Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước đó đã quyết định không liệt người nhiễm virus corona mới (virus Trung Cộng) mà không có triệu chứng vào danh sách các ca bệnh và nói rằng những người này “không phải là nguồn truyền nhiễm chính”. Tuy nhiên, mới đây có chuyên gia Trung Quốc lại chỉ ra, tỷ lệ truyền nhiễm của người không có triệu chứng và có triệu chứng dường như không khác biệt.

hanh pho Vu han 2
(Ảnh: cắt từ video)

Theo Hãng Thông tấn Trung ương (CNA) Đài Loan, một bài luận văn có tiêu đề “Phân tích đặc trưng dịch tễ của người bị lây nhiễm khi tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 ở Ninh Ba” của Viện Phòng ngừa Bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật thành phố Ninh Ba, được đăng tải trong quyển 41, năm 2020 của Tạp chí Dịch tễ Bệnh truyền nhiễm Trung Hoa.

Trong nghiên cứu này, có tổng cộng 157 ca được báo cáo xác nhận nhiễm bệnh tại địa phương, 30 ca lây nhiễm không có triệu chứng. Những người này có tiếp xúc trực tiếp với tổng cộng 2147 người.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lây nhiễm khi tiếp xúc gần với người xác nhận nhiễm bệnh là 6,3%, còn với người không có triệu chứng là 4,1%. Nghiên cứu cho rằng khác biệt về tỷ lệ lây nhiễm này không có ý nghĩa về thống kê học, tức tỷ lệ lây nhiễm từ hai nhóm người nói trên dường như không khác biệt.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục phân tầng để phân tích và phát hiện, người nhà chủ yếu lây nhiễm qua ở cùng (18,07%) và ăn uống cùng (11,75%), họ hàng lây nhiễm chủ yếu là do tập trung ăn uống (chiếm 4,73%), lây nhiễm do tiếp xúc gần với bạn bè (bao gồm cả hàng xóm) chủ yếu là do nói chuyện bên ngoài (20%), tập trung ăn uống/vui chơi (12,5%) và cùng ngồi trên một phương tiện giao thông (4,55%).

Theo nghiên cứu, trong các nhóm người qua phương thức tiếp xúc gần thì tỷ lệ truyền nhiễm từ bạn bè cao nhất lên đến 22,31%, tiếp đó là thành viên trong gia đình chiếm 18,01%. Nhân viên y tế tiếp xúc gần không xảy ra lây nhiễm. Tuy nhiên, sau khi loại bỏ số ca bệnh liên quan đến những người thuộc loại “siêu truyền nhiễm”, tỷ lệ truyền nhiễm của bạn bè giảm xuống 15,69%, thấp hơn tỷ lệ truyền nhiễm của người nhà (17,54%).

Theo phân loại của WHO, dù là có triệu chứng hay không, chỉ cần xét nghiệm cho kết quả dương tính thì đều tính là ca lây nhiễm. Tuy nhiên, trong phương án phòng và kiểm soát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán mà chính quyền ĐCSTQ công bố đã phân biệt riêng ra một loại gọi là “người lây nhiễm không triệu chứng”, không được liệt vào số ca xác nhận lây nhiễm.

Trước đó, truyền thông của ĐCSTQ là tờ Thời báo Hoàn Cầu cũng đưa tin, tỷ lệ người lây nhiễm không triệu chứng rất thấp, lượng virus mang theo cũng tương đối ít, do đó khả năng truyền nhiễm cũng rất nhỏ. Tờ Nhân dân Nhật báo còn trích dẫn nội dung trả lời phỏng vấn ông Chung Nam Sơn nói rằng theo tình hình đã biết để suy đoán, trong nước Trung Quốc hiện tại không có quá nhiều “người lây nhiễm không triệu chứng”. Ông Chung Nam Sơn còn quả quyết, Trung Quốc sẽ không xuất hiện đỉnh dịch lần thứ hai.

Sau đó, ngày 22/3, Ủy ban Y tế Sức khỏe Vũ Hán công bố thông cáo nói, một cư dân là người lây nhiễm không triệu chứng, do đó “không xác nhận là trường hợp lây nhiễm”.

Hôm sau (23/3), cơ quan này lại công bố một thông cáo nhấn mạnh, “người lây nhiễm không triệu chứng cũng có thể trở thành nguồn truyền nhiễm”, nhưng WHO cho rằng,dựa vào số liệu hiện có, virus corona mới chủ yếu là do người bệnh xuất hiện triệu chứng lan truyền, do đó người lây nhiễm không có triệu chứng có thể không phải là nguồn lây truyền chủ yếu”. 

Tuy nhiên, mới đây, ông Trương Văn Hồng – Chủ nhiệm Khoa bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Hoa Sơn cho biết, virus gây nên dịch bệnh lần này là một trong những loại virus khó ứng phó nhất trong lịch sử, mức độ khó vượt trên cả những gì dự báo, hơn nữa, nguy hiểm lớn nhất của dịch bệnh là ở những người lây nhiễm không triệu chứng, họ có thể gây ra bùng phát lớn trong cộng đồng lần thứ hai.

Ngoài ra, điều đáng chú ý là trong “định nghĩa theo dõi” thuộc “Phương án phòng và kiểm soát lây nhiễm viêm phổi virus corona mới” (phiên bản thứ 3), do Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc công bố hôm 28/1, đã tách và tính riêng người nghi nhiễm, xác nhận lây nhiễm, bệnh nhẹ, và người lây nhiễm không có triệu chứng. Mặc dù sau đó tiếp tục công bố phiên bản thứ 4, nhận định “người lây nhiễm không có triệu chứng cũng có thể trở thành nguồn lây truyền”, tuy nhiên đến phiên bản thứ 6 được công bố ngày 7/3, vẫn tách riêng người nghi nhiễm, xác nhận lây nhiễm, người lây nhiễm không triệu chứng để tính.

Hôm 22/3, tờ Nam Hoa Tảo báo (SCMP) tại Hồng Kông tiết lộ, tỷ lệ người lây nhiễm không triệu chứng trong số toàn bộ những người cho kết quả dương tính với virus corona mới có thể lên đến 30%. Tuy nhiên, bản tin này không nói rõ làm thế nào mà có được văn kiện cơ mật này.

(Ghi chú: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

Trí Đạt

Xem thêm: