“Phong trào Giấy trắng” và “Phong trào Tóc trắng” xảy ra gần đây ở Trung Quốc đã thể hiện một đặc điểm, đó là các yêu cầu chính trị cũng xuất hiện trong khi theo đuổi lợi ích. Nếu Chính phủ không đáp ứng yêu cầu của người dân, xu hướng này có thể tiếp tục gia tăng, cuối cùng có thể phát triển thành những cuộc biểu tình chính trị rộng lớn hơn.

ssstwitter.com 1669713075900.mp4.00 00 12 18
Biểu tình ở Bắc Kinh. (Ảnh chụp màn hình video)

Ở Trung Quốc sau năm 1989, những cuộc đấu tranh đòi các yêu sách chính trị đã chấm dứt và thay vào đó là Phong trào Bảo vệ Quyền.

Yêu cầu của phong trào trước là xây dựng lại các giá trị xã hội và thể chế chính trị, dựa trên tiền đề dân chủ và pháp quyền. Trong khi phong trào sau chỉ nêu ra các yêu cầu liên quan đến lợi ích trước mắt, không trực tiếp liên quan đến vấn đề thể chế. Họ đang đấu tranh cho quyền lợi của chính mình trong khuôn khổ pháp luật.

Tuy nhiên, “Phong trào Giấy trắng” và “Phong trào Tóc trắng” xảy ra gần đây ở Trung Quốc đã thể hiện một đặc điểm, đó là các yêu cầu chính trị cũng xuất hiện trong khi theo đuổi lợi ích.

wuhanfeiyan 2023 02 15 2 1676499
Sau sự kiện nhiều người dân Vũ Hán biểu tình ngày 8/2 để phản đối cải cách bảo hiểm y tế, ngày 15/2, Vũ Hán tiếp tục bùng nổ biểu tình lớn. Đồng thời Đại Liên và An Sơn (tỉnh Liêu Ninh) cũng nổ ra biểu tình lớn. (Ảnh chụp màn hình).

Trong 2 cuộc vận động, đám đông biểu tình khác nhau về độ tuổi và yêu cầu, nhưng họ lại đồng thanh hát bài “Quốc tế ca”. Ca từ của bài hát này vốn là bài hát chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thể hiện nội hàm chính trị rõ ràng, mang đậm màu sắc phản kháng.

Việc hát bài hát này cho thấy phong trào phản kháng của Trung Quốc đã vượt qua khuôn khổ của phong trào bảo vệ quyền lợi trong quá khứ, và chống áp bức và nhu cầu chính trị như tự do đã xuất hiện.

Hơn nữa, bất kể là “Phong trào Giấy trắng” hay “Phong trào Tóc trắng”, một số người đã hô vang các khẩu hiệu “Đảng cộng sản hạ đài” “đả đảo chính quyền phản động”. Tuy còn là một con số rất ít, nhưng với sự xuất hiện của những khẩu hiệu này, “Quốc tế ca” đã trở thành một nét tiêu chuẩn của cuộc đấu tranh.

p3251411a469049232
Vào sáng sớm ngày 27/11/2022, có tin một số lượng lớn người dân ở Thượng Hải đã xuống đường và hô vang “Đảng cộng sản, hãy hạ đài!”. (Ảnh chụp màn hình video)

Tất cả những điều này cho thấy rằng phong trào phản kháng ở Trung Quốc đã phát triển. Nói cách khác, nó đã bắt đầu quay trở lại hướng của các phong trào xã hội lấy nhu cầu chính trị làm trung tâm trong những năm 1980. “Sự tiến hóa thụt lùi” này đáng chú ý hơn vì nó được thể hiện 2 lần trên quy mô lớn trong vòng 3 tháng.

“Sự tiến hóa thụt lùi” này có nghĩa là xét về bản chất của phong trào phản kháng, thì quá trình tiến hóa từ đòi quyền lợi sang đòi quyền lợi chính trị đã bắt đầu. Mặc dù vẫn chưa có một lời kêu gọi chính trị hoàn chỉnh, nhưng những yêu cầu về lợi ích đã bắt đầu trộn lẫn với những lời kêu gọi chính trị. Theo tôi, đây là một xu hướng rất đáng chú ý.

Với sự suy giảm không thể cứu vãn của nền kinh tế, không khó để tưởng tượng rằng sẽ xuất hiện những vấn đề trong tương lai, như nạn thất nghiệp, nợ lương của công chức do nợ địa phương, v.v. sẽ dẫn đến các phong trào phản kháng tương tự.

Từ Bành Lập Phát căng biểu ngữ trên cầu Tứ Thông, Bắc Kinh, cho đến nữ sinh viên Đại học Thanh Hoa giơ cao tờ giấy trắng, sự xuất hiện của một thiểu số chủ chốt đã hạ thấp đáng kể ngưỡng của những phong trào phản kháng diễn ra. Lòng dũng cảm sẽ dần lan tỏa nhờ hiệu ứng biểu tình.

giang bieu ngũ tren cau Tu Thong
Biểu ngữ phản đối ông Tập Cận Bình trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh trước Đại hội 20 ĐCSTQ. (Ảnh cắt từ video)

Một ngày nào đó, người ta sẽ nhận ra rằng không thể thỏa mãn mọi nhu cầu về lợi ích, nếu không coi nhu cầu chính trị là một điều kiện tiên quyết. Khi đó, sự tiến hóa của những cuộc phản kháng xã hội sẽ tiến thêm một bước, đạt đến giai đoạn lấy yêu cầu chính trị làm cốt lõi.

Nói cách khác, nếu Chính phủ không đáp ứng yêu cầu của người dân, xu hướng này có thể tiếp tục gia tăng, cuối cùng có thể phát triển thành những cuộc biểu tình chính trị rộng lớn hơn. Đó rất có thể sẽ là phong trào dân chủ năm 1989 lần thứ hai.

Đương nhiên, đối với tình thế phát triển cũng không nên quá lạc quan, suy cho cùng cũng chỉ là một xu thế, điều kiện về mọi phương diện đều cần được tiếp tục hoàn thiện.

Theo tôi, chỉ khi một quốc gia đồng thời xảy ra 3 cuộc khủng hoảng thì nền tảng cai trị của đất nước đó mới thực sự bị lung lay. Đó là khủng hoảng chính trị (đấu tranh quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ), khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng quản trị (suy giảm năng lực cai trị đất nước).

Đánh giá từ tình hình hiện tại ở Trung Quốc, các điều kiện cho cuộc khủng hoảng kinh tế đã chín muồi. Cuộc khủng hoảng quản trị đã bắt đầu xuất hiện, và sẽ ngày càng sâu sắc hơn khi các công chức cùng nhau “nằm ngửa” buông xuôi.

Điều đang thiếu hiện giờ là một cuộc khủng hoảng chính trị. Hơn nữa, một cuộc khủng hoảng chính trị như vậy đã tồn tại, có thể thấy từ việc ông Tập Cận Bình cảm thấy khủng hoảng về quyền lực của bản thân, chỉ là nó chưa bùng phát và tạo thành một hiệu ứng nhất định.

Đồng thời, chúng ta cũng phải thấy rằng 3 cuộc khủng hoảng này phải và sẽ bổ sung cho nhau. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng quản trị và khủng hoảng quản trị dẫn đến khủng hoảng chính trị.

Tôi nghĩ đó là một quá trình và Trung Quốc hiện đang ở giữa. Vì vậy, dẫu không có cơ sở để lạc quan, thì cũng không có lý do gì để bi quan, vì quá trình này đã tiến thêm một bước.

Vương Đan
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được Up Media ủy quyền đăng trên Vision Times, xem thêm link bài viết gốc 原文链接)