Một lần nữa Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu áp mức thuế tối thiểu 15%–20% đối với toàn bộ hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và tuyên bố từ tháng Tám sẽ tăng thuế 30% với hàng hóa EU và Mexico.

r shutterstock 2558909475
(Ảnh minh hoạ: FOTOGRIN / Shutterstock)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết EU sẽ đáp trả. Thủ tướng Đức Friedrich Merz thừa nhận châu Âu trước đây đã dựa dẫm vào Mỹ và sẵn sàng tăng chi tiêu quốc phòng. Anh và Đức đã ký hiệp ước quốc phòng lịch sử, tăng cường hợp tác đối phó các thách thức an ninh quốc tế.

TT. Trump tiếp tục áp thuế cứng rắn với EU

Gần đây, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tăng mức độ nghiêm trọng và đưa ra những yêu cầu cứng rắn trong các cuộc đàm phán thương mại với Liên minh châu Âu (EU).

Theo truyền thông Anh ngày 18/7 dẫn nguồn tin, ông Trump yêu cầu áp mức thuế tối thiểu 15%–20% với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, cao hơn nhiều so với mức thuế hiện hành. Đề xuất giảm thuế ô tô mới nhất của EU không làm ông nhượng bộ, ông Trump vẫn duy trì thuế 25% với ô tô EU.

Đồng thời ông cảnh báo nếu Mexico và EU trả đũa, mức thuế mới của họ cũng sẽ “tăng lên tương ứng”.

Trong thư, Tổng thống Mỹ nhận xét: “Mexico đã giúp tôi kiểm soát biên giới, nhưng những gì họ đã làm vẫn là chưa đủ”. Với EU, ông đề xuất: “Để thu hẹp thâm hụt thương mại đang rất lớn, EU sẽ phải mở cửa thị trường hoàn toàn cho Mỹ, không áp thuế nhập khẩu”.

Ông cũng cho biết cả Mexico và EU vẫn còn nhiều vấn đề khác ngoài thuế, từ rào cản phi thuế quan đến các chính sách bất lợi cho doanh nghiệp Mỹ.

Mexico và EU đều là các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Năm 2024, tổng kim ngạch thương mại giữa Mỹ và EU vào khoảng 1.680 tỷ euro (1.980 tỷ USD). EU ghi nhận thặng dư 198 tỷ euro về hàng hóa, nhưng lại thâm hụt khoảng 148 tỷ euro trong dịch vụ. Điều này đồng nghĩa khối này thặng dư thương mại khoảng 50 tỷ euro so với Mỹ.

Tổng thống Mỹ thường xuyên phàn nàn cán cân thương mại giữa Washington và Brussels là không công bằng. Ông cho rằng EU chỉ đang lợi dụng Mỹ, đồng thời đánh giá khối này khó đàm phán.

Ngoài ra, Mỹ ngày 12/7 đã công bố thư thuế quan mới, từ 1/8 áp thuế 30% với hàng nhập từ EU và Mexico, khiến châu Âu phản ứng mạnh mẽ. Tổng thống Pháp Macron tuyên bố EU phải sẵn sàng đáp trả.

Ngày 14/7, Ủy ban châu Âu đã trình danh sách đáp trả, cân nhắc áp thuế trả đũa trị giá 72 tỷ euro (khoảng 84 tỷ USD) lên hàng Mỹ, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thương mại song phương.

Trên thực tế, đây không phải là động thái thuế quan duy nhất gần đây của chính quyền Trump. Ngày 12/7, Mỹ tiếp tục ban hành thư thuế quan, thông báo kể từ ngày 1/8 sẽ áp thuế nhập khẩu lên đến 30% đối với hàng hóa từ EU và Mexico, khiến châu Âu phản ứng dữ dội.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngay lập tức tuyên bố EU phải chuẩn bị biện pháp đáp trả. Ngày 14/7, Ủy ban châu Âu đã đệ trình danh sách ứng phó cho các quốc gia thành viên, dự kiến áp thuế trả đũa đối với hàng hóa Mỹ trị giá 72 tỷ euro (khoảng 84 tỷ USD), báo hiệu một cuộc chiến thương mại song phương sắp bùng nổ.

Thủ tướng Đức Merz: Trước đây Châu Âu dựa dẫm vào Mỹ, sẵn sàng tăng chi tiêu quốc phòng

Về quan hệ Mỹ–Âu, gần đây Thủ tướng Đức Friedrich Merz trả lời phỏng vấn Đài BBC, thẳng thắn thừa nhận trước đây châu Âu luôn dựa dẫm vào Mỹ, và công nhận lâu nay Mỹ đã đóng góp lớn cho an ninh châu Âu, đồng thời nhấn mạnh rằng châu Âu cần phải làm nhiều hơn, đặc biệt là trong chi tiêu quốc phòng.

Ông Merz cho biết Chây Âu biết mình cần làm nhiều hơn. Trước đây Châu Âu luôn là những người đi nhờ xe” (free-riders).

Ông Merz cho biết ông Trump yêu cầu châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng là hợp lý, các nước châu Âu đang điều chỉnh chính sách. Ông tiết lộ gần như hàng tuần ông đều điện đàm với Tổng thống Trump để phối hợp về chiến tranh Ukraine và các tranh chấp thương mại Mỹ–EU.

Ông Merz khẳng định Tổng thống Trump đồng quan điểm với EU, EU đang nỗ lực kết thúc cuộc chiến này.

Anh–Đức ký hiệp ước quốc phòng, củng cố hợp tác an ninh

Trong bối cảnh tình hình địa chính trị tiếp tục bất ổn, hợp tác giữa các nước châu Âu cũng đang được cải thiện. Ngày 17/7, tại London, ông Merz và Thủ tướng Anh Keir Starmer tổ chức họp báo chung và ký “hiệp ước hữu nghị và hợp tác quốc phòng” lịch sử.

Theo thỏa thuận, hai bên cam kết thường xuyên tổ chức tham vấn cấp bộ trưởng về chính sách đối ngoại và an ninh, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau nếu bị tấn công vũ trang.

Anh và Đức cũng tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng, nâng cao khả năng tương thích, hoán đổi và tích hợp quân sự, củng cố hệ thống an ninh châu Âu.

Ông Trump thúc đẩy hàng rào thuế quan, châu Âu tăng tốc tự chủ an ninh

Từ khi lên nắm quyền, ông Trump luôn dùng thuế quan làm đòn bẩy nhằm gây sức ép với EU, yêu cầu nhượng bộ về thương mại và an ninh. Thuế nhập khẩu cao không chỉ nhằm lợi ích kinh tế mà còn phản ánh chính sách “Nước Mỹ trên hết”, giảm gánh nặng an ninh toàn cầu và cân bằng thâm hụt thương mại.

Trong khi đó, dưới áp lực của Mỹ, châu Âu cũng đang chủ động tăng cường nền tảng quân sự và công nghiệp. Hiệp ước quốc phòng Anh–Đức cho thấy, châu Âu đang đẩy nhanh điều chỉnh chiến lược an ninh khi rủi ro địa chính trị gia tăng và sự phụ thuộc vào Mỹ giảm dần.

Dự kiến căng thẳng Mỹ–EU về thương mại, công nghệ và an ninh sẽ tiếp tục leo thang, tác động lớn đến kinh tế toàn cầu và cục diện quốc tế.

Bình Minh (t/h)