Thời trang GAP đóng hàng loạt cửa hàng tại Trung Quốc
- Lý Tịnh
- •
GAP, nhà bán lẻ thời trang lớn nhất của Mỹ, đang đóng cửa các cửa hàng trên quy mô lớn tại nhiều thành phố ở Trung Quốc. Dưới sự phòng chống và kiểm soát dịch bệnh cực đoan của chính quyền Trung Quốc, nhiều thương hiệu thời trang khổng lồ quốc tế đã rút khỏi thị trường này.
Gần đây, trên Xiaohongshu và các nền tảng xã hội liên quan khác, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã đăng thông tin về việc các cửa hàng GAP đóng cửa và thanh lý kho, chẳng hạn như “giá bằng giá bắp cải, nhanh lên”, “giảm giá 50% toàn bộ các cửa hàng”, v.v.
Theo trang Chinanews đưa tin hôm 14/8, tại tầng 3 của Link Plaza, số 1, phố Đan Lăng, quận Hải Điến, thành phố Bắc Kinh, cửa hàng GAP tại đây đang tiến hành hoạt động rút kệ hàng và thanh lý kho lần cuối. “Ngày 27/8 là ngày làm việc cuối cùng”, nhân viên cửa hàng cho biết.
Ngoài ra, cửa hàng GAP của Bách hóa Thiên Hồng Bắc Kinh (Beijing Rainbow Department Store) cũng sẽ chính thức đóng cửa vào ngày 15/8. Đồng thời, các cửa hàng GAP ở những nơi khác như Thượng Hải, Nam Kinh cũng đang rút kệ và dọn kho.
Theo Jiemian News, kể từ năm 2022, GAP đang đóng cửa các cửa hàng trên quy mô lớn tại nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Theo thống kê chưa đầy đủ, các thành phố có cửa hàng đóng cửa cửa bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Trường Sa, Thanh Đảo, Trùng Khánh, Nam Ninh, Nam Kinh, Phật Sơn, Hàng Châu, Nam Xương, Côn Minh và Trung Sơn.
Thương hiệu thời trang nhanh Old Navy thuộc Tập đoàn GAP có mặt tại Trung Quốc được 6 năm đã tuyên bố rút khỏi Trung Quốc.
Vào năm 2021, Bloomberg trích dẫn các nguồn tin cho biết, GAP đang xem xét các lựa chọn tiềm năng, bao gồm cả việc bán mảng kinh doanh tại Trung Quốc của mình, để điều chỉnh hoạt động của mình tại Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, số lượng cửa hàng GAP ngoại tuyến đã bị thu hẹp đáng kể. Riêng tại khu vực Bắc Kinh, trong năm 2020, GAP đã đóng cửa một số cửa hàng như tại APM, Joy City và Indigo. Trong đó, APM là cửa hàng đầu đầu tiên được GAP mở tại Trung Quốc vào năm 2010.
Được thành lập tại Mỹ vào năm 1969, GAP là một trong những nhà bán lẻ quần áo lớn nhất tại Mỹ cùng với ZARA và H&M, và là một trong những thương hiệu thời trang nhanh đầu tiên thâm nhập thị trường Trung Quốc.
Ngoài GAP, nhiều thương hiệu thời trang quốc tế khổng lồ cũng đang đóng cửa các cửa hàng ngoại tuyến ở Trung Quốc.
Chỉ trong tháng trước, 3 thương hiệu Bershka, Pull & Bear và Stradivarius thuộc Tập đoàn Inditex, công ty mẹ của thương hiệu thời trang nhanh Tây Ban Nha ZARA, đã đưa ra thông báo đóng cửa các cửa hàng thương mại điện tử hàng đầu tương ứng của họ. Thông báo nói rằng từ ngày 31/7/2022, ba các thương hiệu sẽ bị đóng cửa. Cửa hàng hàng đầu chính thức trên Tmall sẽ ngừng bán hàng loạt sản phẩm của thương hiệu và đường dây nóng dịch vụ khách hàng trực tuyến và dịch vụ khách hàng của thương hiệu sẽ được duy trì đến ngày 31/8.
Không chỉ các thương hiệu chị em của ZARA đóng cửa hàng, mà các đại gia thương hiệu thời trang nhanh như H&M và Uniqlo cũng tăng trưởng chậm tại thị trường Trung Quốc và lần lượt đóng cửa các cửa hàng. Ngoài ra, các thương hiệu thời trang nhanh như Superdry, Old Navy, C&A đã liên tiếp rút khỏi thị trường Trung Quốc.
Công ty mẹ của ‘gã khổng lồ’ thời trang nhanh Uniqlo đã tiết lộ trong báo cáo tạm thời cho năm tài chính 2022 rằng doanh thu bán hàng của Uniqlo tại thị trường Trung Quốc giảm, 133 cửa hàng ở Trung Quốc Đại Lục tạm thời đóng cửa.
Vào tháng Năm năm nay, Bestseller, nhà bán lẻ thời trang Đan Mạch đầu tiên thâm nhập thị trường thời trang Trung Quốc, đã thông báo rằng họ sẽ đóng cửa tất cả các cửa hàng bán lẻ ngoại tuyến của SELECTED tại Trung Quốc trước ngày 31/7 năm nay. SELECTED có 1.300 cửa hàng tại Trung Quốc.
Về lý do khiến các ‘gã khổng lồ’ thời trang quốc tế giảm số lượng cửa hàng tại Trung Quốc, một số người trong ngành cho rằng dịch bệnh liên tục bùng phát ở nhiều nơi và việc chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống chống dịch cực đoan là một trong những nguyên nhân.
Ngoài ra, hãng thời trang Thụy Điển H&M cũng đã đóng cửa 60 cửa hàng tại Trung Quốc. Sự cố bông Tân Cương năm 2021 là bước ngoặt dẫn đến sự sa sút của H&M tại thị trường Trung Quốc. H&M đã bị ĐCSTQ đàn áp vì tuyên bố không sử dụng bông Tân Cương.
Từ khóa Old Navy Thị trường Trung Quốc H&M GAP Zara Uniqlo