CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 19/3)
- Bảo Minh
- •
Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, Việt Nam và thế giới.
(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Trung Quốc Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố.
Xem thêm:
- Trung Quốc nỗ lực biến hình thành “nhà lãnh đạo toàn cầu” trong dịch corona
- Dịch COVID-19 và cái giá của việc đánh đổi tự do
- Bác sĩ ghép thận Vũ Hán tử vong do Covid-19 nghi từng mổ cướp nội tạng
Thế giới
- Thế giới 24h qua có thêm 7 quốc gia lần đầu tiên công bố có ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dịch lên 174 + 1 du thuyền Diamond Princess. Như vậy đã có khoảng 86% số quốc gia trên thế giới có người nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
- Thế giới 24h qua cũng có thêm hơn 20.500 ca nhiễm mới (so với hôm qua là 15.700 và hôm kia là 12.700) và ít nhất 965 ca tử vong mới (so với hôm qua là 803 và hôm kia là 621) – tiếp tục là con số kỷ lục kể từ đầu dịch.
- Toàn thế giới đã có hơn 218.000 ca nhiễm và gần 9.000 ca tử vong.
- Nhóm các nước có trên 10.000 ca nhiễm: Đức là quốc gia mới nhất thuộc nhóm này, ngoài ra có 4 nước khác là Trung Quốc, Ý, Iran, và Tây Ban Nha. Với tốc độ tăng hiện tại, hai nước khác là Mỹ và Pháp dự kiến sẽ có trên 10.000 ca nhiễm trong ngày mai.
- Nhóm các nước có trên 1.000 ca nhiễm (trừ nhóm trên): 11 nước gồm Hàn Quốc, Pháp, Mỹ, Thuỵ Sĩ, Anh, Hà Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Bỉ, Áo, Đan Mạch.
- Ý: Số ca nhiễm mới trong 1 ngày của Ý lập kỷ lục mới với 4.207 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 35.713 ca nhiễm. Ý cũng có thêm tới 475 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong lên 2.978. Hiện số ca tử vong của Ý chỉ còn kém chút so với số ca tử vong ở Trung Quốc do chính quyền công bố. Tỷ lệ tử vong 8.3% của Ý cao nhất thế giới. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã cảnh báo nước này đang bước vào “những tuần nguy hiểm nhất” trong cuộc chiến với đại dịch, đồng thời kêu gọi cả châu Âu phối hợp ứng phó.
- Tây Ban Nha tiếp tục có thêm một ngày tăng kỷ lục các ca nhiễm mới với gần 3.000 ca, nâng tổng số ca nhiễm lên 14.769. Nước này cũng thêm tới 105 ca tử vong, tổng số 638 ca.
- Đức mặc dù cũng có số ca nhiễm mới tăng mạnh với gần 3.000 ca tương tự như Tây Ban Nha, nhưng số ca tử vong chỉ tăng thêm 2 so với ngày trước đó, nâng tổng số ca tử vong lên 28. Tỷ lệ tử vong ở Đức hiện ở mức 0,2%.
- Bỉ và Đức đều đang áp dụng những chính sách cứng rắn nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Hôm 18/3, Bỉ đã đóng cửa tất cả cửa hiệu, nhà hàng và cơ sở kinh doanh trừ siêu thị, hiệu thuốc và ngân hàng. Người lao động tại Bỉ được yêu cầu làm việc tại nhà. Các biện pháp phong tỏa tương tự cũng được chính quyền Đức áp dụng từ ngày 18/3.
- Pháp có hơn 1.400 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 9.134. Số ca tử vong tại Pháp hiện cao thứ 3 châu Âu chỉ sau Ý và Tây Ban Nha. Pháp đã phong tỏa đất nước, người dân ra khỏi nhà phải mang theo giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi của mình, trong đó một số lý do người dân được phép rời khỏi nhà gồm mua thức ăn, làm việc hoặc khám bệnh. Hơn 100.000 cảnh sát đã được Pháp triển khai nhằm bảo đảm thực thi các biện pháp phong tỏa. Người bị bắt vì vi phạm lệnh phong tỏa có thể bị phạt tới 200 USD.
- Tổng thống Bồ Đào Nha hôm 18/3 tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán khi số ca nhiễm tại nước này tăng mạnh với 194 ca mới, nâng tổng số lên 642 ca.
- Hà Lan: trái ngược với các biện pháp cứng rắn của nhiều nước châu Âu, Hà Lan quyết định sẽ đối phó với dịch theo chiến lược “miễn dịch cộng đồng” trong thời gian chờ vắc xin. Thủ tướng Hà Lan cho biết nếu dùng biện pháp ngăn chặn hoàn toàn, Hà Lan sẽ buộc phải đóng cửa trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn, và cùng với đó là vô số hậu quả. Thủ tướng Hà Lan cho rằng dịch COVID-19 có thể xuất hiện trở lại ngay lập tức nếu các biện pháp bị gỡ bỏ.
- Anh: mặc dù số ca nhiễm mới tăng thêm 676 ca so với ngày trước đó, một con số có phần ít hơn các nước khác đang cùng đà tăng, thì nhiều người cho rằng đây chỉ là phần nổi của tảng băng, do Anh chỉ xét nghiệm những ca nặng được chuyển vào bệnh viện. Hôm 18/3 (giờ Anh), Thủ tướng Boris Johnson đã công bố thêm các biện pháp mới, gồm việc nâng mức xét nghiệm lên khoảng 25.000/ngày, cũng như dự kiến cho việc đóng cửa trường học.
- Iran tiếp tục chuỗi ngày tang tóc với 1.192 ca nhiễm mới và 147 ca tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 17.361 và số ca tử vong lên 1.135, đứng thứ 2 châu Á và thứ 3 thế giới.
- Indonesia có thêm 55 ca nhiễm mới và 12 ca tử vong mới, con số tăng kỷ lục kể từ đầu dịch, nâng tổng số ca nhiễm lên 227 và tổng số ca tử vong lên 19. Đáng lưu ý, hơn 8.700 người hành hương Hồi giáo từ nhiều nước châu Á vẫn tập trung tại nhà thờ ở thành phố Gowa, tỉnh Nam Sulawesi của Indonesia hôm 18/3 để thực hiện thánh lễ.
- Malaysia hiện vẫn là tâm dịch của khu vực Đông Nam Á, các ca nhiễm mới tăng mạnh. Trong 24h qua, nước này ghi nhận thêm 117 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 790. Sự gia tăng số lượng ca nhiễm phần nhiều xuất phát từ một thánh lễ của người Hồi giáo tổ chức tại một nhà thờ ở ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia diễn ra từ 27/2 đến 1/3 với hơn 16.000 tham dự. Đã có hơn 500 ca nhiễm được xác định từ sự kiện này, trong đó có công dân nhiều quốc gia lân cận, gồm cả Việt Nam. Hiện hàng nghìn người dự lễ vẫn đang chờ làm xét nghiệm.
- Sau khi thành công bước đầu trong việc khống chế dịch, hiện Singapore, Hồng Kông và Đài Loan phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 2, với các ca bệnh nhập khẩu từ nước ngoài. Trong ngày 18/3, các ca nhiễm mới tăng mạnh tại 3 nước này, đều là lần tăng cao nhất kể từ khi có dịch. Kể từ ngày 19/3, bất cứ ai đến Hồng Kông sẽ phải cách ly bắt buộc 14 ngày. Quy định này sẽ kéo dài trong 3 tháng và người vi phạm sẽ bị phạt 25.000 HKD (4.600 USD) cộng thêm việc ngồi tù 6 tháng.
- Mỹ có thêm gần 3.000 ca nhiễm mới và 41 ca tử vong mới – tiếp tục con số kỷ lục từ đầu dịch. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/3 đã kích hoạt Luật Sản xuất Quốc phòng để tăng tốc sản xuất các thiết bị cần thiết cho cuộc chiến chống dịch. Luật này được đưa ra từ thời Chiến tranh Triều Tiên những năm 1950.
- Một Hạ nghị sĩ đảng Cộng hoà từ bang Florida đã trở thành thành viên đầu tiên của Quốc hội Mỹ được xác nhận nhiễm virus Vũ Hán
- Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ xác nhận hai người gốc Việt đã tử vong tại bang Washington do virus Vũ Hán. Cả hai đều là người cao tuổi sống trong nhà dưỡng lão.
- Mỹ và Canada đã đồng ý đóng cửa biên giới với nhau để phòng dịch lây lan. Như vậy, Canada đã đóng cửa hoàn toàn với thế giới trong nỗ lực kiểm soát bệnh dịch.
- Mike Ryan, người đứng đầu các chương trình khẩn cấp về y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã lên án việc sử dụng từ ngữ để kỳ thị một dân tộc vì dịch virus corona, ám chỉ việc Tổng thống Trump dùng từ “virus Trung Quốc”. “Tôi chắc chắn rằng bất cứ ai cũng sẽ phải hối hận khi ám chỉ một dân tộc với virus”, ông Ryan nói. Trong khi đó, Tổng thống Trump vẫn liên tục sử dụng từ “virus Trung Quốc” trong một loạt tweet mới gần đây cũng như các bài phát biểu của mình.
- Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Đại học California, Los Angeles và Princeton phát hiện virus corona chủng mới có thể tồn tại ngoài môi trường trong thời gian dài, với đồ nhựa và thép không gỉ có thể lên đến 2-3 ngày; với đồ giấy carton có thể tồn tại trong 24h.
Xem thêm:
- 34 năm sau thảm họa Chernobyl, lịch sử lặp lại trong Đại dịch COVID-19
- Tại sao Mỹ không tin các số liệu về dịch corona của Trung Quốc?
- Dịch corona: ĐCSTQ tiếp tục “bịt miệng” những tiếng nói bất đồng chính kiến
Việt Nam
- Trong ngày 18/3, Việt Nam công bố 10 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán mới, nâng tổng số ca nhiễm đến nay ở Việt Nam là 76 ca, trong đó có 16 ca đã bình phục và xuất viện, 1 ca (BN18) đã 4 lần âm tính và chuẩn bị được xuất viện; 4 ca khác đã âm tính lần 1.
- Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM tạm dừng phỏng vấn visa từ ngày 19/3. Mọi cuộc hẹn phỏng vấn từ ngày 19/3 trở về sau đều bị hủy.
- Trong những ngày tới, TP Hà Nội có thể tổ chức cách ly hơn 10.000 người, là các du học sinh, lao động từ nước ngoài về nước. Thành phố đang chuẩn bị 1.500 – 2.000 chỗ để cách ly cho các bệnh nhân F1. Toàn bộ khách qua sân bay quốc tế Nội Bài bắt buộc phải xét nghiệm virus.
- Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo: từ nay đến 31/3, người dân nên ở nhà, tránh đi ra ngoài và sinh hoạt đông người. Đồng thời, đề nghị người dân bình tĩnh, thực hiện tất cả các biện pháp mà Bộ Y tế đã hướng dẫn; hạn chế tối đa sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
(tiếp tục cập nhật)
Bảo Minh (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa virus corona viêm phổi Vũ Hán cập nhật virus corona COVID-19