Khác biệt giữa TQ và Mỹ trong phong tỏa và khôi phục công việc
- Chu Thảo
- •
Dịch viêm phổi do virus Trung Cộng (virus corona mới) vẫn đang lây lan nhanh chóng trên toàn cầu, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng đầu tiên trên thế giới trong thế kỷ 21. Tại Trung Quốc, sau bước “phong tỏa thành phố” nghiêm ngặt, hiện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã yêu cầu các nơi phải tiếp tục công việc. Tương tự tại Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã ký một dự luật viện trợ kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, qua đó hy vọng các hoạt động sản xuất kinh doanh sớm trở lại bình thường. Tuy nhiên có gì khác biệt giữa “phong tỏa thành phố” và khôi phục công việc giữa Trung Quốc và Mỹ?
Về vấn đề nêu trên, phóng viên của Vision Times (tiếng Trung) đã phỏng vấn nhà bình luận kinh tế – chính trị Mỹ William F. Mei và nhà bình luận chính trị Mỹ Zhao Pei (Triệu Phi), là hai chuyên gia truyền thông người Hoa sống tại Mỹ.
Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ trong “phong tỏa thành phố”
Ông Triệu Phi cho rằng biện pháp phong tỏa thành phố của Trung Quốc khác với của Mỹ. Ví dụ, trường hợp Vũ Hán không phải là phong tỏa thành phố mà là bao vây thành phố. Đó là vây dịch bệnh trong thành phố Vũ Hán (vẫn có thể lây nhiễm trong Vũ Hán), trong khi ĐCSTQ không cung cấp trợ cấp sinh hoạt cơ bản cho người dân. Còn thời gian dịch bệnh ở Mỹ, chẳng hạn các hãng xe hơi như Ford và General Motors phải dừng công việc, nhưng trong thời gian khử trùng 14 ngày và nhân viên công ty phải tự cách ly tại nhà, họ được Chính phủ Mỹ trợ cấp. Đây là khác biệt cơ bản.
Theo ông Triệu Phi, nếu ban đầu trong bối cảnh dịch bệnh mới bùng phát, ĐCSTQ không che giấu tình hình dịch bệnh mà thực hiện phong tỏa thành phố thì khi đó không cần thiết phải phong tỏa toàn bộ thành phố Vũ Hán, mà chỉ cần phong tỏa vài khu nhỏ là ổn. Do ĐCSTQ che giấu tình hình nên dẫn đến việc khi thực hiện phong tỏa Vũ Hán lại biến thành thế trận vây ráp thành phố. Phải chăng ĐCSTQ đã bất chấp sinh mạng của người dân Vũ Hán?
Bởi vì phong tỏa thành phố tức là để cho người dân ở trong nhà dưới điều kiện đảm bảo nhu cầu thiết yếu, cần thiết, còn trong tình hình không cần thiết vẫn cho phép người dân cứ 10 hoặc 14 ngày có thể ra ngoài một lần, mục đích chỉ là để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus từ người bị nhiễm hoặc người bị nhiễm không có triệu chứng, nhằm bảo vệ người không bị nhiễm. Ông Trump cũng đã có một số chính sách để đảm bảo cung cấp đủ sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo các loại trang thiết bị hoạt động bình thường. Ông Trump cũng lệnh cho tàu y tế Hải quân Mỹ USNS Comfort có 1.000 giường bệnh vào New York để giảm bớt căng thẳng cho hệ thống y tế New York.
Vấn đề phục hồi làm việc giữa Trung Quốc và Mỹ
Liên quan đến vấn đề phục hồi công việc, ông William F. Mei cho rằng với sự phát triển của công nghệ truyền thông toàn cầu, hiện nay có rất nhiều công việc có thể thực hiện được tại nhà, đó là công việc từ xa. Các công ty lớn như Facebook đã làm việc tại nhà.
Ông William F. Mei nói: “Ngừng làm việc sẽ có tác động rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Chính phủ Trung Quốc luôn lên tiếng rằng việc phong tỏa thành phố và tạm ngừng công việc cũng không tác động nhiều đến nền kinh tế, thậm chí nói rằng nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng; nhưng nhìn vấn đề từ trường hợp Mỹ cũng như nhiều nước khác cho thấy tác động của việc này là rất lớn. Vấn đề gọi là khôi phục công việc trên thực tế là vấn đề không tồn tại ở Mỹ, bởi vì nước Mỹ chưa đình hoãn hoàn toàn công việc, nghĩa là mọi người vẫn làm việc tại nhà, thực tế nhiều công ty vẫn hoạt động bình thường, chẳng qua họ phải tăng cường nhiều biện pháp bảo vệ. Ở Mỹ không có nhiều nhà máy với hàng chục ngàn người như ở Trung Quốc, còn các tòa nhà văn phòng lớn với hàng ngàn người thường nằm tại các trung tâm đô thị như New York, nhưng nếu cư dân nơi đó làm việc tại nhà thì mối nguy hiểm đã được loại bỏ. Do đó, vấn đề khôi phục hoạt động công việc ở Mỹ không giống ở Trung Quốc, không vi phạm nhân quyền.”
Ông Triệu Phi cho rằng chính quyền Bắc Kinh gặp phải vấn đề rất khó khăn trong chuyện khôi phục hoạt động công việc, đó là những người nhiễm virus đã được ra viện nhưng khi kiểm tra virus lại cho kết quả dương tính, ngoài ra là vấn đề những bệnh nhân bị nhiễm virus không triệu chứng.
Ông Triệu Phi cho biết: “Vấn đề lớn nhất trong việc nối lại công việc của ĐCSTQ là gì? Ví dụ, công nhân Foxconn ở Hà Nam và Thâm Quyến chủ yếu là người di cư từ tỉnh khác đến, họ không có hộ khẩu tại địa phương mà họ làm việc. Bây giờ họ lại bắt đầu lang thang đến các nơi trên khắp Trung Quốc. Hay ví dụ người dân nông thôn ở một số khu vực tại Hồ Bắc không nằm trong vùng phong tỏa của thành phố, họ có thể lái xe đến Quảng Châu để tiếp tục công việc, trường hợp nguy hiểm lây lan virus này phải làm thế nào? Vì mức độ lưu động rất lớn nên mức nguy hiểm trong vấn đề khôi phục công việc cao hơn nhiều so với Mỹ.”
Theo ông Triệu Phi, Tổng thống Mỹ Trump đã dùng “Luật sản xuất quốc phòng”, một luật đặc biệt cần thiết cho quốc phòng, bây giờ Chính phủ liên bang sử dụng để yêu cầu các công ty Mỹ sản xuất các nguyên liệu cần thiết nhất. Chính phủ của xã hội loài người luôn thiếu sót, chủ yếu phụ thuộc vào điểm xuất phát trong quyết định của Chính phủ. “Chính phủ do người dân lựa chọn xây dựng ra để phục vụ người dân, phải chú ý đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp, vì những điều này liên quan đến nhu cầu thiết thân của người dân. Đây là điểm xuất phát trong chính sách của Chính phủ Mỹ, và đây cũng là điểm xuất phát của chính quyền Trump.”
“Trong khi với ĐCSTQ, điều quan trọng nhất là làm thế nào để duy trì vai trò cai trị. Nếu không thể ngăn chặn được virus, hoặc thậm chí để giữ ổn định trật tự, họ có thể ngăn chặn truyền bá thông tin chân thực! Việc khôi phục lại hoạt động công việc cũng dựa trên nền tảng này, tuy nhiên lấy công nhân từ đâu để khôi phục lại hoạt động công việc? Khắp cả nước không thể chỉ dành cho người có hộ khẩu Thượng Hải, cần có người đến từ Vũ Hán, từ Ôn Châu (Chiết Giang), đúng không? Đó là nguy cơ gây lây nhiễm chéo trên toàn quốc, đây là vấn đề rất nguy hiểm.”
Chu Thảo (theo Vision Times tiếng Trung)
VIDEO CHIA SẺ CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT SỐNG TẠI CALIFORNIA 35 NĂM:
Người Việt ở quận Cam Cali sinh hoạt thế nào trong dịch viêm phổi corona?
Mời quý độc giả nghe chia sẻ của anh Nguyễn Minh Luân, cư dân tại quận Cam, California để hiểu thêm về đời sống của người Việt tại đây trong dịch viêm phổi corona…
Posted by Trí thức Việt Nam on Thursday, March 26, 2020
Xem thêm:
Từ khóa virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV phong tỏa thành phố COVID-19 SARS-CoV-2 Donald Trump virus Trung Cộng ĐCSTQ Viêm phổi Trung Cộng người Mỹ Nối lại công việc Chính phủ Mỹ Dòng sự kiện