Với vai trò là một ông chủ, điều quan trọng đó là làm thế nào để có thể đảm bảo cho nhân viên một môi trường không căng thẳng.

Cho dù tận hưởng những phút giây thoải mái sau một đêm ngon giấc, thì đến sáng sớm hôm sau thức dậy, bạn vẫn phải tất bật cho lịch trình của một ngày mới. Chính vì vậy, từ những người chủ doanh nghiệp cho đến nhân viên của họ đều không thể tránh khỏi tình trạng bị căng thẳng trong công việc. Cho dù đó là công việc bạn hết sức yêu thích, thì sự căng thẳng hoàn toàn có thể khiến cho bạn khó có thể giải quyết được nhiều việc cùng một lúc. Vậy thì, điều quan trọng là chủ doanh nghiệp cần phải đảm bảo sao cho nhân viên của họ không bị rơi vào tình trạng mệt mỏi đến cạn kiệt sinh lực. Họ không chỉ đóng vai trò là sếp, mà còn phải là người bạn giúp nhân viên có thể thẳng thắn tìm đến để giãi bày về sự quá tải trong công việc.

Tờ Doanh nhân Ấn Độ (Entrepreneur India) đã trò chuyện với nhiều nhà sáng lập doanh nghiệp và cùng trao đổi với họ về những phương thức giúp giảm căng thẳng cho nhân viên.

Gợi lại mục tiêu của họ

Khi một nhân viên đã cống hiến và gắn bó với một doanh nghiệp suốt thời gian dài, đôi khi họ sẽ cảm thấy lạc lõng và hết mục tiêu để cố gắng. Prashant Bhonsle, Giám đốc điều hành của tổ chức Cho vay Nhà ở và Giáo dục InCred, giải thích rằng điều này là do thiếu sự rõ ràng giữa mục đích của doanh nghiệp và mục tiêu sống của nhân viên, chúng không đồng điệu với nhau. “Việc tương tác và trao đổi liên tục xoay quanh mục tiêu của doanh nghiệp và tác động của nó sẽ giúp mọi người thấy được bức tranh lớn hơn, từ đó sẽ cảm thấy tràn đầy sinh lực”, Bhonsle nói.

successful 2668386 960 720 image
(Ảnh: Pixabay)

Gaurav Golwalkar, người đồng sáng lập BuyTestSeries, tin tưởng vào nguyên lý 80/20, tức là 80% kết quả công việc đến từ 20% nỗ lực. Cần phải nhìn đến hết quá trình của công việc cho đến khi nó hoàn tất. Từ đó, “Cần phải phân chia các nhiệm vụ dựa trên sự ưu tiên”. Theo ông, người sáng lập cần phải đưa ra kế hoạch công việc tốt hơn. Thời điểm khởi động một dự án nào đó, khối lượng công việc thường hết sức khổng lồ và bạn sẽ luôn thấy thiếu thời gian. Tuy nhiên, cũng có lúc ngược lại. Vì vậy, “Bạn cần lập kế hoạch cho cả những thời điểm mà khối lượng công việc ít hay nhiều để đảm bảo sự cân bằng tối đa”, Golwalkar nói.

Khiến nhân viên cảm thấy rằng họ là một phần của sự thành công

Bhonsle nói thêm, một lý do phổ biến khiến nhiều nhân viên bị căng thẳng là bởi họ nghĩ rằng họ đang làm việc rất cần mẫn nhưng lại không có đóng góp gì vào kết quả chính của doanh nghiệp của mình. Trong khi đó, cũng có rất nhiều lần nhân viên cảm thấy rằng dù họ đang đóng góp cho sự thành công của công ty, nhưng lại không được ban lãnh đạo ghi nhận. Anusha Kurupathi Parambil, người đồng sáng lập, Paymatrix, tin rằng tất cả nhân viên nên là một phần của lễ kỷ niệm cho sự thành công của công ty. “Hàng tháng chúng tôi đều có bữa ăn trưa nhóm, và đó là thời điểm chúng tôi kỷ niệm những thành quả của các nhân viên và đó cũng chính là thành quả của công ty”, bà nói thêm. Họ cũng cần có một ngày “tuyệt vời” riêng cho mình, cho dù quá nửa thời gian chỉ đơn giản là để giải trí hay chơi game.

Một số biểu hiện thể hiện sự nghiêm túc của người Đức
(Ảnh: Shutterstock.com)

Phát triển kỹ năng cho nhân viên của bạn

Đối với nhân viên, một phần quan trọng trong công việc họ là có một đồ thị học tập liên tục. Họ cần phải liên tục học hỏi tại nơi làm việc để phát triển bản thân mình. Anusha nhấn mạnh rằng tại Paymatrix, việc phát triển kỹ năng được đầu tư rất nhiều thời gian để các nhân viên học được điều gì đó mới mẻ tại nơi làm việc. “Chủ đề cho các buổi học cũng được chính các nhân viên quyết định”, ông nói.

Golwalkar cũng rất tin tưởng vào sự tư vấn của các nhân viên. Qua đó, ông tin rằng những người sáng lập cũng đang xây dựng năng lực cho công ty của chính mình.

Giúp họ gắn bó với văn hóa công ty

Mặc dù công việc tuyệt vời đến nhường nào và các khoản bồi thường có lớn đến đâu đi nữa, thì rất nhiều công ty vẫn phải đối mặt với sự hao hụt nhân lực, giảm sút năng suất lao động vì sự bất đồng giữa văn hóa của nhân viên và các giá trị cốt lõi của tổ chức. “Lãnh đạo sẽ không chỉ nói mà còn phải trực tiếp hành động để chứng minh những giá trị cốt lõi của tổ chức thông qua cách hành xử hàng ngày của mình, điều đó sẽ tạo ra được văn hóa doanh nghiệp, cho những con người có cùng chí hướng cảm thấy như ở nhà”, Bhonsle nói.

Khuyến khích cân bằng cuộc sống và công việc

Điều quan trọng khi ở vị thế của người sáng lập, bạn nên khuyến khích nhân viên có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Golwalkar tin rằng điều quan trọng là người lao động phải có được ngày nghỉ để họ có thời gian nghỉ ngơi sau những giờ làm việc.

Nước Giải Khát, Brewed, Bình Tĩnh, Cappuccino, Cà Phê
(Ảnh: Pixabay)

Chetna Gogia, Giám đốc Nhân sự tại PayU Ấn Độ cho biết, giảm căng thẳng là một khía cạnh quan trọng trong công việc và họ khuyến khích nhân viên của mình hãy nghỉ giải lao đều đặn. Họ cũng thực hiện giờ làm việc linh hoạt và áp dụng những chính sách gia đình trong công việc. “Văn hóa làm việc thân thiện của chúng tôi cho phép nhân viên nghỉ ngơi và thư giãn với nhiều hoạt động vui chơi khác nhau tại nơi làm việc như mát-xa, tập thể thao và sinh hoạt nhóm ở bên ngoài”, bà nói.

Theo Entrepreneur
Bảo Ngọc

Xem thêm: