt, ở đâu cần thì chuyển đến đó, điều người ta giễu cợt là ông ấy cùng một giuộc với ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, chậm trễ tuyên bố viêm phổi là đại dịch toàn cầu, bắt nạt chính trị, gạt bỏ Đài Loan, có mối quan hệ nào với sự đen tối của ông ta mà không đen theo?”

(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

Trí Đạt (t/h)

Xem thêm: