Tôm có nhiều giá trị dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tim mạch
- Thanh Xuân
- •
Tôm là loại thực phẩm rất quen thuộc với chúng ta, trong thịt tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng bổ sung protein, bảo vệ huyết quản và phòng ngừa bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, v.v.
Giá trị dinh dưỡng cao
Tôm không chỉ có vị tươi ngon, mà giá trị dinh dưỡng cũng rất cao, có tác dụng tốt cho việc bảo vệ tim mạch. Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, cacbohydrat, axit glutamic, đường, các loại vitamin, niacin, các loại muối vô cơ như sắt, caxi, phốt pho, trong đó hàm lượng axit glutamic là cao nhất.
Astaxanthin trong tôm là một trong những chất chống ô xi hóa tự nhiên mạnh nhất
Trong tôm có chứa astaxanthin, đây là một trong những chất chống ô xi hóa tự nhiên mạnh nhất.
Astaxanthin giúp nâng cao khả năng miễn dịch, phòng chống bệnh mạn tính về tim mạch, tiểu đường, u bướu.
Phòng chống các bệnh về tim mạch
Trong tôm chứa nhiều magie, có tác dụng điều tiết quan trọng đối với tim, có tác dụng bảo vệ rất tốt đối với hệ tim mạch, phòng chống cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh mạch vành tim, nhồi máu cơ tim. Đồng thời astaxanthin là một loại beta-carotene duy nhất có thể đi qua hàng rào máu não, giúp bảo vệ nơron thần kinh và làm chậm quá trình thoái hóa các tế bào não.
Vỏ tôm chứa nhiều astaxanthin nhất, nhưng thường bị bỏ đi. Nếu cảm thấy vỏ tôm khó ăn, có thể xay nhỏ, cũng có thể bóc ra để nấu canh, nước canh cũng sẽ có vị rất ngon.
Nhiều nghiên cứu cho thấy: Astaxanthin có tác dụng xóa bỏ gốc tự do gấp 6000 lần so với vitamin C, gấp 800 lần so với coenzyme Q10, gấp 3100 lần so với nattokinase, gấp 700 lần so với anthocyanidins.
Tôm thích hợp cho các độ tuổi và phụ nữ mang thai
Đông y cho rằng, tẩm bổ bằng ăn uống là phương thức tẩm bổ an toàn không thể thay thế được. Tôm là thực phẩm rất phổ biến, có thể nói là từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, phụ nữ mang thai đều thích hợp sử dụng để tẩm bổ.
Tôm còn có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, bổ thận, chống lão hóa; có tác dụng cải thiện triệu chứng suy nhược thận, sợ lạnh, người mệt mỏi, lưng và đầu gối đau mỏi. Tôm còn có tác dụng giúp thông sữa, đồng thời chứa nhiều phốt pho, canxi, có tác dụng rất tốt đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Cách ăn tôm
So với cá, thịt gia súc, tôm chứa ít chất béo, giúp giảm cholesterol, còn chứa nhiều khoáng chất kali, iot, magie, phốt pho và vitamin A.
Thịt tôm mềm, dễ tiêu hóa, là thực phẩm rất tốt đối với người hư nhược cơ thể và sau khi bị ốm dậy cần điều dưỡng.
1. Tôm luộc
Phương pháp ăn tôm tốt nhất chính là luộc, bởi vì trong thịt tôm có rất nhiều chất dinh dưỡng tương đối yếu, không chịu được nhiệt độ cao. Luộc tôm còn nguyên vỏ đến khi vỏ tôm đổi màu là được.
2. Canh vỏ tôm
Astaxanthin có nhiều trong vỏ tôm. nhưng vỏ tôm lại rất khó ăn và không dễ tiêu hóa. Sau khi luộc qua tôm, bóc vỏ thì bạn đừng vội bỏ đi. Để ráo nước, cho thêm dầu ăn vào xao qua, sau đó cho thêm nước, cho thêm đậu phụ và rau xanh vào cùng nấu, vậy là bạn đã có một món canh vỏ tôm.
Mỗi tuần ăn ít nhất một lần tôm luộc hoặc canh vỏ tôm, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn có thể bảo vệ huyết quản và tim, phòng chống ung thư.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa phòng ngừa bệnh tim mạch dinh dưỡng thực phẩm tốt cho tim mạch Bệnh tim mạch vành Tôm Ăn tôm